Nhiều nhà khoa học cho rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không nên tiếp tục giai đoạn tiếp theo trong cuộc điều tra về sự khởi phát của đại dịch Covid-19, theo AP.
Nhiều chuyên gia, bao gồm cả các nhà khoa học có quan hệ chặt chẽ với WHO, cho rằng sự căng thẳng về mặt chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc khiến cuộc điều tra của cơ quan này khó có thể đưa ra kết quả đáng tin cậy.
Đầu tháng 7, tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc về các trường hợp khẩn cấp của WHO, cho biết cơ quan này hoạt động trên cơ sở “thương thuyết”. Do đó, theo ông Ryan, WHO không đủ khả năng buộc Trung Quốc hợp tác.
Một số chuyên gia nói rằng đây chính là lý do khiến cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch do WHO dẫn đầu chắc chắn sẽ thất bại.
“Chúng ta sẽ không bao giờ tìm ra nguồn gốc đại dịch nếu dựa vào WHO”, Lawrence Gostin, Giám đốc Trung tâm Hợp tác về Luật Y tế công và Nhân quyền của WHO tại Đại học Georgetown, nhận định. “Trong một năm rưỡi, họ đã bị Trung Quốc ngăn cản và rõ ràng là WHO sẽ không chạm được tới gốc rễ của vấn đề”.
Ông Gostin cho rằng và cộng đồng quốc tế có thể cố gắng kết hợp những thông tin tình báo mà họ có, đồng thời sửa đổi luật y tế quốc tế để trao cho WHO quyền lực cần thiết nhằm tiến hành cuộc điều tra toàn diện.
Peter Ben Embarek, thành viên nhóm điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 của WHO, trình bày về con đường lây nhiễm của SARS-CoV-2 tại một buổi họp báo. Ảnh: AP. |
Richard Ebright, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Rutgers, gọi cuộc điều tra của WHO là một “trò hề”. Ông ho rằng việc xác định nguồn gốc của dịch Covid-19 không đơn thuần là câu hỏi khoa học mà còn bao gồm nhiều yếu tố chính trị nằm ngoài khả năng của WHO.
Jamie Metzl, thành viên nhóm cố vấn của WHO, đã cùng các đồng nghiệp đề xuất về việ tiến hành một cuộc điều tra thay thế với sự hỗ trợ từ nhóm G7.
Giai đoạn đầu tiên của một nghiên cứu chung giữa WHO và Trung Quốc bắt đầu từ tháng 3 kết luận rằng SARS-CoV-2 được lây từ động vật sang người. Thêm vào đó, khả năng virus corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán được cho là “cực kỳ khó xảy ra”.
Trong giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu, WHO hướng tới việc xác định vật chủ trung gian truyền mầm bệnh từ động vật sang người.
Theo thống kê của Worldometers, tính đến ngày 2/7, thế giới ghi nhận hơn 183 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có khoảng 3,96 triệu trường hợp tử vong.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
14.505Ca nhiễm
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Hà Nội | 0 | 468 |
Bắc Ninh | 0 | 1605 |
Vĩnh Phúc | 0 | 92 |
Đà Nẵng | 0 | 243 |
Bắc Giang | 0 | 5708 |
Hà Nam | 0 | 48 |
Hưng Yên | 3 | 116 |
TP.HCM | 269 | 4573 |
Yên Bái | 0 | 1 |
Quảng Nam | 0 | 4 |
Đồng Nai | 5 | 13 |
Hải Dương | 0 | 51 |
Thái Bình | 0 | 28 |
Quảng Ngãi | 0 | 72 |
Lạng Sơn | 0 | 109 |
Thanh Hóa | 0 | 5 |
Điện Biên | 0 | 58 |
Nam Định | 0 | 7 |
Nghệ An | 2 | 105 |
Phú Thọ | 0 | 5 |
Quảng Ninh | 0 | 5 |
Hải Phòng | 1 | 14 |
Thừa Thiên Huế | 0 | 5 |
Đắk Lắk | 0 | 5 |
Hòa Bình | 0 | 12 |
Quảng Trị | 0 | 3 |
Tuyên Quang | 0 | 1 |
Sơn La | 0 | 1 |
Ninh Bình | 0 | 4 |
Thái Nguyên | 0 | 3 |
Long An | 5 | 85 |
Bạc Liêu | 0 | 1 |
Gia Lai | 0 | 4 |
Tây Ninh | 0 | 8 |
Đồng Tháp | 2 | 42 |
Trà Vinh | 1 | 5 |
Hà Tĩnh | 1 | 116 |
Tiền Giang | 0 | 127 |
Bình Dương | 0 | 497 |
Bắc Kạn | 0 | 5 |
Lào Cai | 0 | 4 |
Vĩnh Long | 0 | 3 |
Kiên Giang | 0 | 1 |
Khánh Hòa | 1 | 3 |
Bình Thuận | 0 | 8 |
Phú Yên | 20 | 131 |
Cần Thơ | 0 | 1 |
Bà Rịa – Vũng Tàu | 0 | 1 |
Bình Định | 0 | 4 |
Bình Phước | 1 | 2 |
An Giang | 4 | 9 |
Nguồn: News.zing.vn