Chiếc bánh quy 103 tuổi sót lại từ thảm kịch Titanic

0
163

Spillers & Bakers “Pilot”là chiếc bánh quy được một hành khách trên tàu cứu đắm SS Carpathia lưu lại, hiện có giá trị lên tới 8.000 – 10.000 bảng Anh. 

Chiếc bánh quy cuối cùng còn lại sau thảm kịch chìm tàu Titanic năm 1912, mang tên Spillers & Bakers “Pilot”. Đây là một phần trong bộ sưu tập những vật còn sót lại từ con thuyền cứu đắm, từng được giữ như một vật kỷ niệm.

Ngày 24/10 tới, chiếc bánh sẽ chuyển qua tay Henry Aldridge & Son, những người điều khiển đấu giá ở thị trấn Bevizes, hạt Wiltshire, Anh. 

chiec-banh-quy-103-tuoi-tren-tau-cuu-tro-tham-kich-titanic

Chiếc bánh quy Spillers & Bakers “Pilot” là một trong những vật còn sót lại sau sự kiện chìm tàu Titanic. Ảnh: PA Wire.

Chiếc bánh quy được lưu giữ bởi James Fenwick, một hành khách trên con tàu SS Carpathia đến cứu trợ cho Titanic. Ông đã đặt chiếc bánh vào một phong bì đựng ảnh hiệu Kodak với một tờ giấy ghi chú đề “bánh quy Pilot từ tàu cứu trợ Titanic, tháng 4/1912”. 

Chuyên gia đấu giá Andrew Aldridge cho biết : “Nó là chiếc bánh quy giá trị nhất thế giới. Chúng tôi không rõ thực chất nó đến từ chiếc tàu cứu hộ nào, nhưng theo tôi biết, không còn một chiếc bánh quy nào khác”.

Điều đặc biệt nhất là nó tồn tại tới 103 năm, sau vụ chìm tàu vượt đại dương lớn nhất thế giới và cướp đi khoảng 1.500 sinh mạng. 

“Vài năm trước, chiếc bánh quy từ một trong những cuộc viễn chinh của nhà thám hiểm Ernest Shackleton được bán với giá 3.000 bảng Anh. Vì vậy, chúng tôi cân nhắc mức giá cho chiếc bánh sót lại sau thảm kịch Titanic là 8.000 – 10.000 bảng. Con số này khiến nó trở thành chiếc bánh quy đắt giá nhất thế giới”, Andrew Aldridge cho hay. 

chiec-banh-quy-103-tuoi-tren-tau-cuu-dam-cho-titanic-1

James Fenwick và vợ, bà Mabel (hai người bên phải), trên con tàu SS Carpathia từng cứu đắm cho tàu Titanic. Ảnh: PA Wire.

Chiếc bánh quy sẽ được bán cùng với kho đồ tài liệu ảnh lịch sử về việc cứu trợ những người sống sót trên tàu Titanic của Fenwick. Ông và vợ, bà Mabel, khi đó đang đi chuyến trăng mật dài 3 tháng ở châu Âu và dự định về New York ngày 11/4/1912. Tuy nhiên, con tàu họ đi là SS Carpathia, vài ngày sau đó lại trở thành vị cứu tinh cho hơn 700 người trên Titanic. 

Tàu Titanic chìm sau khi đâm vào núi băng trôi ngày 14/4/1912 trong hải trình từ Southamptonm, Anh tới New York, Mỹ.

Xem thêm: Thực đơn bữa trưa cuối cùng trên tàu Titanic

Hương Chi (theo PA)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn