Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, nếu có khoản vay vốn của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ xây dựng trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất vaccine Covid-19.
Ngày 29/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc trực tiếp với bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) và bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Tại buổi làm việc, ông Long mong muốn Ngân hàng Thế giới tiếp tục quan tâm, hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt trong phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Bộ trưởng Y tế đề xuất Ngân hàng Thế giới có những dự án viện trợ không hoàn lại, nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến dịch tiêm chủng, nghiên cứu, phát triển vaccine Covid-19 cũng như công tác phòng, chống dịch.
Ông Long khẳng định Việt Nam là một trong 39 quốc gia có hệ thống quản lý về vaccine đạt chuẩn quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nước ta cũng là một trong 44 quốc gia có thể sản xuất vaccine. Tuy nhiên, hiện tại rất ít khoản đầu tư cho lĩnh vực này.
Do đó, Bộ trưởng Y tế đề xuất nếu có khoản vay vốn của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ xây dựng trung tâm nghiên cứu, phát triển vaccine và sinh phẩm y tế; xây dựng nhà máy sản xuất vaccine đáp ứng chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như đại dịch tương lai nếu có.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho người dân tại nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Danh. |
“Quy trình khép kín từ nghiên cứu, sản xuất đến kiểm định vaccine có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao năng lực tổng thể phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam. Việt Nam luôn ưu tiên công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Do đó, mong Ngân hàng Thế giới ủng hộ những dự án này của Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Người đứng đầu Bộ Y tế cũng đề nghị Ngân hàng Thế giới tiếp tục ủng hộ các dự án đang thức hiện như thúc đẩy cải cách đào tạo nhân lực y tế; dự án y tế cơ sở tại các địa bàn khó khăn, đồng thời, mong muốn tổ chức này có những hỗ trợ để thúc đẩy tiến trình giải ngân nhanh hơn.
Bà Victoria Kwakwa đánh giá Việt Nam đã phòng, chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, trước biến đổi mới của SARS-CoV-2, chúng ta cần có thêm chiến lược vaccine, kết hợp chặt chẽ với các biện pháp trước đó.
Trước đề xuất của Bộ Y tế, bà Kwakwa nhấn mạnh đây là đề xuất quan trọng. Vị chuyên gia cho rằng hai tổ chức cần làm việc sớm, phối hợp, thống nhất giữa các bộ, ngành để trong thời gian ngắn, có thể huy động các nguồn vốn trong dự án mà Ngân hàng Thế giới chưa sử dụng hết tại Việt Nam.
Ngoài ra, bà Kwakwa gợi ý nước ta kết hợp thêm các nguồn viện trợ hoặc vốn vay khác để nhanh chóng thiết kế thành dự án mới cho ngành y tế Việt Nam.
Về nguồn vốn không hoàn lại của dự án hỗ trợ khẩn cấp cho đại dịch, đại diện Ngân hàng Thế giới cho biết đã giải ngân xong. Với dự án mới, bà sẽ tiếp tục tìm hiểu và phản hồi sớm.
Bà Kwakwa cũng cho biết nguồn cung cấp vaccine Covid-19 phụ thuộc khả năng cung ứng. “Chúng tôi cố gắng sẽ thúc đẩy các hãng, nhà sản xuất vaccine cũng như COVAX cung ứng đúng thời hạn đã ký kết với Việt Nam”, vị chuyên gia nói thêm.
Dịch Covid-19
Các địa điểm phát hiện ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây tại TP.HCM
Sức khỏe
Sức khỏe
Ngoài các bệnh nhân chưa rõ nguồn lây, TP.HCM phát hiện nhiều ca mắc mới liên quan những ổ dịch chợ đầu mối, công ty.
6 mẫu gộp, một mẫu đơn tại BV Ung bướu TP.HCM dương tính nCoV
Sức khỏe
Sức khỏe
Những mẫu xét nghiệm này là từ người đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM và thân nhân.
361 ca mắc Covid-19 trong ngày 29/6, TP.HCM có 155 bệnh nhân
Sức khỏe
Sức khỏe
Riêng bản tin buổi tối 29/6, Bộ Y tế công bố thêm 172 ca bệnh tại 16 tỉnh, thành. 245 bệnh nhân được công bố khỏi Covid-19.
Vì sao chúng ta chưa thể sống chung với Covid-19?
Sức khỏe
Sức khỏe
Nhiều quốc gia lựa chọn sống chung với đại dịch để dần đưa các hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, điều đó sẽ là con dao hai lưỡi nếu chúng ta quyết định vội vàng.
Người phụ nữ rời khu phong tỏa, Đà Nẵng tốn 45 triệu đồng xét nghiệm
Pháp luật
Pháp luật
Một phụ nữ rời khu phong tỏa đến quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) cư trú khiến ngành chức năng phải chi 45 triệu đồng làm xét nghiệm cho 281 người.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm cộng đồng từ 27/4/2021
13.054Ca nhiễm
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Hà Nội | 0 | 468 |
Bắc Ninh | 5 | 1594 |
Vĩnh Phúc | 0 | 92 |
Đà Nẵng | 0 | 240 |
Bắc Giang | 27 | 5683 |
Hà Nam | 0 | 48 |
Hưng Yên | 15 | 93 |
TP.HCM | 155 | 3591 |
Yên Bái | 0 | 1 |
Quảng Nam | 0 | 4 |
Đồng Nai | 4 | 8 |
Hải Dương | 0 | 51 |
Thái Bình | 0 | 28 |
Quảng Ngãi | 21 | 63 |
Lạng Sơn | 2 | 109 |
Thanh Hóa | 0 | 5 |
Điện Biên | 0 | 58 |
Nam Định | 0 | 7 |
Nghệ An | 14 | 92 |
Phú Thọ | 0 | 5 |
Quảng Ninh | 0 | 5 |
Hải Phòng | 2 | 12 |
Thừa Thiên Huế | 0 | 5 |
Đắk Lắk | 0 | 5 |
Hòa Bình | 0 | 12 |
Quảng Trị | 0 | 3 |
Tuyên Quang | 0 | 1 |
Sơn La | 0 | 1 |
Ninh Bình | 0 | 4 |
Thái Nguyên | 0 | 3 |
Long An | 12 | 79 |
Bạc Liêu | 0 | 1 |
Gia Lai | 0 | 4 |
Tây Ninh | 0 | 8 |
Đồng Tháp | 22 | 24 |
Trà Vinh | 1 | 4 |
Hà Tĩnh | 12 | 110 |
Tiền Giang | 22 | 89 |
Bình Dương | 24 | 326 |
Bắc Kạn | 0 | 4 |
Lào Cai | 0 | 4 |
Vĩnh Long | 1 | 2 |
Kiên Giang | 0 | 1 |
Khánh Hòa | 0 | 2 |
Bình Thuận | 1 | 8 |
Phú Yên | 20 | 58 |
Cần Thơ | 0 | 1 |
Bà Rịa – Vũng Tàu | 1 | 1 |
Nguồn: News.zing.vn