Số bệnh nhân nhiễm virus corona tại Trung Quốc đã vượt qua số ca SARS hồi năm 2003, và giới chuyên gia cảnh báo đại dịch Vũ Hán sẽ tàn phá nền kinh tế Trung Quốc nặng nề hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca nhiễm SARS tại Trung Quốc chỉ vượt mốc 5.000 sau hơn 6 tháng. Từ ngày 1/11/2002 đến 31/7/2003, Trung Quốc phát hiện 5.327 ca nhiễm SARS.
Ngược lại, chỉ trong vỏn vẹn một tháng, số ca nhiễm virus corona đã vượt qua mốc 5.000. Virus mới được phát hiện tại thành phố Vũ Hán vào ngày 31/12. Đến ngày 28/1, số bệnh nhân nhiễm virus lên đến 5.974.
Tính đến sáng sớm 30/1, đã có ít nhất 7.771 ca nhiễm virus corona ở 16 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm 70 bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Bắc Kinh cho biết tỷ lệ tỷ lệ tử vong ở đại dịch mới là 2-3%, trong khi với dịch SARS là 7%.
Dịch virus corona bùng phát đúng thời điểm trước Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, người tiêu dùng Trung Quốc chi tới hơn 1.000 tỷ NDT (145 tỷ USD) hồi Tết năm ngoái để mua sắm, ăn uống, giải trí và du lịch.
Dịch virus corona đang khiến kinh tế Trung Quốc lao đao. Ảnh: CNBC. |
Sẽ không có chuyện phục hồi nhanh
Việc chính quyền Trung Quốc phong tỏa tỉnh Hồ Bắc, hủy mọi tour du lịch trong và ngoài nước, hủy các chương trình giải trí và nỗi sợ virus lây lan đồng nghĩa với việc tiêu dùng ở Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết chắc chắn sụt giảm nghiêm trọng.
Việc kỳ nghỉ Tết được kéo dài tới ngày 2/2 trên toàn quốc và thêm một tuần nữa ở Thượng Hải cùng một số tỉnh khác sẽ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu người.
Các công ty lớn như Tencent, Huawei và Alibaba đều đóng cửa trụ sở chính trong thời gian trước mắt. Tencent thông báo với 54.000 nhân viên rằng kỳ nghỉ lễ sẽ kéo dài tới ngày 9/2.
“Có nhiều lý do để lo ngại dịch virus corona sẽ gây tác động kinh tế lớn hơn dịch SARS, bởi mạng lưới giao thông và kinh tế Trung Quốc hiện nay lớn hơn nhiều so với thời điểm 2003”, CNBC dẫn lời nhà kinh tế Tommy Wu thuộc Oxford Economics cho biết.
Tử Cấm Thành bị đóng cửa vì virus corona. Ảnh: NYT. |
Trên thực tế, nền kinh tế Trung Quốc không tê liệt hoàn toàn. Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải vẫn sẽ mở cửa vào ngày 3/2. Các siêu thị, cửa hàng và dịch vụ giao đồ ăn vẫn hoạt động bình thường, kể cả ở những đô thị đang bị phong tỏa.
Dù vậy, chuyên gia Tommy Wu vẫn cho rằng dịch virus corona sẽ tác động nghiêm trọng hơn dịch SARS bởi tốc độ lây lan quá nhanh và bùng lên đúng dịp lễ hội. Thậm chí các nhà kinh tế thuộc Nomura cảnh báo virus Vũ Hán có thể khiến tăng trưởng GDP Trung Quốc sụt giảm hơn 2% trong quý I/2020.
CNN dẫn lời nhà kinh tế Patrick Perret-Green thuộc AdMacro cho rằng ảnh hưởng tới tăng trưởng của Trung Quốc sẽ còn nghiêm trọng hơn thế.
“Sẽ không có chuyện phục hồi nhanh chóng. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh khi dịch SARS bùng nổ. Nhưng giờ, Trung Quốc giống như bệnh nhân nằm liệt giường”, ông nhấn mạnh.
Tăng trưởng sẽ sụt giảm mạnh
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm 2% từ quý I đến quý II/2003 do dịch SARS. Trước khi dịch virus corona bùng phát, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng năm 2020 của Trung Quốc sẽ sụt từ 6,1% của năm 2019 xuống 6%.
Nhà kinh tế Perret-Green cho rằng dịch virus corona và các biện pháp chỗng cự của Trung Quốc có thể đẩy GDP năm 2020 của nước này xuống mức 3,9% như năm 1990.
“Chính quyền Trung Quốc có thể thống kê GDP năm 2020 ở mức 4,5%, nhưng thực tế là tăng trưởng nước này thậm chí có thể sụt xuống gần 0%“, chuyên gia này cảnh báo.
Nhà phân tích Margaret Yang của CMC Markets cũng mô tả tác động kinh tế của dịch virus corona “là cực lớn”. Mọi ngành kinh tế của Trung Quốc sẽ cảm nhận rõ tác động của tình trạng nghỉ lễ kéo dài, đặc biệt là giao thông, du lịch, giải trí, bán lẻ và bất động sản.
Virus corona được xác định là có độc lực không cao như SARS. Tuy nhiên, các nhà phân tích Andrew Batson và Ernan Cui của Gavekal Dragonomics giải thích tổn thất kinh tế không phụ thuộc vào độc lực của virus, mà vào các biện pháp Bắc Kinh áp dụng để chặn dịch lây lan. “Các biện pháp Trung Quốc đưa ra là chưa từng thấy”, hai nhà nghiên cứu viết.
Nhiều hãng hàng không trên thế giới đồng loạt hủy các chuyến bay đến Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asia Review. |
Giao thông và du lịch sẽ hứng chịu cú đòn nặng nề nhất. Ngành này đạt doanh thu 514 tỷ NDT (74 tỷ USD) trong 7 ngày Tết 2019, tương đương 2% GDP quý I/2019.
Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc đã xác nhận sự sụt giảm lưu lượng giao thông dịp Tết. Bộ Giao thông cho biết số chuyến đi trong ngày mùng 1 Tết giảm 30% so với năm ngoái. Giao thông hàng không và đường sắt sụt hơn 41%.
Hàng loạt công ty du lịch lớn, khách sạn và hãng hàng không đã bỏ thu phí hủy phòng, tour và vé. Một số hãng hàng không lớn ngừng dịch vụ. Nhiều điểm du lịch quan trọng như Tử Cấm Thành, các bảo tàng, công viên Disney ở Hong Kong và Thượng Hải đều đóng cửa.
“Điều đó có nghĩa là tổn thất của ngành du lịch sẽ rất nghiêm trọng. Và thậm chí sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, nền kinh tế Trung Quốc cũng không thể quay lại vận hành như bình thường. Rất nhiều người sẽ vẫn thận trọng, ở nhà và tránh đám đông”, hai nhà phân tích Batson and Cui dự báo.
Virus corona lan rộng ở Trung Quốc và toàn cầu
28 bệnh nhân ở Đà Nẵng âm tính với virus corona
Thời sự
Thời sự
“Ngành y tế Đà Nẵng đã lấy mẫu 39 trường hợp để làm xét nghiệm thì 28 người âm tính với chủng mới của virus corona”, bác sĩ Hồng khẳng định.
HLV tuyển Trung Quốc quyên góp tiền giúp người dân Vũ Hán
Thể thao
Bóng đá Việt Nam
Huấn luyện viên Li Tie quyên góp một triệu nhân dân tệ nhằm giúp thành phố Vũ Hán chống chọi với virus Corona.
Ngày chết chóc nhất của dịch virus corona ở Trung Quốc
Thế giới
Thế giới
Trong lúc Trung Quốc và chính phủ các nước nỗ lực khống chế sự lây lan của virus chết mới, số ca bệnh mới và số người tử vong vẫn tăng lên từng ngày trong nỗi lo lắng.
Ông Tập kêu gọi quân đội gánh vác trách nhiệm chống virus corona
Thế giới
Thế giới
Nhà lãnh đạo Trung Quốc ra chỉ thị kêu gọi Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) gánh vác trách nhiệm, tiếp tục nỗ lực trong cuộc chiến kiểm soát sự bùng phát virus corona mới.
00:40
Người Trung Quốc đội chai nhựa lên đầu vì sợ lây nhiễm virus corona
Đời sống
Đời sống
Ngoài khẩu trang, người dân Trung Quốc còn nghĩ ra nhiều biện pháp khác như đội chai nhựa, trùm bao nylon lên đầu để bảo vệ bản thân trước sự lây lan của virus corona.
Nguồn: News.zing.vn