Theo Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Việt Nam cách ly F0 tại nhà thận trọng hơn một bậc so với nhiều nước để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cộng đồng.
Việt Nam bắt đầu triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà trong bối cảnh đang có hơn 28.000 bệnh nhân còn điều trị, gây quá tải cho hệ thống y tế. Đặc biệt tại TP.HCM, nơi đang điều trị hơn 19.000 bệnh nhân.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế, 3 trường hợp F0 được cách ly tại nhà.
Thứ nhất, nhân viên y tế nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng được cách ly ngay tại nhà khi có kết quả dương tính.
Thứ hai, các trường hợp bệnh nhân Covid-19 đang điều trị nhưng không có triệu chứng lâm sàng, có 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) hoặc có tải lượng virus thấp (CT>=30). Những trường hợp này sẽ được xuất viện vào ngày thứ 10 và về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà thêm 14 ngày.
Thứ ba, các trường hợp dương tính mới phát hiện tại cộng đồng, không có triệu chứng được đưa vào cơ sở y tế theo dõi, sau 24 giờ xét nghiệm lần 2, nếu tải lượng virus thấp hoặc kết quả rRT-PCR âm tính thì được cho về cách ly tại nhà.
Các F0 điều trị tại nhà cần đảm bảo nhiều quy định nghiêm ngặt. Ảnh minh họa: Duy Hiệu. |
Vì sao cần theo dõi bệnh nhân trong 10 ngày đầu tại viện?
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, đánh giá cách làm này của Việt Nam thận trọng hơn các nước một bậc để tránh rủi ro cho bệnh nhân và đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Theo chuyên gia này, hiện nhiều nước áp dụng cách ly F0 tại nhà ngay từ đầu, chỉ nhập viện khi có biểu hiện nặng. Thậm chí với bệnh nhân điều trị tại viện, một số quốc gia cho phép sau 15 ngày điều trị, nếu không có triệu chứng sẽ được ra viện mà không cần xét nghiệm.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế yêu cầu đưa bệnh nhân vào viện để theo dõi trong 10 ngày. Bởi hầu hết bệnh nhân nếu có triệu chứng sẽ xuất hiện trong 5-8 ngày đầu tiên. Các trường hợp xuất hiện diễn biến nặng cũng trong khoảng thời gian này. Qua 10 ngày, bệnh nhân sẽ chuyển sang thể nhẹ, không có nguy cơ nặng lên nhiều.
Thực hiện cách ly F0 theo chiến lược mới của Việt Nam sẽ giảm tải cho hệ thống tiếp nhận, điều trị, tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân khi được sinh hoạt tại nhà.
Theo bác sĩ Hà, trước đây, do số lượng bệnh nhân ít, tất cả đều được chuyển vào viện, điều trị trung bình 2-3 tuần, thậm chí có ca kéo dài vài tháng. Hiện nay, tình hình đã thay đổi nên chiến lược điều trị cần điều chỉnh theo.
Là người thường xuyên hội chẩn các bệnh nhân nặng và cùng xây dựng phác đồ điều trị Covid-19 tại Việt Nam, bác sĩ Hà nhấn mạnh các bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng khi vào viện cũng chỉ được theo dõi, không điều trị hay cho sử dụng thuốc đặc biệt nào. Như vậy, thay vì nằm viện, bệnh nhân được nghỉ ngơi tại nhà sẽ thoải mái hơn nhiều.
“Trong bối cảnh đông bệnh nhân như hiện nay cần giải phóng nhanh giường bệnh, người không cần chăm sóc vẫn nằm viện sẽ ảnh hưởng nhiều bệnh nhân khác”, bác sĩ Hà nói.
Cách kiểm tra sức khỏe khi cách ly tại nhà
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, khi cách ly tại nhà, bệnh nhân cần theo dõi sát diễn biến sức khỏe.
Cụ thể, người bệnh cần thực hiện đo thân nhiệt nhiều lần trong ngày. Khi có dấu hiệu sốt tăng, ho khan, tức ngực, biểu hiện hô hấp, tự đếm thấy nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút (người bình thường từ 16-18 lần/phút), bệnh nhân cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, hàng ngày, bệnh nhân cần vệ sinh đường thở bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường, uống nhiều nước chia nhiều lần, có thể bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp, ăn uống đủ chất…
Khi cách ly tại nhà, điều quan trọng nhất là phải thực hiện tốt các biện pháp tránh lây nhiễm cho người xung quanh như phải có phòng riêng, khép kín, thông gió và tuyệt đối không tiếp xúc gần người thân.
Theo bác sĩ Hà, phòng cách ly F0 tại nhà riêng ở tầng cao là lựa chọn tối ưu nhất, mở cửa thông thoáng. Người bệnh cần ăn uống, sinh hoạt riêng. Nếu có điều kiện, gia đình có thể sơ tán bớt người trong nhà, chỉ để một người ở lại chăm sóc, cử người đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 là tốt nhất.
Dịch Covid-19
Ai không nên tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer?
Sức khỏe
Sức khỏe
Vaccine của Pfizer/BioNTech được đánh giá có hiệu quả ngay cả với phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên, hai nhóm người không nên tiêm vaccine này.
F0 ở TP.HCM được cách ly tại nhà cần làm gì?
Sức khỏe
Sức khỏe
Theo TS Nguyễn Hồng Vũ, những bệnh nhân này phải đảm bảo giảm lây nhiễm cho người xung quanh, tự chăm sóc để hồi phục, biết các triệu chứng khi cần cấp cứu.
Đà Nẵng lại dừng tắm biển, dịch vụ cắt tóc từ 12h ngày 15/7
Xã hội
Xã hội
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, TP Đà Nẵng quyết định tạm dừng tắm biển, hoạt động thể thao trong nhà và ngoài trời, dịch vụ cắt tóc kể từ 12h ngày 15/7.
3 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM và Long An tử vong
Sức khỏe
Sức khỏe
Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cho hay họ đều có bệnh lý nền nặng.
Đồng Nai cần sẵn sàng đối phó tình huống dịch xấu nhất
Sức khỏe
Sức khỏe
So với những tỉnh lân cận, Đồng Nai ghi nhận số ca mắc Covid-19 thấp hơn nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ rất cao do có số lượng công nhân lớn, các khu nhà trọ phức tạp.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn