Dù có thân hình nhỏ bé nhưng bọ ngựa có thể dễ dàng ăn thịt được cả một số loài rắn và thằn lằn.
Câu 1: Nhận định nào chính xác về bộ bọ ngựa?
Bọ ngựa (tên khoa học Mantodea) là một nhóm sinh vật lớn trong thế giới côn trùng. Chúng có khoảng 2.200 loài thuộc 9 họ. Trong 9 họ, Mantidae là họ lớn mạnh và có nhiều loài nhất. |
Câu 2: Bọ ngựa sống trong môi trường nào ?
Bộ Bọ ngựa Mantodea hiện có 15 họ sinh tồn và 1 họ hóa thạch. Bọ ngựa có thể sống trong cả khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Tại Việt Nam, bọ ngựa được tìm thấy ở nhiều vùng.Trong đó, loài bọ ngựa châu Âu (bọ ngựa cầu nguyện), thuộc bộ bọ ngựa Mantodea được đưa vào sách đỏ Việt Nam. |
Câu 3: Thức ăn chủ yếu của bọ ngựa là gì?
Bọ ngựa non và trưởng thành đều ăn thịt các loài côn trùng nhỏ khác như ruồi, bướm, ấu trùng, bọ cánh, ong, gián…Vào mùa hè, thức ăn chủ yếu là lá cây non khi côn trùng khan hiếm. Bọ ngựa trưởng thành thậm ăn cả chim nhỏ, thằn lằn, rắn, chuột. Bọ ngựa còn ăn thịt lẫn nhau, con cái thường ăn thịt con đực ngay sau khi giao phối xong. |
Câu 4: Bọ ngựa sinh sản bằng hình thức nào?
Bọ ngựa sinh sản theo hình thức đẻ trứng sau khi giao phối ít lâu, mỗi lần 100-300 trứng. Trứng bọ ngựa được đẻ vào mùa hè hoặc đầu mùa thu, nở ra con sau khoảng một tháng. Sau 4 lần lột xác, bọ ngựa non sẽ phát triển tới dạng trưởng thành. |
Câu 5: Vì sao bọ ngựa được xem là côn trùng có lợi?
Bọ ngựa được xem là loài côn trùng có lợi vì chúng tiêu diệt nhiều côn trùng có hại. Đặc biệt, chúng còn ăn nhiều loài rệp hại cây. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng ăn cả ong mật và các loại côn trùng có lợi khác. |
Câu 6. Vũ khí nguy hiểm nhất của bọ ngựa?
Vũ khí nguy hiểm nhất của bọ ngựa dùng để bắt mồi chính là cặp càng chân trước có gai. Bọ ngựa thường treo mình lơ lửng trên thân cây, cành lá chờ con mồi đi qua, dùng hai chân trước có gai nhọn bắt và kẹp con mồi lại. Bọ ngựa không giết con mồi ngay, chúng sẽ ăn dần khi nó vẫn còn sống. Đây cũng là điều đặc biệt của bọ ngựa, chúng không bao giờ ăn những con mồi đã chết. |
Câu 7. Đầu bọ ngựa sở hữu kỹ năng đặc biệt nào?
Phần đầu có khả năng xoay 300 độ, cho phép chúng có tầm nhìn rộng mà không cần di chuyển cơ thể. Bọ ngựa săn mồi chủ yếu nhờ tầm nhìn, vì vậy chúng chỉ hoạt động vào ban ngày. |
Câu 8. Bài quyền nào bắt chước từ bọ ngựa?
Đường lang quyền là môn quyền thuật được con người bắt chước hình thái động tác của bọ ngựa, còn được gọi là võ bọ ngựa. Đây là một bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm Tự sáng tạo ra. |
Nguồn: News.zing.vn