Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh định hướng thời kỳ mới là đảm bảo nguồn tài nguyên đất đai được sử dụng một cách hiệu quả, bền vững và là nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Ngày 14/11, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19 của Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trước đó, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI, giao Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan Thường trực.
Trong bối cảnh thời gian thực hiện tổng kết nghị quyết không dài, đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh, thành, Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định công tác tổng kết vẫn được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Ban Chỉ đạo đã hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đánh giá cao kết quả đạt được.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Quảng Ninh sáng 14/11. Ảnh: Thành Trung. |
Hơn 20 ý kiến phát biểu tại hội nghị tổng kết đã phân tích những tồn tại kéo dài có liên quan đến quản lý và sử dụng đất nhưng chưa được xử lý dứt điểm tại địa phương; hay một số vấn đề có liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất tại địa phương…
Phát biểu chỉ đạo, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá hội nghị đã đi thẳng vào những vấn đề lớn trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 19 trên địa bàn các tỉnh, thành phố; giúp Ban Chỉ đạo hiểu rõ hơn thực tiễn tại về quản lý, sử dụng đất đai.
Các ý kiến góp phần gợi mở chủ trương, định hướng, giải pháp trong thời kỳ mới với mục tiêu đảm bảo nguồn tài nguyên đất đai được sử dụng hiệu quả, bền vững và thực sự là nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, giúp thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Ông Trần Tuấn Anh đề nghị lãnh đạo các địa phương tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện góp ý bằng văn bản và gửi lại Ban Chỉ đạo trong tháng 11 để làm cơ sở cho Ban Chỉ đạo hoàn thiện Đề án trình Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương.
Trước đó, trong buổi làm việc sáng cùng ngày của Ban Chỉ đạo với Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh đất đai được xác định là nguồn lực đặc biệt quan trọng của tỉnh.
Khẳng định Quảng Ninh xác định luôn thận trọng, có chiến lược sử dụng đất đảm bảo tính bền vững, bảo vệ tài nguyên, ông Ký cho biết tỉnh không khuyến khích thu hút đầu tư phát triển đơn thuần. Tỉnh cũng mong muốn quá trình điều chỉnh, sửa đổi luật sẽ có cơ sở để việc thu hút đầu tư vào Quảng Ninh được thuận lợi, phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao Quảng Ninh trong việc ban hành và thực hiện quy hoạch ổn định, kế hoạch sử dụng đất linh hoạt, góp phần tạo quỹ đất thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng, công nghiệp, đô thị và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực theo hướng bền vững từ “nâu” sang “xanh”.
Song, ông cũng lưu ý một số hạn chế, khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết của Quảng Ninh cần được phân tích, đánh giá thấu đáo để xử lý có hiệu quả trong thời gian tới.
Điển hình như công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn gặp khó khăn khi giải quyết đối với trường hợp phát sinh các dự án, công trình chưa có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với một số dự án vẫn còn chậm; chưa giải quyết triệt để một số vụ việc khiếu kiện liên quan tới đất đai. Đặc biệt, chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn…
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn