Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 lớn nhất lịch sử

0
69

Chiến dịch được triển khai với mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng vaccine Covid-19 trong năm nay.

Sáng 10/7, Bộ Y tế chủ trì lễ phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử Việt Nam. Chiến dịch sẽ được triển khai từ tháng 7 tới tháng 4/2022, tại cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện của tất cả tuyến (các điểm tiêm chủng cố định và lưu động).

Bộ Y tế sẽ thúc đẩy việc cung ứng vaccine đúng tiến độ

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết để chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 thành công, Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo chiến dịch mong nhận được sự hưởng ứng tích cực và hợp tác nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả của các chính quyền các cấp và toàn thể người dân Việt Nam.

Chiến dịch huy động hệ thống chính trị tham gia, huy động tối đa lực lượng bao gồm cơ sở trong và ngoài ngành y tế, công an, quân đội…

Ông Long cũng thông tin trong tháng 7, hơn 9 triệu liều vaccine được chuyển cho Việt Nam, đúng vào thời điểm dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam. Tất cả vaccine được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và đưa về Việt Nam đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh, trong công tác tiêm chủng, Việt Nam luôn quán triệt đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm chủng “tiêm đến đâu an toàn đến đó”.

chien dich tiem vaccine Covid-19 lon nhat lich su anh 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính huy động tất cả nguồn lực y tế tham gia chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất lịch sử. Ảnh: T.N.

Ông Long kêu gọi toàn thể người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện phòng chống dịch, xác định việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng, đất nước. Ngành y tế và các lực lượng sẽ nỗ lực hết mình, phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm để quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và triển khai thành công chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19.

Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các quốc gia, các tổ chức, đối tác nước ngoài để thúc đẩy việc thực hiện cam kết cung ứng vaccine cho Việt Nam theo đúng tiến độ.

Đồng thời, cơ quan này sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vaccine đang được nghiên cứu, thử nghiệm tại Việt Nam sớm đưa vào sản xuất, phê duyệt phục vụ nhu cầu tiêm chủng trong nước; đồng thời đẩy nhanh việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, từng bước xây dựng an ninh vaccine cho Việt Nam.

Để có thể tiếp cận được nguồn vaccine trong bối cảnh khan hiếm trên quy mô toàn cầu, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã rất nỗ lực, cố gắng đưa vaccine về Việt Nam. Với hàng trăm cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán, Việt Nam đã có được 105 triệu liều vaccine trong năm 2021, hướng tới đạt 150 triệu liều để tạo miễn dịch cộng đồng trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Cũng trong buổi lễ, Việt Nam tiếp nhận 2 triệu liều vaccine Covid-19 Moderna theo theo cơ chế Covax Facility và 126 ôtô chuyên dụng (63 xe vận chuyển vaccine, 63 xe tiêm chủng lưu động). Bộ Y tế cho biết sẽ chuyển khẩn cấp 1 triệu liều vào TP.HCM để phòng chống dịch.

chien dich tiem vaccine Covid-19 lon nhat lich su anh 2

Hơn 2 triệu liều vaccine Moderna theo chương trình COVAX do Mỹ viện trợ đã về Việt Nam trong sáng 10/7. Ảnh: T.N.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Christopher Klein, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ, cho biết: “Lô vaccine này là một phần cam kết của Mỹ trong nỗ lực chống dịch Covid-19 trên toàn cầu”. Ông khẳng định sẽ có thêm nhiều vaccine Covid-19 hơn nữa đến Việt Nam trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, do mức độ khan hiếm của vaccine toàn cầu, nên dù đã có những hợp đồng mua từ tháng 11/2020, có những cam kết thoả thuận từ tháng 9/2020 nhưng đến nay chúng ta mới có vaccine.

“Tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9/2021. Tuy nhiên, sau tháng 9, lượng vaccine về Việt Nam sẽ nhiều, vì thế chúng ta đặt ra là tăng độ bao phủ với người dân” – Bộ trưởng cho hay.

“Không bỏ phí bất cứ một liều vaccine nào”

Người đứng đầu Bộ Y tế nhấn mạnh chiến dịch tiêm chủng lần này có nhiều điểm khác biệt so với các chiến dịch trước đó.

Đầu tiên, việc thiết lập hệ thống bảo quản, vận chuyển vaccine được tổ chức dưới sự điều hành của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng. Vaccine được đảm bảo chất lượng và vận chuyển nhanh nhất từ các kho trung tâm tại các quân khu tới thẳng các điểm tiêm.

Thứ hai, thiết lập hệ thống giám sát chất lượng thông qua giám sát toàn bộ quy trình bảo quản, vận chuyển tổ chức tiêm và quản lý điều hành trực tuyến toàn bộ quá trình tiêm chủng.

Thứ 3, chiến dịch huy động tổng lực các lực lượng với hàng chục nghìn cơ sở y tế, hàng vạn cán bộ y tế và các lực lượng khác trong cả nước từ trung ương và địa phương, gồm cả lực lượng dân y và quân y, cả công lập và tư nhân.

Thứ 4, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng với việc đưa vào sử dụng Sổ sức khỏe điện tử để quản lý quá trình tiêm chủng của từng người dân và cấp hộ chiếu vaccine trong tương lai.

chien dich tiem vaccine Covid-19 lon nhat lich su anh 3

Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử huy động tối đa lực lượng bao gồm cơ sở trong và ngoài ngành y tế, công an, quân đội… Ảnh: T.N.

Bộ trưởng Y tế khẳng định các bộ, ban, ngành quyết tâm, nỗ lực để thực hiện hiệu quả, thành công chiến dịch tiêm chủng với phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, “không bỏ phí bất cứ một liều vaccine nào” và “không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19 của Việt Nam”.

Theo Bộ trưởng Y tế, Việt Nam phấn đấu đặt mục tiêu cuối năm 2021, hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, đồng nghĩa với việc khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vaccine Covid-19 đủ 2 liều.

Bộ Y tế đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng vaccine Covid-19 trong năm 2021. Hết quý I/2022, trên 70% dân số được tiêm vaccine.

Nhóm được tiêm là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vaccine, theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra, 16 nhóm người và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm chủng.

Chiến dịch sử dụng đồng thời các loại vaccine đủ điều kiện từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau để tăng độ bao phủ; đảm bảo tiêm hết số lượng vaccine trước khi hết hạn để tránh lãng phí.

Dịch Covid-19

TP.HCM ghi nhan gan 11.000 nguoi mac Covid-19 trong dot dich thu 4 hinh anh

TP.HCM ghi nhận gần 11.000 người mắc Covid-19 trong đợt dịch thứ 4

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Trong 24 giờ qua, số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM tăng kỷ lục với gần 1.400 người. Hiện tại, địa phương này có số lượng bệnh nhân cao nhất cả nước.

Bo Y te chuyen khan mot trieu lieu vaccine Moderna den TP.HCM hinh anh

Bộ Y tế chuyển khẩn một triệu liều vaccine Moderna đến TP.HCM

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Thông tin vừa được Bộ Y tế cập nhật vào sáng 10/7 khi chuyến bay chở lô vaccine Moderna đầu tiên vừa đến sân bay Nội Bài (Hà Nội).

TP.HCM tra ket qua xet nghiem nCoV qua he thong khai bao y te dien tu hinh anh

TP.HCM trả kết quả xét nghiệm nCoV qua hệ thống khai báo y tế điện tử

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Từ 10/7, các bệnh viện, trung tâm y tế tại TP.HCM sẽ trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân có nhu cầu qua hệ thống khai báo y tế điện tử.

16 nhom duoc uu tien trong dot tiem vaccine Covid-19 lon nhat lich su hinh anh

16 nhóm được ưu tiên trong đợt tiêm vaccine Covid-19 lớn nhất lịch sử

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Theo quyết định của Bộ Y tế, toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng đều được tiêm vaccine Covid-19.

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn