Vương quốc cổ Meroe tại châu Phi

0
195

Một quốc gia châu Phi cổ đại thành điểm giao hội của nhiều thứ văn hóa. Nơi đây, quốc vương và hoàng hậu đều có quyền lực và hưởng quyền lợi như nhau. Văn hóa cổ Ai Cập có ảnh hưởng lớn đối với Meroe. Quốc vương và hoàng hậu Meroe khi băng hà đều được chôn dưới những kim tự tháp.

Nhà sử học Hy Lạp Herodote thế kỷ V trước Công Nguyên từng miêu tả Ethiopie xa xôi, với một thánh vật được gọi là “cái bàn của Mặt trời”, đặt ở cánh đồng gần thành Meroe. Mỗi khi màn đêm buông xuống, các quan chức bản địa đến đây, nhiệt thành dâng thịt nấu chín lên bàn. Bất cứ ai muốn thưởng thức món thịt này đều được cho phép. Quốc vương Meroe từng khoe: thần dân của ông nếu sử dụng thịt và sữa làm thức ăn chính, họ có thể thọ đến 120 tuổi.

Vương quốc

Phế tích vương quốc Meroe.

Người ta không có cách nào chứng minh việc ăn uống này có thể sản sinh tác dụng hay không, nhưng họ lại phát hiện Meroe từng là thủ đô của một quốc gia Phi châu cường thịnh. Khoảng thế kỷ 6 trước Công Nguyên đến thế kỷ 2 trước Công Nguyên, quốc gia này hết sức thịnh vượng. Ảnh hưởng của nó dọc theo sông Nil vươn ra ngoài đến mấy trăm cây số. Từ vùng giữa thành Meroe, người ta đào được một vật kiến trúc, gọi là “Chùa Mặt trời”, bao gồm một thánh điện dựng trên bệ lớn, trên tường bệ trang sức phù điêu của dân tộc bị chinh phục.

Một số nhà văn cổ Hy Lạp miêu tả hết sức tường tận người Ethiopia ở Meroe. Dựa theo đó, nhà thám hiểm Ethiopia James Bros suy đoán, ở lòng sông Nil cách Khartoum 161 km về phía Bắc, ông nhìn thấy di chỉ phế tích không phải là những nơi được ghi chép trong văn học cổ Hy Lạp. Đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học bắt đầu khảo sát phế tích này. Họ phát hiện rất nhiều phần mộ, kiến trúc tôn giáo, một khu đất hoàng gia, đồ gốm, châu báu và khí cụ kim loại tinh xảo. Nhưng đại bộ phận khu di chỉ vẫn chờ đợi khảo sát. Rất nhiều câu đố còn chưa được giải, trong đó có ngôn ngữ Meroe đến nay người ta vẫn chưa dịch nổi.

Với những gì phát hiện, người ta giả thiết Meroe là thủ đô mới phát triển của vùng đất từng lệ thuộc Ai Cập. Khi vùng đất này ngày càng lớn mạnh, nó đã khống chế ngược lại nước bá chủ. Ảnh hưởng của văn hóa Ai Cập thấm nhuần vào từng kiến trúc nghệ thuật Meroe. Tôn giáo Ai Cập cũng giữ ảnh hưởng quan trọng ở Meroe. Người Meroe xây đền miếu và thờ cúng các nữ thần trong thần thoại Ai Cập.

Những đền miếu này được trang trí một lượng lớn ngói đá với kiến trúc phẳng, mang phong cách Ai Cập điển hình. Quốc vương và hoàng hậu Meroe sau khi chết được an táng dưới kim tự tháp. Những kim tự tháp này được xây dựng nên từ gạch và sa thạch qua xử lý, đứng sừng sững thành từng nhóm như mộ địa. Đâu đó thấp thoáng ảnh hưởng văn hóa Trung Đông, biểu hiện bằng một số kiến trúc giống phiên bản bể tắm cổ La Mã.

Rõ ràng, người Meroe đã hấp thu và noi gương nhiều nền văn hóa khác nhau. Sự kết thúc của nền thống trị Ai Cập đối với họ không có nghĩa là từ chối truyền thống văn hóa mà Ai Cập là đại biểu. Voi lớn và sư tử trong nghệ thuật chiếm vị trí quan trọng. Nguồn của cải của Meroe là mỏ sắt. Vật phẩm từ bên ngoài du nhập vào có khí cụ đồng thau. Dù quốc vương là người thống trị vương quốc Meroe, nhưng hoàng hậu cũng giữ địa vị đáng kể.

(Theo sách 100 kỳ quan thế giới)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn