Xiêng Khuôn được xây dựng từ năm 1958 bên bờ sông Mekong, có hàng trăm bức tượng giao thoa giữa Phật giáo và Hindu giáo, phản ánh tín ngưỡng trong văn hóa đời sống ở Lào.
Buddha Park hay vườn tượng Phật Xiêng Khuôn nằm ở ngoại ô phía đông nam Viêng Chăn, cách thủ đô khoảng 25 km. Vườn không có chánh điện, nhưng tập hợp hơn 200 bức tượng chủ đề Phật giáo và Hindu giáo hình dáng trừu tượng.
Công viên Phật được xây dựng vào năm 1958 dưới sự dẫn dắt của đạo sĩ Bounleua Sulilat. Đạo sĩ mong muốn tạo nên một ”vũ trụ bằng tượng”, nơi du khách có thể chiêm nghiệm về sinh, lão, bệnh, tử, luân hồi, nghiệp báo và sự giác ngộ không qua sách vở, mà bằng trực giác. Công viên rộng 8 ha, hoàn thành và đón khách vào ngày 9/5/1971, các bức tượng do Sulilat định hình ý tưởng thiết kế.
Buddha Park hay vườn tượng Phật Xiêng Khuôn nằm ở ngoại ô phía đông nam Viêng Chăn, cách thủ đô khoảng 25 km. Vườn không có chánh điện, nhưng tập hợp hơn 200 bức tượng chủ đề Phật giáo và Hindu giáo hình dáng trừu tượng.
Công viên Phật được xây dựng vào năm 1958 dưới sự dẫn dắt của đạo sĩ Bounleua Sulilat. Đạo sĩ mong muốn tạo nên một ”vũ trụ bằng tượng”, nơi du khách có thể chiêm nghiệm về sinh, lão, bệnh, tử, luân hồi, nghiệp báo và sự giác ngộ không qua sách vở, mà bằng trực giác. Công viên rộng 8 ha, hoàn thành và đón khách vào ngày 9/5/1971, các bức tượng do Sulilat định hình ý tưởng thiết kế.
Công viên được bao phủ kín bởi cây xanh và các bức tượng được đánh số thứ tự để khách thuận tiện tham quan. Khác với vẻ uy nghiêm ở hầu hết ngôi chùa, những bức tượng tại Xiêng Khuôn là sự kết hợp của nghệ thuật dân gian với siêu hình học, từ những vị thần nhiều tay của Hindu giáo, các hình nhân nửa người nửa thú, đến các bức tượng Phật thiền định hay nhập niết bàn.
Công viên được bao phủ kín bởi cây xanh và các bức tượng được đánh số thứ tự để khách thuận tiện tham quan. Khác với vẻ uy nghiêm ở hầu hết ngôi chùa, những bức tượng tại Xiêng Khuôn là sự kết hợp của nghệ thuật dân gian với siêu hình học, từ những vị thần nhiều tay của Hindu giáo, các hình nhân nửa người nửa thú, đến các bức tượng Phật thiền định hay nhập niết bàn.
Ngay cổng lối vào công viên, du khách sẽ bắt gặp tòa tháp đá hình dáng quả bí ngô cao 6-7 m. Đây là một trong những tác phẩm biểu tượng của vườn Phật Xiêng Khuôn. Tòa tháp được chia thành ba tầng địa ngục, cõi tạm và cõi trời. Du khách có thể vào bên trong để tham quan từng tầng, lối vào đi qua miệng một con quái vật.
Công trình này gợi nhớ đến biểu trưng cho tam giới trong Phật giáo, nhắc nhở con người về vòng luân hồi và con đường hướng đến giải thoát. Theo hướng dẫn viên địa phương Varasan Xaysana, lối lên tháp đang tạm dừng cho khách vào tham quan và chưa định thời gian mở cửa trở lại.
Ngay cổng lối vào công viên, du khách sẽ bắt gặp tòa tháp đá hình dáng quả bí ngô cao 6-7 m. Đây là một trong những tác phẩm biểu tượng của vườn Phật Xiêng Khuôn. Tòa tháp được chia thành ba tầng địa ngục, cõi tạm và cõi trời. Du khách có thể vào bên trong để tham quan từng tầng, lối vào đi qua miệng một con quái vật.
Công trình này gợi nhớ đến biểu trưng cho tam giới trong Phật giáo, nhắc nhở con người về vòng luân hồi và con đường hướng đến giải thoát. Theo hướng dẫn viên địa phương Varasan Xaysana, lối lên tháp đang tạm dừng cho khách vào tham quan và chưa định thời gian mở cửa trở lại.
Công viên cũng có những tác phẩm tái hiện cuộc đời Đức Phật. Bức tượng trong hình khắc họa cảnh hoàng hậu Maya đang nằm nghỉ sau khi sinh Thái tử Siddhartha Gautama – người sau này trở thành Đức Phật.
Công viên cũng có những tác phẩm tái hiện cuộc đời Đức Phật. Bức tượng trong hình khắc họa cảnh hoàng hậu Maya đang nằm nghỉ sau khi sinh Thái tử Siddhartha Gautama – người sau này trở thành Đức Phật.
Các bức tượng trong công viên có khích thước đa dạng, nhiều tác phẩm đồ sộ. Hơn 200 bức được làm từ bêtông, phần lớn đã phai màu theo thời gian sau hơn 60 năm xây dựng.
Hai bức tượng trong hình được cách điệu dựa trên những biểu tượng quan trọng trong Phật giáo. Tượng bên trái có một con rắn lớn quấn quanh thân, là rắn thần Naga, linh vật á thần gốc Hindu giáo. Trong đạo Phật, Naga vốn là một loài quái vật hung dữ, độc ác, nhưng nhờ Đức Phật cảm hóa mà trở thành một loài hộ pháp và hướng thiện. Naga là một biểu tượng quen thuộc trong Phật giáo Nam tông (Theravada) ở Lào hay Thái Lan.
Bức tượng bên phải cầm bánh xe pháp luân (Dharmachakra), tượng trưng cho giáo lý Phật giáo và con đường dẫn đến giác ngộ. Bánh xe pháp luân thường có 8 nan, đại diện cho bát chánh đạo – tám con đường đúng đắn để đạt được sự giải thoát.
Các bức tượng trong công viên có khích thước đa dạng, nhiều tác phẩm đồ sộ. Hơn 200 bức được làm từ bêtông, phần lớn đã phai màu theo thời gian sau hơn 60 năm xây dựng.
Hai bức tượng trong hình được cách điệu dựa trên những biểu tượng quan trọng trong Phật giáo. Tượng bên trái có một con rắn lớn quấn quanh thân, là rắn thần Naga, linh vật á thần gốc Hindu giáo. Trong đạo Phật, Naga vốn là một loài quái vật hung dữ, độc ác, nhưng nhờ Đức Phật cảm hóa mà trở thành một loài hộ pháp và hướng thiện. Naga là một biểu tượng quen thuộc trong Phật giáo Nam tông (Theravada) ở Lào hay Thái Lan.
Bức tượng bên phải cầm bánh xe pháp luân (Dharmachakra), tượng trưng cho giáo lý Phật giáo và con đường dẫn đến giác ngộ. Bánh xe pháp luân thường có 8 nan, đại diện cho bát chánh đạo – tám con đường đúng đắn để đạt được sự giải thoát.
Bức tượng mô tả Đức Phật ngồi thiền dưới sự che chở của rắn thần Mucalinda – vua của loài rắn (Naga). Theo truyền thuyết, khi Đức Phật đang thiền định sau khi giác ngộ, một cơn mưa lớn kéo dài nhiều ngày đã xảy ra. Rắn Mucalinda trồi lên, cuộn thân làm bệ và xòe bảy đầu che mưa gió cho ngài.
Bức tượng mô tả Đức Phật ngồi thiền dưới sự che chở của rắn thần Mucalinda – vua của loài rắn (Naga). Theo truyền thuyết, khi Đức Phật đang thiền định sau khi giác ngộ, một cơn mưa lớn kéo dài nhiều ngày đã xảy ra. Rắn Mucalinda trồi lên, cuộn thân làm bệ và xòe bảy đầu che mưa gió cho ngài.
Dấu ấn Hindu giáo cũng được thể hiện qua nhiều tác phẩm tại công viên. Bức tượng với khuôn mặt lớn, đa diện trong hình gợi nhớ đến thần Brahma trong Hindu giáo – thường được mô tả với bốn khuôn mặt nhìn về bốn hướng, tượng trưng cho sự sáng tạo và toàn tri. Dấu ấn Phật giáo là các đầu lâu xếp chồng, nhấn mạnh về sự vô thường và cái chết.
Dấu ấn Hindu giáo cũng được thể hiện qua nhiều tác phẩm tại công viên. Bức tượng với khuôn mặt lớn, đa diện trong hình gợi nhớ đến thần Brahma trong Hindu giáo – thường được mô tả với bốn khuôn mặt nhìn về bốn hướng, tượng trưng cho sự sáng tạo và toàn tri. Dấu ấn Phật giáo là các đầu lâu xếp chồng, nhấn mạnh về sự vô thường và cái chết.
Nữ du khách Melanie và Chantal, đến từ Canada, cho biết đây là lần đầu cả hai đến Viêng Chăn và ấn tượng với nhịp sống yên bình, chậm rãi.
“Công viên Phật giáo khiến tôi tò mò về tôn giáo này”, Melanie nói.
Đại diện khách sạn DoubleTree by Hilton Viêng Chăn cho biết các tour tham quan thành phố đều đưa du khách đến địa điểm này. Khách du lịch nước ngoài ở Viêng Chăn chủ yếu là khách Trung, châu Âu, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều du khách có nhu cầu tham quan các điểm đến mang màu sắc tôn giáo và văn hóa như công viên tượng Phật. Các tour có xe đưa đón và hướng dẫn viên thuyết minh bằng tiếng Anh.
Nữ du khách Melanie và Chantal, đến từ Canada, cho biết đây là lần đầu cả hai đến Viêng Chăn và ấn tượng với nhịp sống yên bình, chậm rãi.
“Công viên Phật giáo khiến tôi tò mò về tôn giáo này”, Melanie nói.
Đại diện khách sạn DoubleTree by Hilton Viêng Chăn cho biết các tour tham quan thành phố đều đưa du khách đến địa điểm này. Khách du lịch nước ngoài ở Viêng Chăn chủ yếu là khách Trung, châu Âu, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều du khách có nhu cầu tham quan các điểm đến mang màu sắc tôn giáo và văn hóa như công viên tượng Phật. Các tour có xe đưa đón và hướng dẫn viên thuyết minh bằng tiếng Anh.
Bích Phương
Nguồn: Vnexpress