Ý nghĩa của việc Thủ tướng làm ‘Tổng tư lệnh’ cuộc chiến chống dịch

0
69

Việc giao Thủ tướng làm Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch xuất phát từ thực tiễn dịch đã nghiêm trọng hơn rất nhiều, đòi hỏi một “Tổng tư lệnh” toàn quyền ở mặt trận.

Những thay đổi về nhân sự, cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua cho thấy tính chất của đại dịch Covid-19 nghiêm trọng hơn, theo đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân. Là đại biểu từng có nhiều góp ý cho công tác tổ chức, bộ máy, ông Lê Thanh Vân đã phân tích rõ hơn ý nghĩa và hiệu quả của việc này. Zing ghi lại ý kiến của ông.

Khi cuộc kháng chiến trường kỳ Điện Biên Phủ đòi hỏi phải có một vị Tổng tư lệnh toàn quyền chỉ huy, với sự anh minh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã chọn đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tổng tư lệnh.

Khi giao nhiệm vụ, Bác nói: “Tướng quân toàn quyền quyết định ngoài mặt trận. Trận này chắc thì đánh mà không chắc thì không đánh”. Những gì diễn ra sau đó đã đi vào lịch sử.

Trao quyền mạnh mẽ

Liên hệ với thực tại, đó cũng là lý do hội nghị lãnh đạo chủ chốt do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì đã thống nhất phân công Thủ tướng Phạm Minh Chính, một người nằm trong “tứ trụ” làm Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.

Việc này thể hiện tầm quan trọng và tính chất của Ban Chỉ đạo khác với trước đây. Ban Chỉ đạo trước đây là của Chính phủ, nhưng giờ là của cả hệ thống chính trị. Việc giao Thủ tướng làm Trưởng ban Chỉ đạo xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, cho thấy tính chất của đại dịch đã nghiêm trọng hơn rất nhiều nên cần một vị Tổng tư lệnh quyết đoán, có toàn quyền giải quyết ngay những vấn đề phát sinh từ thực tiễn.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng việc giao Thủ tướng làm Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 mang tính chất trao quyền mạnh mẽ hơn. Ảnh: Quốc hội.

Ngay sau khi Ban Chỉ đạo kiện toàn, Thủ tướng đã “vi hành” ở 3 địa phương “nóng” nhất là TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Ngày 31/8, Thủ tướng tiếp tục kiểm tra thực tế ở Hà Nội với “lịch trình không báo trước”, tới trụ sở UBND phường Thanh Xuân Trung – điểm nóng nhất của dịch tại thủ đô hiện nay.

Không thông báo trước, Thủ tướng đi xuống cơ sở, đến từng khu dân cư, vào tận nhà dân. Để kiểm tra hệ thống chống dịch, Thủ tướng cho người dân gọi điện và đứng chờ 10 phút để nắm kết quả, từ đó có những biện pháp chỉ đạo sát thực tế.

Trưởng ban Chỉ đạo khi trực tiếp đi sâu đi sát từng địa bàn sẽ nắm chắc tình hình và có ngay quyết sách đúng thẩm quyền. Đây là đòi hỏi thực tiễn. Việc lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước lựa chọn mô hình Ban Chỉ đạo như vậy tôi đánh giá là rất phù hợp.

Việc này mang ý nghĩa trao quyền mạnh mẽ hơn. Thủ tướng khi được giao làm Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia sẽ đồng thời là người có quyền chỉ đạo toàn hệ thống chính trị trong chống dịch, gồm cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể.

y nghia cua viec Thu tuong lam Truong ban Chi dao chong dich anh 1

Ngay sau khi Ban Chỉ đạo Quốc gia được kiện toàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp đến 3 tâm dịch lớn nhất là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai để thị sát, chỉ đạo công tác chống dịch. Ảnh: Thuận Thắng.

Việc sau khi kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia, Thủ tướng đã phân nhiệm vụ cho từng thành viên cho thấy Ban Chỉ đạo lần này củng cố, kiện toàn và nâng cấp hơn so với trước, khác cả về cấp độ, quy mô và cơ cấu tổ chức.

Việc này cũng cho thấy tính chuyên nghiệp được nâng cao, khắc phục tính cát cứ, phân tán và thiếu nhất quán trong chỉ đạo điều hành.

Đại dịch thách thức tài quản lý của lãnh đạo

Sau khi được trao quyền chỉ đạo ở cấp cao hơn, Thủ tướng đã có những chỉ đạo sát thực tế, đúng thẩm quyền, trong đó có việc yêu cầu các bí thư cấp ủy làm trưởng ban chỉ đạo chống dịch ở địa phương.

Đại dịch là tình huống đặt ra để thách thức tài năng quản lý của lãnh đạo chủ chốt ở các cấp. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố là người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, nhưng người đứng đầu hệ thống chính trị ở địa phương là bí thư cấp ủy. Nhìn nhận từ góc độ chính trị pháp lý thì trao quyền trưởng ban chỉ đạo chống dịch ở địa phương cho bí thư cấp ủy là phù hợp với tình hình hiện nay.

Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ đưa ra quan điểm “phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”. Từ phương châm đó để xác định cách “đánh” dịch. Đây là một bước chuyển về nhận thức để từ đó có giải pháp hiệu quả, phù hợp.

Sau khi Thủ tướng được giao vai trò Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch, người dân đặt nhiều kỳ vọng. Trước hết, hy vọng Thủ tướng tiếp tục đi sâu đi sát thực tiễn, nắm bắt tình hình dịch như chuyến vi hành vừa rồi để kiểm tra hệ thống có vận hành trung thực như báo cáo phản ánh hay không, từ đó có thể điều động, kỷ luật những ai không xứng đáng đứng đầu, chỉ huy trận chiến

Hai là với vai trò vừa là Thủ tướng, vừa là Trưởng ban Chỉ đạo, Thủ tướng có thể chỉ đạo hệ thống và khắc phục ngay những sai lầm như áp dụng biện pháp cực đoan, thái quá để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, từ đó từng bước đẩy lùi, khống chế dịch.

Thủ tướng kiểm tra đột xuất điểm nóng Covid-19 ở Hà Nội Trong chuyến kiểm tra đột xuất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói chuyện với nhiều người dân quanh ổ dịch nóng nhất Hà Nội để nắm tình hình.

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn