Theo quy định mới, Bộ Y tế áp giá tối đa có thể thanh toán cho các xét nghiệm. Nếu chi phí thực tế cao hơn mức này, các cơ sở y tế tự quyết toán phần chênh lệch.
Ngày 11/9, Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn giá dịch vụ xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.
Việc ban hành Thông tư quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 cùng với việc Bộ Y tế đang hoàn thiện và trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế sẽ giúp điều chỉnh, quản lý tốt hơn về giá xét nghiệm nCoV, tiết kiệm hơn cho cơ sở y tế cũng như người dân, đồng thời vẫn kiểm soát được chất lượng sinh phẩm xét nghiệm.
Ba trường hợp áp dụng
Thông tư này áp dụng cho 3 trường hợp. Thứ nhất là thanh toán chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Thứ hai là người sử dụng dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 tự chi trả. Thứ ba là các trường hợp được ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Trường hợp không áp dụng Thông tư là lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan chùm lây nhiễm tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Ảnh: Việt Linh. |
Cách tính giá xét nghiệm
Giá dịch vụ xét nghiệm nCoV chỉ tính chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu, bảo quản, trả kết quả và chi phí tiền lương. Giá này chưa tính phí khấu hao và quản lý.
Với xét nghiệm rRT-PCR, giá của một dịch vụ gồm chi phí lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm và chi phí thực hiện xét nghiệm.
Sinh phẩm hóa chất có dải giá rộng và đang biến động theo diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới, trong nước. Do đó, chi phí test xét nghiệm thực tế xác định theo loại test đã sử dụng và kết quả đấu thầu của đơn vị.
Tuy nhiên, để quản lý giá xét nghiệm, Thông tư của Bộ Y tế quy định mức thanh toán tối đa của dịch vụ xét nghiệm. Nếu chi phí thực hiện xét nghiệm cao hơn tổng mức thanh toán, cơ sở y tế được quyết toán phần chênh lệch thiếu vào nguồn kinh phí giao tự chủ và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị.
Ví dụ, thông tư quy định xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag test nhanh có mức giá tối đa (đã bao gồm sinh phẩm xét nghiệm) là 109.700 đồng/test. Giá dịch vụ test nhanh (gồm chi phí trực tiếp, chi phí tiền lương) của đơn vị theo mức giá khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là 16.400 đồng/test.
Giả sử chi phí sinh phẩm xét nghiệm theo kết quả đấu thầu của đơn vị là 50.000 đồng/test. Như vậy, đơn vị được thu của người xét nghiệm, thanh toán với quỹ bảo hiểm và ngân sách nhà nước là 66.400 đồng/test, không được phép thu và thanh toán theo mức 109.700 đồng/text.
Trường hợp chi phí sinh phẩm xét nghiệm theo kết quả đấu thầu của đơn vị là 100.000 đồng/test. Chi phí của xét nghiệm là 116.400 đồng/test nhưng theo Thông tư, đơn vị chỉ được thu của người bệnh, thanh toán với quỹ bảo hiểm, ngân sách nhà nước theo mức 109.700 đồng/test. Còn lại 6.700 đồng được được quyết toán vào nguồn kinh phí đã giao tự chủ và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị.
Quy định mới của Bộ Y tế áp dụng mức giá trần mà các cơ sở y tế được phép thu của người dân, thanh toán với quỹ bảo hiểm và ngân sách nhà nước. Ảnh: Duy Hiệu. |
Với xét nghiệm SARS-CoV-2 rRT-PCR, Thông tư đã hướng dẫn và quy định cụ thể việc thực hiện mức giá trong trường hợp gộp mẫu theo Quyết định 1817/QĐ-BYT ban hành ngày 7/4.
Ngoài ra, từ ngày 28/5, Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn về mức giá của xét nghiệm rRT-PCR khi gộp mẫu là 734.000 đồng chia cho số mẫu gộp. Mức giá của việc lấy và bảo quản bệnh phẩm là 100.000 đồng/mẫu; mức giá của việc thực hiện xét nghiệm là 634.000 đồng chia cho số mẫu gộp (nếu gộp 5 mẫu vào 1 xét nghiệm thì chia 5, gộp 10 mẫu thì chia 10…).
Cùng với việc quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2, Bộ Y tế đã chỉ đạo và yêu cầu các cơ sở y tế có trách nhiệm mua sắm vật tư, hóa chất và sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về giá, đấu thầu với các cơ sở y tế trên địa bàn, xử lý nghiêm vi phạm nếu có, không để tăng giá dịch vụ xét nghiệm bất hợp lý.
Dịch Covid-19
Đà Nẵng sẽ tổ chức dạy học trực tiếp tùy theo cấp độ dịch Covid-19
Giáo dục
Giáo dục
Ngày 8/11, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến ký văn bản về việc chuẩn bị điều kiện tổ chức dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Khu vực nào là vùng xanh tại TP.HCM?
Sức khỏe
Sức khỏe
Trong tuần qua, cấp độ dịch Covid-19 tại các quận, huyện và TP Thủ Đức đã thay đổi, đặc biệt có 2 địa bàn chuyển thành vùng cam.
Trẻ 3-11 tuổi sẽ được tiêm vaccine khác, không phải Pfizer và Moderna
Sức khỏe
Sức khỏe
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các địa phương cần triển khai lập danh sách trẻ 3-11 tuổi để xây dựng kế hoạch cung ứng vaccine Covid-19 cho độ tuổi này.
Thêm 7.954 ca mắc Covid-19 tại 55 tỉnh, thành
Sức khỏe
Sức khỏe
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng sau 24 giờ là TP.HCM (+307), Tiền Giang (+159), An Giang (+104).
Phát hiện mới về chó, mèo mắc Covid-19
Sức khỏe
Sức khỏe
Nhóm chuyên gia tại Anh phát hiện những vật nuôi đầu tiên nhiễm biến chủng Alpha. Điều đặc biệt là chúng có biểu hiện viêm cơ tim sau khi mắc bệnh.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn