Với những khách du lịch thích thưởng thức cocktail hay bia như trải nghiệm không thể thiếu trong chuyến đi, lệnh cấm bán đồ uống có cồn ở xứ chùa Vàng khiến họ ngần ngại đặt vé.
Tất cả kỷ niệm về những kỳ nghỉ hạnh phúc của tôi đều liên quan đến rượu.
Từ ly cava nồng ấm khi bước chân vào khách sạn đến ly bia cuối cùng trước khi lên chuyến bay trở về thực tại, đồ uống có cồn là thành phần quan trọng của mỗi chuyến đi.
Tôi không phải là người nghiện rượu. Tôi tuân thủ quy tắc chỉ uống vào cuối tuần và khi tham gia tiệc tùng. Tôi cũng ủng hộ “tháng 10 tỉnh táo” và “tháng 1 khô hạn” – các chiến dịch y tế công cộng kêu gọi mọi người kiêng rượu trong vòng một tháng.
Tuy nhiên, vào kỳ nghỉ, liều lượng đồ uống có cồn vừa phải mang đến sự kết hợp không thể nhầm lẫn giữa cảm giác thư giãn và ham chơi. Đó đơn giản chỉ là nâng cao trải nghiệm.
Với Emma Beaumont, các chuyến đi chơi sẽ bớt vui khi không có rượu, bia. Ảnh: Alamy. |
Không thể thiếu
Khi nhớ lại những kỳ nghỉ và lướt qua các tấm hình kỷ niệm, tôi luôn nhấm nháp đồ uống.
Và khi đi du lịch đến nơi nào đó xa xôi, một ly cocktail hay chai bia địa phương có thể giúp giảm thiểu cú sốc văn hóa và cho phép mọi người hòa mình vào môi trường xung quanh.
Với tôi, không có điểm đến nào có thể so sánh được với Thái Lan – nơi tôi đã quay lại nhiều lần.
Dù đó là “xô” rượu whisky pha với nước tăng lực đốt cháy cổ họng khi thư giãn trên bãi biển hay ly cocktail gimlet lúc tận hưởng quang cảnh sông Chao Phraya của Bangkok, việc uống rượu đã trở thành trọng tâm trong những trải nghiệm của tôi ở đất nước này.
Nhiều lần khám phá ẩm thực đường phố của tôi cũng luôn đi kèm với bình bia Chang lạnh buốt.
Dù chuẩn bị mở cửa trở lại để đón du khách đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt, Thái Lan vẫn đang quay cuồng vì sự tàn phá của đại dịch lên ngành du lịch. Ảnh: Thomas De Cian/AFP. |
Giờ đây, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha thông báo từ ngày 1/11, khách du lịch đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 từ 10 quốc gia có nguy cơ thấp bao gồm Singapore, Trung Quốc, Anh, Đức và Mỹ có thể nhập cảnh mà không cần cách ly.
Trước đó, du khách chỉ có thể nhập cảnh vào đất nước này thông qua chương trình “hộp cát” phức tạp, bao gồm 7 ngày cách ly bắt buộc ở Phuket và nhiều lần xét nghiệm Covid-19.
Cân nhắc
Với hầu hết quốc gia khác trong khu vực châu Á vẫn kiên quyết đóng cửa, việc Thái Lan mở cửa trở lại là lý do để ăn mừng.
Tuy nhiên, trước khi khui champagne, hãy đọc kỹ quy định.
Thái Lan đang đối phó với sự gia tăng đáng kể số ca mắc Covid-19 và vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong đó là quy định là cấm rượu trong các quán bar và nhà hàng trên toàn quốc, được áp dụng cho đến ít nhất là đầu tháng 12.
Điều này có nghĩa đi du lịch trong tháng tới chẳng khác nào tiến vào “vùng đất khô hạn”.
Niều du khách như Emma Beaumont cân nhắc việc đi du lịch đến Thái Lan vào tháng tới vì lệnh cấm rượu. Ảnh: Reuters. |
Tôi có thể chấp nhận các quy tắc đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và xét nghiệm thường xuyên, nhưng không thể thiếu rượu.
Vẫn chưa rõ liệu khách du lịch có thể uống rượu trong khách sạn hay không, nhưng tôi không thể xem đây là giải pháp tốt.
Dù không hiểu đồ uống có cồn liên quan thế nào đến sự lây lan của virus SARS-CoV-2, tôi hiểu rất rõ sự nguy hiểm của rượu.
Tuy nhiên, đối với những người có thể uống trong tầm kiểm soát, đó là một trong những thú vui của cuộc sống, có thể kết nối mọi người với nhau.
Hôm qua, một người bạn của tôi vừa trì hoãn kỳ nghỉ tháng tới ở Thái Lan sang tháng 2 do lệnh cấm uống rượu. Cô ấy có chút xấu hổ khi thừa nhận một chuyến đi tỉnh táo không đáng để diễn ra. Điều này có lẽ phản ánh mối quan hệ phức tạp của chúng tôi với rượu ở đất nước này.
Tuy nhiên, khi các quy định phòng, chống Covid-19 được nới lỏng, tôi sẽ lên chuyến bay đầu tiên, rất có thể tận hưởng cảm giác lộn xộn giữa hành trình.
Nguồn: News.zing.vn