Cuộc sống ở thành phố mê cung Trùng Khánh

0

Trung QuốcTrùng Khánh được xây dựng như một mê cung với những tòa nhà cao tầng thiếu ánh sáng, du khách không quen đường dễ bị lạc.

Từ lối vào chính của Baixiangju, nằm dọc một con đường nhộn nhịp ở đô thị Trùng Khánh, khu dân cư với ba tòa nhà trông chỉ cao khoảng 15 tầng. Khi bước vào bên trong khu phức hợp xám màu xây từ đầu những năm 1990, một khung cảnh khác hiện ra.

Số hiệu căn hộ cho thấy các căn gần lối vào chính nằm ở tầng 11, trong khi những căn ở cuối hành lang ở tầng 16. Nhìn xuống từ lối đi nối các khối nhà với lối vào, chiều cao thực sự của các tòa nhà lộ ra – khoảng 25 tầng. Các tầng thấp hơn bị che khuất bởi sườn dốc, kéo dài xuống đồi và dẫn ra các lối vào, ra khác.

Đây là ví dụ tiêu biểu lý giải việc Trùng Khánh được gọi “thành phố ma thuật 8D của Trung Quốc”. Tại đây, việc di chuyển trong các tòa nhà giống như bước vào mê cung đa chiều. Ảnh: Straits Times

Từ lối vào chính của Baixiangju, nằm dọc một con đường nhộn nhịp ở đô thị Trùng Khánh, khu dân cư với ba tòa nhà trông chỉ cao khoảng 15 tầng. Khi bước vào bên trong khu phức hợp xám màu xây từ đầu những năm 1990, một khung cảnh khác hiện ra.

Số hiệu căn hộ cho thấy các căn gần lối vào chính nằm ở tầng 11, trong khi những căn ở cuối hành lang ở tầng 16. Nhìn xuống từ lối đi nối các khối nhà với lối vào, chiều cao thực sự của các tòa nhà lộ ra – khoảng 25 tầng. Các tầng thấp hơn bị che khuất bởi sườn dốc, kéo dài xuống đồi và dẫn ra các lối vào, ra khác.

Đây là ví dụ tiêu biểu lý giải việc Trùng Khánh được gọi “thành phố ma thuật 8D của Trung Quốc”. Tại đây, việc di chuyển trong các tòa nhà giống như bước vào mê cung đa chiều. Ảnh: Straits Times

Khu phức hợp chỉ có thang bộ và có một con đường dốc nối liền các tòa nhà. Du khách thường tới đây để chụp ảnh kiến trúc biểu tượng của Trùng Khánh.

Cư dân Trùng Khánh thường sống trong các căn hộ ở những tòa nhà cao tầng. Nhiều tòa nhà kết hợp nhà ở tầng trên và văn phòng, dịch vụ ở tầng dưới. Những công trình khổng lồ này thường che khuất ánh sáng mặt trời, tạo bóng râm cho khu vực xung quanh. Cuối thế kỷ 19, sự mở rộng đô thị của Trung Quốc đã tạo ra một Trùng Khánh thiếu “hơi thở” không gian.

Với khoảng ba phần tư diện tích đất là đồi núi, các nhà quy hoạch đô thị Trùng Khánh phải xây dựng khác biệt, tạo ra một cảnh quan phức tạp, nhiều tầng, thách thức logic thông thường nhưng thúc đẩy một siêu đô thị phát triển mạnh. Ảnh: Straits Times

Khu phức hợp chỉ có thang bộ và có một con đường dốc nối liền các tòa nhà. Du khách thường tới đây để chụp ảnh kiến trúc biểu tượng của Trùng Khánh.

Cư dân Trùng Khánh thường sống trong các căn hộ ở những tòa nhà cao tầng. Nhiều tòa nhà kết hợp nhà ở tầng trên và văn phòng, dịch vụ ở tầng dưới. Những công trình khổng lồ này thường che khuất ánh sáng mặt trời, tạo bóng râm cho khu vực xung quanh. Cuối thế kỷ 19, sự mở rộng đô thị của Trung Quốc đã tạo ra một Trùng Khánh thiếu “hơi thở” không gian.

Với khoảng ba phần tư diện tích đất là đồi núi, các nhà quy hoạch đô thị Trùng Khánh phải xây dựng khác biệt, tạo ra một cảnh quan phức tạp, nhiều tầng, thách thức logic thông thường nhưng thúc đẩy một siêu đô thị phát triển mạnh. Ảnh: Straits Times

Marcus Yeo, người Singapore, đến thăm Trùng Khánh vào tháng 6, nói không thể tưởng tượng thành phố này trông thế nào khi xem video.

Điều khiến du khách lo ngại không phải việc thiếu thang máy hay tầng cao mà là sự rối rắm của lối vào và lối ra. Chỉ cần một lần rẽ nhầm, họ có thể đi lạc rất xa. Ảnh: Straits Times

Marcus Yeo, người Singapore, đến thăm Trùng Khánh vào tháng 6, nói không thể tưởng tượng thành phố này trông thế nào khi xem video.

Điều khiến du khách lo ngại không phải việc thiếu thang máy hay tầng cao mà là sự rối rắm của lối vào và lối ra. Chỉ cần một lần rẽ nhầm, họ có thể đi lạc rất xa. Ảnh: Straits Times

Diện tích đồi núi, gần gấp đôi mức trung bình của một thành phố Trung Quốc, thách thức cho quy hoạch đô thị, xây dựng và quản trị. Thành phố đã ưu tiên giao thông công cộng với tàu điện ngầm là trọng tâm, len lỏi qua địa hình đồi núi để giảm áp lực từ mật độ dân số và số lượng xe hơi cao.

Trong hình là Hongyadong – khu phức hợp nhà sàn truyền thống 11 tầng nằm cạnh những tòa nhà chọc trời ở khu thương mại Jiefangbei. Ảnh: Bloomberg

Diện tích đồi núi, gần gấp đôi mức trung bình của một thành phố Trung Quốc, thách thức cho quy hoạch đô thị, xây dựng và quản trị. Thành phố đã ưu tiên giao thông công cộng với tàu điện ngầm là trọng tâm, len lỏi qua địa hình đồi núi để giảm áp lực từ mật độ dân số và số lượng xe hơi cao.

Trong hình là Hongyadong – khu phức hợp nhà sàn truyền thống 11 tầng nằm cạnh những tòa nhà chọc trời ở khu thương mại Jiefangbei. Ảnh: Bloomberg

Số lượng cầu ở Trùng Khánh đã tăng từ 4.000 năm 1997 lên hơn 20.000 hiện nay. Giao lộ Huangjuewan 5 tầng là ví dụ điển hình cho hệ thống giao thông phức tạp của thành phố.

Giáo sư Huang Jingnan từ Đại học Vũ Hán giải thích Trùng Khánh áp dụng mô hình đa trung tâm. Các tiểu trung tâm hình thành do rào cản tự nhiên như núi và sông. Quận Shapingba là trung tâm về khoa học, giáo dục và y tế. Quận này có 16 viện đại học, bao gồm Đại học Trùng Khánh. Mô hình này đảm bảo cân bằng giữa việc làm và nhà ở.

Mô hình đa trung tâm giúp Trùng Khánh thích nghi với địa hình khó khăn. Các trung tâm hoạt động độc lập và tích hợp chức năng, không phụ thuộc vào một trung tâm cốt lõi duy nhất. Địa hình dốc và đất khan hiếm thúc đẩy phát triển theo chiều dọc. Trùng Khánh trở thành ví dụ điển hình cho các đô thị đồi núi. Ảnh: Si Qi

Số lượng cầu ở Trùng Khánh đã tăng từ 4.000 năm 1997 lên hơn 20.000 hiện nay. Giao lộ Huangjuewan 5 tầng là ví dụ điển hình cho hệ thống giao thông phức tạp của thành phố.

Giáo sư Huang Jingnan từ Đại học Vũ Hán giải thích Trùng Khánh áp dụng mô hình đa trung tâm. Các tiểu trung tâm hình thành do rào cản tự nhiên như núi và sông. Quận Shapingba là trung tâm về khoa học, giáo dục và y tế. Quận này có 16 viện đại học, bao gồm Đại học Trùng Khánh. Mô hình này đảm bảo cân bằng giữa việc làm và nhà ở.

Mô hình đa trung tâm giúp Trùng Khánh thích nghi với địa hình khó khăn. Các trung tâm hoạt động độc lập và tích hợp chức năng, không phụ thuộc vào một trung tâm cốt lõi duy nhất. Địa hình dốc và đất khan hiếm thúc đẩy phát triển theo chiều dọc. Trùng Khánh trở thành ví dụ điển hình cho các đô thị đồi núi. Ảnh: Si Qi

Ảnh chụp trên cao cho thấy một bãi đậu xe ở Trùng Khánh.

Trùng Khánh là điểm đến mơ ước, thu hút hàng triệu du khách nội địa. Theo Trip.com, lượt đặt vé tăng 131% trong năm 2024, dẫn đầu các thành phố Trung Quốc. Du khách quốc tế cũng tăng 115% so với năm trước. Ảnh: AFP

Ảnh chụp trên cao cho thấy một bãi đậu xe ở Trùng Khánh.

Trùng Khánh là điểm đến mơ ước, thu hút hàng triệu du khách nội địa. Theo Trip.com, lượt đặt vé tăng 131% trong năm 2024, dẫn đầu các thành phố Trung Quốc. Du khách quốc tế cũng tăng 115% so với năm trước. Ảnh: AFP

Tuyến tàu đi qua tòa nhà 19 tầng tại ga Liziba – nơi các tầng 6 đến 8 được thiết kế thành nhà ga, các tầng còn lại là khu dân cư – là điểm thu hút khách hàng đầu. Nhờ hệ thống cách âm, người dân sống trong tòa nhà vẫn có thể sinh hoạt bình thường dù tàu chạy qua sát nhà mình.

Tàu một ray (monorail) thường được sử dụng tại các thành phố đông dân, công viên giải trí hoặc khu du lịch nhờ thiết kế gọn, di chuyển trên cao và phù hợp với lộ trình ngắn. Một số tuyến gây ấn tượng nhờ kiến trúc độc đáo, như xuyên qua chung cư hoặc treo lơ lửng trên mặt sông. Ảnh: AFP

Tuyến tàu đi qua tòa nhà 19 tầng tại ga Liziba – nơi các tầng 6 đến 8 được thiết kế thành nhà ga, các tầng còn lại là khu dân cư – là điểm thu hút khách hàng đầu. Nhờ hệ thống cách âm, người dân sống trong tòa nhà vẫn có thể sinh hoạt bình thường dù tàu chạy qua sát nhà mình.

Tàu một ray (monorail) thường được sử dụng tại các thành phố đông dân, công viên giải trí hoặc khu du lịch nhờ thiết kế gọn, di chuyển trên cao và phù hợp với lộ trình ngắn. Một số tuyến gây ấn tượng nhờ kiến trúc độc đáo, như xuyên qua chung cư hoặc treo lơ lửng trên mặt sông. Ảnh: AFP

Ga Hongyancun, sâu 116 m – giữ kỷ lục ga tàu điện ngầm sâu nhất thế giới – cũng là điểm du lịch nổi bật của thành phố. Một số video thử nghiệm cho thấy để đi từ ga lên mặt đất, du khách mất khoảng 8 phút và phải lên 7 thang cuốn.

Poh Zhenmin, du khách Malaysia 28 tuổi, nói trải nghiệm đi thang máy lên mặt đất ở Hongyancun thực sự thú vị. Mong muốn trải nghiệm và hòa mình vào lối sống đặc biệt của thành phố thu hút nhiều du khách quốc tế. Tuy nhiên, Poh nói không thể sống nổi liên tục ở đây vì phải dành quá nhiều thời gian để di chuyển, leo thang và tìm đường.

“Tôi nể phục người dân địa phương và sức mạnh đôi chân của họ”, Poh nói. Ảnh: iChongqing

Ga Hongyancun, sâu 116 m – giữ kỷ lục ga tàu điện ngầm sâu nhất thế giới – cũng là điểm du lịch nổi bật của thành phố. Một số video thử nghiệm cho thấy để đi từ ga lên mặt đất, du khách mất khoảng 8 phút và phải lên 7 thang cuốn.

Poh Zhenmin, du khách Malaysia 28 tuổi, nói trải nghiệm đi thang máy lên mặt đất ở Hongyancun thực sự thú vị. Mong muốn trải nghiệm và hòa mình vào lối sống đặc biệt của thành phố thu hút nhiều du khách quốc tế. Tuy nhiên, Poh nói không thể sống nổi liên tục ở đây vì phải dành quá nhiều thời gian để di chuyển, leo thang và tìm đường.

“Tôi nể phục người dân địa phương và sức mạnh đôi chân của họ”, Poh nói. Ảnh: iChongqing

Tuyến cáp treo vượt sông Dương Tử ở Trùng Khánh.

Anh Huang Jun, tài xế taxi, tự hào về vai trò lịch sử của thành phố. Anh yêu lẩu và đặc sản địa phương, không muốn rời Trùng Khánh.

“Các thành phố như Bắc Kinh quá bằng phẳng và thiếu sức sống”, anh nói. Ảnh: AFP

Tuyến cáp treo vượt sông Dương Tử ở Trùng Khánh.

Anh Huang Jun, tài xế taxi, tự hào về vai trò lịch sử của thành phố. Anh yêu lẩu và đặc sản địa phương, không muốn rời Trùng Khánh.

“Các thành phố như Bắc Kinh quá bằng phẳng và thiếu sức sống”, anh nói. Ảnh: AFP

Dù tách khỏi Tứ Xuyên từ năm 1997, ẩm thực Trùng Khánh vẫn giữ đặc trưng hương vị cay nồng. Thành phố nổi tiếng với hạt tiêu Tứ Xuyên, cay đến mức nhiều khách phải e dè. Loại gia vị này mang đến cảm giác cay tê, lan tỏa chậm rãi.

Trong hình là du khách mặc cổ phục Trung Quốc đi ngang qua một cửa hàng đồ ăn ở Trùng Khánh. Ảnh: AFP

Dù tách khỏi Tứ Xuyên từ năm 1997, ẩm thực Trùng Khánh vẫn giữ đặc trưng hương vị cay nồng. Thành phố nổi tiếng với hạt tiêu Tứ Xuyên, cay đến mức nhiều khách phải e dè. Loại gia vị này mang đến cảm giác cay tê, lan tỏa chậm rãi.

Trong hình là du khách mặc cổ phục Trung Quốc đi ngang qua một cửa hàng đồ ăn ở Trùng Khánh. Ảnh: AFP

Trùng Khánh đã chuyển mình từ mạng lưới các đô thị nông thôn thành siêu đô thị toàn cầu. Thành phố trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các mô hình đô thị khác nhau.

Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh chóng không tránh khỏi những vấn đề của các thành phố giữa thế kỷ 20. Nỗ lực kiểm soát ô nhiễm thường thất bại do cơ sở hạ tầng không thể thay đổi. Những con đường cao tốc ngoại ô giờ bị bao vây bởi đô thị mở rộng, tạo nên hình ảnh đường cao ngang tầm tòa nhà chọc trời. Ảnh: AFP

Trùng Khánh đã chuyển mình từ mạng lưới các đô thị nông thôn thành siêu đô thị toàn cầu. Thành phố trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các mô hình đô thị khác nhau.

Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh chóng không tránh khỏi những vấn đề của các thành phố giữa thế kỷ 20. Nỗ lực kiểm soát ô nhiễm thường thất bại do cơ sở hạ tầng không thể thay đổi. Những con đường cao tốc ngoại ô giờ bị bao vây bởi đô thị mở rộng, tạo nên hình ảnh đường cao ngang tầm tòa nhà chọc trời. Ảnh: AFP

Hoài Anh (Theo Straits Times, Tomorrow City)

Cuộc sống ở thành phố mê cung Trùng Khánh – Báo VnExpress Du lịch

Nguồn: Vnexpress