Thời La Mã, kiến trúc lớn nhất trong thành là sân lớn dùng để đấu giác, cuộc meeting lớn nhất là hội thi giác đấu, phương thức chính để hoàng đế và quý tộc khoe khoang tài sản và quyền uy cũng là bộ môn này.
Đấu trường. |
Giác đấu du nhập từ Italaria. Năm 264 TCN, tại quảng trường La Mã, anh em Brutus (Marcus Junius) tổ chức ba cuộc thi giác đấu của ba cặp đấu sĩ tại tang lễ của cha mình. Đó là cuộc biểu diễn giác đấu La Mã lần đầu tiên. Sau này, quy mô cuộc thi do cá nhân tổ chức ngày càng lớn, phương thức cũng không ngừng được đổi mới.
Năm 216 TCN, La Mã có 22 cặp đấu sĩ. Năm 186 TCN, thú hoang dã được đưa từ châu Phi đến. Năm 65 TCN, Caesar cử hành tang lễ cho phụ thân, sử dụng 320 cặp đấu sĩ và phạm nhân, buộc họ phải đấu với thú hoang. Các cuộc giác đấu được tổ chức khi Augustus tại vị, có 5.000 cặp đấu sĩ thi đấu với nhau tại tám đấu trường khác nhau. Năm 52, hoàng đến Claudius chia 19.000 đấu sĩ thành 2 hạm đội, triển khai chiến đấu trên mặt hồ gần La Mã. Năm 80, sân thi đấu hình tròn lớn có sức chứa 87.000 người tiến hành lễ khánh thành, các đấu sĩ thi đấu liên tục 100 ngày, trong đó có một ngày, 3.000 người thi đấu với nhau, ngày khác, có 9.000 con thú hoang bị giết. Trong những năm điên cuồng, thị dân La Mã cũng trở nên hết sức tàn nhẫn, họ thích xem cảnh chảy máu. Khi thấy cảnh từng đợt đấu sĩ máu nhuộm đỏ cát vàng, thân xác bị mãnh thú xé thành từng mảnh, họ không những không thấy chán ghét oán hận, mà ngược lại, vỗ tay và tung hô.
Một xã hội, từ hoàng đế đến thị dân thấp kém đều vui như điên cuồng, thích xem cảnh đổ máu, vậy thì rốt cuộc, nguyên nhân của phong trào giác đấu La Mã là gì?
Liệu đó có phải là quan niệm mê tín của người La Mã, tin rằng linh hồn của người chết được chuộc tội bằng máu người. Hay vì La Mã bắt được quá nhiều tù binh, nên phải sử dụng phương pháp này để xử lý? Không đủ lý do, bởi một số đế quốc quân sự lớn cũng có lúc bắt được nhiều tù binh và đế quốc La Mã thời kỳ đầu thịnh hành giác đấu được gọi là “thời kỳ hoà bình”.
Cũng có người cho rằng, nguyên nhân căn bản của phong trào giác đấu là do chế độ nô lệ tạo thành. Chế độ nô lệ không đối xử với con người như con người, mà mặc sức dày vò và tàn sát nô lệ, tù binh chiến tranh, phạm nhân. Cũng có thuyết cho rằng, phong trào phát triển đơn giản theo truyền thống, người La Mã thích máu nên yêu cầu càng nhiều máu càng tốt, họ muốn chứng kiến những cuộc thi đẫm máu.
(Theo Truyền thuyết thần thoại)
Nguồn: Vnexpress.net