Điểm đến du lịch

Những địa điểm du lịch hấp hẫn những địa điểm du lịch trong nước, địa điểm du lịch nước ngoài được chúng tôi tổng hợp và đưa tin đến Quý bạn đọc đam mê du lịch có cái nhìn tổng quan nhất về các địa danh du lịch để quyết định cho mình cho những chuyến du lịch ý nghĩa nhất

Hé lộ bí mật ẩn giấu trong bức tường điện Kremlin nhiều thế kỷ

Sau khi công việc phục hồi điện Kremlin bắt đầu, các nhà khảo cổ phát hiện ra bí mật ẩn dấu hàng thế kỷ trong bức tường của điện Kremlin.

Hai năm trước, chính phủ Nga đã quyết định khôi phục lại diện mạo lịch sử của điện Kremlin Moscow. Nhiệm vụ không phải là một điều dễ dàng bởi phải xem xét ý nghĩa văn hóa, lịch sử và chính trị của điện Kremlin.

Điện Kremlin là một tổ hợp kiến trúc phức tạp và kiên cố, là nơi ở chính thức của Tổng thống Liên bang Nga. Các bức tường và tháp Kremlin hiện tại được xây dựng trong những năm từ 1485 đến 1495. Điện Kremlin có quy mô rộng lớn, bao gồm các nhà thờ, các khu vực bảo tàng, và thậm chí nhà ở của các lực lượng quân sự của Tổng thống.

Tòa nhà 14

Tòa nhà 14 hay Kremlin Presidium là một phần của khu hành chính thuộc điện Kremlin. Tuy nhiên, nó không bao giờ được kết nối với Kremlin Palace.

Năm 1958, nó được quyết định sáp nhập vào Nhà hát Kremlin. Nhưng thật không may, tất cả các nỗ lực đó đã bị bác bỏ. Đến năm 1991, hội trường 1200 ghế ngồi này bị phá hủy và xây dựng lại thành Tòa nhà 14 của Tòa án Tối cao Liên Xô.

Trong thời gian sau thời kỳ cải tổ, tòa nhà thành trụ sở của một số phòng ban trong chính quyền tổng thống.

Từ cuối năm 2015, trong quá trình khôi phục tòa nhà này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều bí mật thú vị bên trong. Các nhà khảo cổ khi khai quật trong một khu vực 500 m2 khi xây dựng tầng hầm 14 phát hiện ra tàn tích của tòa nhà được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ 12 -14, bằng đá trắng, phù điêu bằng đất nung và thậm chí có cả nghĩa địa trong tu viện.

Tu viện Chudov

Theo truyền thuyết, tu viện được thành lập vào năm 1265 để tưởng niệm sự phục hồi kỳ diệu của mẹ Djanibek, Khan của Golden Horde, từ mù lòa.

Tu viện này có bề dầy lịch sử phong phú. Thượng Phụ Hermogenes bị bỏ đói đến chết trong đó và vào năm 1812, và Napoleon đã chọn nó làm trụ sở sau khi tấn công Liên Xô.

Nhiều công tước Nga vĩ đại và các quan chức chính thống giáo được an táng trong khuôn viên của tu viện Chudov.

Trong năm 1929, tu viện Chudov đã bị phá bỏ.

Cung điện Nicholas

Đây từng là nơi ở của các Sa hoàng Nga và gia đình. Kiến trúc sư Kazak xây dựng cung điện này theo lệnh của Kathrine II với số thù lao 40.000 rúp. Nơi này cũng từng là nơi chào đời của các Sa hoàng Nicholas I, Alexander II.

Tu viện Ascension Convent

Nếu truyền thuyết có thật thì tu viện này được thành lập bởi vợ của Dmitry xứ Don.

Trong năm 1382, biểu tượng Miraculous của Mẹ Thiên Chúa đã được đặt trong tu viện. Tu viện cũng nổi tiếng là nơi cư trú cho các cô dâu hoàng gia và nơi chôn cất của những người thuộc dòng dõi hoàng tộc của Moscow.

Khu xanh của điện Kremlin

Ngày nay, xung quanh điện Kremlin là một khu vực cây cối xanh mát có tổng diện tích lên tới 1,6 ha. Trong đó, tu viện và nhà thờ được bao quanh bởi những hàng rào quả cầu màu xanh.

Các nhà lãnh đạo Nga hiện tại đã lên kế hoạch phục hồi kiến trúc này trong tương lai.

Người dân Moscow và các du khách đang hồi hộp chờ đợi cơ hội tham quan, khám phá các khu vực và công trình kiến trúc được phục hồi trong quần thể điện Kremlin.

Theo Huyền Mỹ

Dân Việt

Nguồn: DANTRI.COM.VN

Đi tìm vẻ bình yên trong đêm Côn Đảo

(Dân trí) – Côn Đảo thoáng chút nhộn nhịp ở một vài góc phố thị trấn, các nơi di tích lịch sử, nghĩa trang Hàng Dương và khu chợ đêm. Buổi tối đến, nơi “địa ngục trần gian” này chỉ còn lại ánh đèn điện pha màu, những góc cây bàng đại thụ vẫn nằm đấy, mọi vật chìm trong tĩnh lặng, yên ắng nhưng không kém phần thơ mộng, lãng mạn.

Một góc vịnh Côn Sơn. Ảnh: XUÂN LỘC.

Một góc vịnh Côn Sơn. Ảnh: XUÂN LỘC.

Khi cái nắng vừa tắt đi, mất dần sau ngọn núi Thánh Giá, những vệt mây màu hồng bảng lãng trôi nhẹ nhàng cũng là lúc thị trấn Côn Sơn dần lên đèn rực rỡ. Du khách lúc này cũng thưa dần, người dân tắm biển cũng về với gia đình để quây quần, những ngư dân bắt đầu neo đậu thuyền, tàu vào thành cầu cảng, xe cộ không còn đông nữa, tất cả như chìm vào một không gian khác, đó là sự tĩnh lặng, bình yên, một hòn đảo đang tự “hưởng thụ” sau một ngày dài vất vả.

Côn Đảo nằm cách đất liền 180km đường biển, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi nổi danh trong lịch sử Việt Nam gắn liền với các địa danh Nhà tù Côn Đảo, Chuồng Cọp, nghĩa trang Hàng Dương,…Côn Đảo ngày nay không chỉ nổi tiếng với lịch sử hào hùng, văn hóa tâm linh mà còn là nơi nghỉ dưỡng, tham quan và khám phá lý tưởng với nhiều danh thắng cảnh đẹp, hệ sinh thái động thực vật phong phú,…thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Trong chuyến tham quan vùng đất hào hùng này, chúng tôi có dịp ghi lại nhiều khoảnh khắc đẹp về đêm của một thị trấn, một Côn Đảo khác lạ với những góc phố yên tĩnh, bãi biển huyền ảo, cầu tàu thơ mộng hay nơi chùa Núi Một tĩnh lặng trong tiếng chuông chùa, tiếng kinh của sư thầy ngân vang.

Canh đồng hồ khoảng chừng 17h chiều – 19 tối, chúng tôi dạo quanh một vòng tuyến đường Tôn Đức Thắng, cầu tàu 914, cầu cảng neo thuyền,…để cảm nhận dư vị cuộc sống người dân đảo nơi này. Trong khoảng thời gian ấy, người dân đảo tập trung nơi đây khá đông để tắm biển chiều, các em nhỏ tập bơi, những bác lớn tuổi chỉ ngồi thành đường mà ngắm biển, trò chuyện cho hết buổi. Nhìn cảnh tượng này ai cũng muốn có một cuộc sống như thế, vừa nhẹ nhàng, vui vẻ trong không khí hưởng thụ cuộc sống.

Thỉnh thoảng có vài du khách lẻ đi xe máy, đoàn du khách đến thắp hương cầu nguyện cho 914 người con đảo đã ngã xuống vì phải xây dựng cầu tàu 914 dưới thời thực dân đế quốc. Rồi cũng dạo bước tham quan ngắm cảnh trên cầu tàu, cảm nhận một bên đường khá đông vui nhộn nhịp, bên còn lại phía bãi An Hải tập trung nhà nghỉ, nhà hàng khá yên ắng, vắng người.

Các em nhỏ tắm biển, đạp xe dạo phố. Ảnh: XUÂN LỘC.

Các em nhỏ tắm biển, đạp xe dạo phố. Ảnh: XUÂN LỘC.

Những thanh niên trai tráng có thú vui câu cá, đèo hai chở ba với cầu câu, mồi thức ăn cho cá lao vùn vụt ra cây cầu cảng dành neo đậu thuyền bè để văng cần kiếm cá, thỏa thú vui tao nhã của một buổi chiều đến. Có anh ngồi lại câu khá lâu, có khi tận 9-10 tối mới chịu ra về. Trên thành cầu, dăm ba bác ngư dân lắc lư “ngà ngà” men rượu tâm sự, bàn đủ chuyện đời từ kiếm cơm cho đến vấn đề thời sự, cuộc sống người dân,…

Khu vực này đông vui, nhộn nhịp kéo theo các cô chú bán hàng rong: những quầy chè, xe đẩy cá viên, tiếng leng keng của xe “cà rem” (bán kem), xe bán nước ướp lạnh,…bán ngay cho dân và du khách khi vừa tắm biển lên hay chỉ dạo quanh khu vực ấy.

Đông vui là vậy, nhộn nhịp là thế, vậy mà chỉ chốc lát ai nấy cũng nhanh chóng ra về, người dân tranh thủ bữa cơm tối, du khách cũng kịp về nhà nghỉ, khách sạn “gội rửa” sau một ngày vui chơi mệt nhọc, các quầy hàng rong có ngồi cũng chả bán được ai nữa nên cũng dần dần đẩy về cả. Cả khu vực lúc này chỉ lát đát một vài du khách tham quan, người dân ngồi ven đường hóng gió hay văng vẳng tiếng nhạc Trịnh từ quán cà phê Côn Sơn mà thôi.

Trời càng về tối, cả thị trấn chỉ còn dăm ba chiếc xe máy nổ chạy vòng quanh các con phố, đường xá giờ khá vắng vẻ, yên tĩnh ngay cả khi tôi xách chiếc máy ảnh và cái chân máy ra phơi sáng giữa đường phố một hồi lâu cũng chả có chiếc nào chạy ngang qua.

Chợ đêm Côn Đảo, mang tiếng là chợ, nhưng chỉ là các quầy hàng ăn uống tập trung đông hai bên đường phố, đa phần là bán món ăn đêm, đặc sản làm quà thì không bán ở đây. Ở cái đất đảo xa xôi này, một điều làm tôi nhớ mãi câu của chú Dũng, chủ nhà nghỉ nơi tôi dừng chân: “Côn Đảo bán hàng khuya nhất chỉ có đồ cúng thôi!”. Qủa thật đúng là vậy, từ chợ cho đến con đường ra nghĩa trang Hàng Dương, rất nhiều quầy hàng bán đồ cúng để du khách, người dân đi viếng mộ, cúng lễ và dâng hương các anh hùng liệt sĩ ở Hàng Dương.

Trái với suy nghĩ “chả hiểu biết” của tôi: “đi nghĩa trang thắp hương ban ngày cho bớt sợ”, nhưng sự thật thì ngược lại, người dân lẫn du khách thường viếng mộ chị Sáu hay thắp hương các liệt sỹ vào buổi tối, càng khuya càng đông, chừng 12h khuya là đông nghịt người viếng, vì họ cho rằng giờ này linh thiêng. Dù khá đông người, nhưng khung cảnh cứ tối om, khói hương mù mịt, mờ ảo trong sương sớm pha lẫn tiếng côn trùng kêu rả rít, đêm xuống lành lạnh khiến tôi cảm thấy “ ngờ ngợ” và nổi cả “da gà”.

Ai đến Côn Đảo hầu như cũng đều ghé qua chùa Núi Một (Vân Sơn Tự) tham quan cầu nguyện, nhưng ít ai đến nơi này trong đêm cả. Lần thứ 3 đến chùa là vào một buổi tối tầm 19h30, tôi rất ấn tượng với nơi này. Buổi tối khá vắng vẻ, chỉ một vài dân địa phương “cuốc bộ” hơn hai trăm bậc thang dốc núi đến thắp hương, nghe sư thầy giảng kinh. Từ đỉnh chùa, nhìn về thị trấn Côn Sơn lung linh, huyền ảo với ánh đèn điện, vịnh Côn Sơn thấp thoáng vài ánh sáng tàu thuyền, trong khi hồ An Hải lên đèn rất đẹp, thấy cả từng đóa sen đang hấp thụ tinh hoa của trời đất chuẩn bị bung thở vào sáng mai.

Mới đến Côn Đảo lần đầu mà đã trót yêu vẻ đẹp của nơi này, từ phong cảnh, con người đến sự bình dị của nó. Và sự bình dị ấy sẽ đẹp mãi nếu những khoảnh khắc này được lưu giữ qua các bức ảnh về một vùng đất giàu lịch sử.

Đường Tôn Đức Thắng lên đèn rực rỡ. Ảnh: XUÂN LỘC.

Đường Tôn Đức Thắng lên đèn rực rỡ. Ảnh: XUÂN LỘC.

Một nhà hàng tại bãi An Hải, với khung cảnh đêm thật lãng mạn. Ảnh: XUÂN LỘC.

Một nhà hàng tại bãi An Hải, với khung cảnh đêm thật lãng mạn. Ảnh: XUÂN LỘC.

Bài, ảnh: Xuân Lộc

Nguồn: DANTRI.COM.VN

Đảo Điệp Sơn và “con đường xuyên biển”

Điệp Sơn là một trong những hòn đảo nhỏ thuộc vịnh Vân Phong (Khánh Hòa), còn được nhân dân địa phương gọi là đảo Hòn Bịp. Nằm giữa biển khơi, cách đất liền khoảng năm hải lý, đây là một điểm đến còn khá nguyên sơ với con đường cát “xuyên biển” độc đáo.

Con đường cát “xuyên biển” trên đảo Điệp Sơn

Từ Nha Trang, đi chừng 60 km qua thị trấn Vạn Giã và quẹo sang hướng biển khoảng 500 m, du khách đến cảng cá và từ đây thuê ca-nô ra đảo với giá 100 nghìn/người/lượt với thời gian đi ước chừng 15 phút. Cảm giác vượt biển ra khơi mang lại cho du khách những điều thú vị, mới lạ trong mênh mang biển nước, mây trời và tiếng sóng vỗ, lại được cảm nhận cuộc sống sinh hoạt của ngư dân Nam Trung Bộ qua những thuyền cá và các bè lồng nuôi hải sản trên vùng vịnh. Khi những hàng dừa và các làng chài phơi lưới trắng xóa ven biển khuất dần, cũng là lúc Điệp Sơn hiện ra trước mắt nhấp nhô ẩn hiện theo nhịp sóng. Đến gần, đảo hiện lên rõ ràng hơn với mầu xanh cây lá ngút ngàn hòa lẫn giữa biển khơi xanh mầu ngọc bích.

Cập bến đảo, du khách đi qua những chiếc cầu ván bắc giữa các lồng nuôi hải sản để vào bờ. Từ đây, một con đường cát trắng dài 150 m nhô lên mong manh trong sóng biển nối liền giữa Điệp Sơn và Hòn Ó. Lúc thủy triều lên, con đường cát sẽ chìm dưới làn nước lấp xấp và khi nước rút đi lại hiện lên lấp lóa trắng trong nắng vàng. Đi bộ trên con đường cát Điệp Sơn, du khách có cảm giác như đang “đi xuyên qua biển” trong sự hồi hộp, thích thú. Hai bên đường, nước biển trong xanh, với những đàn cá nhỏ nhiều mầu sắc bơi lội… Theo như kinh nghiệm của người dân địa phương cũng như của các du khách đi trước, thời điểm biển đẹp nhất là vào khoảng từ tháng một đến tháng chín, khi khu vực này đang trong mùa nắng, phù hợp cho du lịch biển, đảo. Các loại hình dịch vụ tại đây chưa phát triển và mọi thứ đều phải chuyên chở từ đất liền ra. Bên cạnh việc nghỉ dưỡng, tắm biển, thưởng thức các loại hải sản tươi sống và những trò chơi dưới nước…, du khách có thể ở lại đêm và tổ chức đốt lửa trại dã ngoại ngoài bờ biển.

Cư dân trên đảo Điệp Sơn không đông, có 82 hộ gia đình với 400 nhân khẩu và sống bám biển qua nhiều thế hệ, còn giữ gìn nhiều cung cách lao động biển cả và sinh hoạt văn hóa truyền thống khá thú vị. Khó khăn là đảo thiếu điện và thiếu nước ngọt, phải chuyên chở từ đất liền ra theo chế độ phân phối của chính quyền địa phương với mức 20 lít nước/người/ngày. Hiện nay, phần lớn các tua du lịch ra đảo chủ yếu mang tính tự phát và đang rất cần một sự quản lý, tổ chức quy củ, chuyên nghiệp hơn từ phía ngành du lịch Khánh Hòa và các doanh nghiệp lữ hành.

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

Khu ổ chuột rách nát khó tin giữa lòng Seoul hoa lệ

(Dân trí) – Trái ngược với vẻ hào nhoáng của quận Gangnam ở Seoul là khu ổ chuột với những dãy nhà tạm bợ, rách nát được dựng tạm. Đây lại là nơi ở của hàng nghìn người nghèo với nhiều số phận khác nhau.

Khu ổ chuột rách nát giữa lòng Seoul hoa lệ

Người ta biết tới Gangnam ở Seoul, với những tòa nhà cao ốc chọc trời, trung tâm mua sắm sầm uất, hàng loạt siêu xe và là chốn lui tới của giới nhà giàu Hàn Quốc. Gangnam còn được so sánh với Beverly Hills – khu vực tập trung giới thượng lưu giàu có bậc nhất của Mỹ.

Đối lập với vẻ hào nhoáng của Gangnam giàu có nằm giữa lòng thủ đô Seoul hoa lệ là khu ổ chuột Guryong với những mái nhà dựng tạm xiêu vẹo. Đây cũng là nơi ở của hơn 2000 người đang chen chúc giữa khu vực chật chội, tồi tàn. Hình thành từ năm 1988 khi thủ đô Seoul đăng cai Thế vận hội.

Khi thành phố giải tỏa để lấy đất phục vụ xây dựng các công trình, hàng nghìn người dân tới đây sinh sống. Hiện tại, Guryong là khu ổ chuột lớn nhất ở Seoul. Chính quyền thành phố đã lên kế hoạch di dời và xóa bỏ khu ổ chuột. Tuy nhiên, kế hoạch vẫn bị trì hoãn từ nhiều năm nay. Cư dân trong khu ổ chuột sống trong căn nhà dựng tạm bợ bằng những tấm ghép, hộp các tông, mảnh nhựa, cùng chùm dây điện chằng chịt bên ngoài.

Người dân sống ở Guryong có mức sống thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung ở Seoul, thiếu cả cơ sở vật chất thông thường. “Bất tiện hơn cả là nhà vệ sinh. Chúng chỉ là chiếc hố đào trên mặt đất và nhiều hộ dùng chung”, Yoo Ae-soon, một phụ nữ chuyển tới đây sinh sống từ năm 1996 sau khi kinh doanh nhà hàng thất bại.

Hiện người phụ nữ này sống nhờ hiệu cắt tóc nhỏ nằm ngay tại khu ổ chuột. Đôi khi, cô chỉ có một vài khách trong nhiều tuần. Thậm chí, có thời điểm, người phụ nữ này chật vật tính toán dùng túi gạo 20 kg cho gia đình nhỏ sao cho kéo dài được 4 tháng.

Những cuộn dây điện chằng chịt khắp nơi khiến Guryong tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Năm 2014, một trận hỏa hoạn diễn ra, phá hủy hàng chục ngôi nhà và một người thiệt mạng. Đây là vụ cháy thứ 11 tại đây kể từ năm 2009. Trong những năm gần đây, cư dân ở Guryong đã kết nối với các dịch vụ bưu chính. Họ cũng nhận được thẻ tạm trú để có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử.

Cách khu ổ chuột không xa là những tòa nhà cao tầng của khu Gangnam giàu có

Cách khu ổ chuột không xa là những tòa nhà cao tầng của khu Gangnam giàu có

Một trong những hộ gia đình được coi là khá giả nhất của khu ổ chuột

Một trong những hộ gia đình được coi là “khá giả” nhất của khu ổ chuột

Người dân nhặt nhạnh đồ cũ, phế liệu từ những nơi khác về sửa chữa

Người dân nhặt nhạnh đồ cũ, phế liệu từ những nơi khác về sửa chữa

Hoàng Hà

Theo DM

Nguồn: DANTRI.COM.VN

Ẩm thực Lạng Sơn vương vấn khách phương xa

(TITC) – Lạng Sơn được du khách gần xa biết đến không chỉ bởi những địa danh đã đi vào thơ ca như “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa – Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh…” mà mảnh đất phía đông bắc Tổ quốc này còn hấp dẫn bởi nhiều món ăn độc đáo, mang hương vị đặc trưng của núi rừng như vịt quay lá mắc mật, khâu nhục, phở chua…

 

Ai đã một lần đến xứ Lạng chắc hẳn không bỏ qua cơ hội thưởng thức hương vị đậm đà của món vịt quay lá mắc mật. Không giống với món vịt quay Thượng Hải, vịt quay Bắc Kinh, vịt quay lá mắc mật Lạng Sơn có hương vị khác biệt nhờ cách thức và nguyên liệu chế biến mà chỉ người Lạng Sơn mới làm nên.

 

Mắc mật là tên gọi theo tiếng dân tộc Tày, Nùng của cây hồng bì núi, được trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh… Quả mắc mật có vị hơi chua xen lẫn vị ngọt, giàu vitamin C; lá chứa hàm lượng protein, sắt, mangan, canxi cao, lại có tinh dầu thơm nên được dùng làm gia vị để chế biến nhiều món ăn như vịt quay, lợn quay, cá kho… Để có được món vịt quay thơm ngon, quan trọng nhất chính là khâu tẩm ướp. Vịt sau khi làm sạch sẽ được nhồi hơn 10 loại gia vị, trong đó không thể thiếu lá, quả mắc mật. Ngoài ra còn phải kể đến các gia vị khác như đinh hương, thảo quả, hoa hồi, hạt tiêu, xì dầu, gừng, hành, tỏi… và một loại đậu tương lên men có tên gọi tàu tro. Sau đó, vịt còn được quét qua một lớp nước pha chút mật ong rừng để tạo vị thơm, ngọt, mềm và khi chín có màu vàng đẹp mắt. Sau khi tẩm ướp khoảng 1 tiếng để ngấm gia vị, vịt sẽ được hong khô trong lò khoảng 15 phút rồi đậy nắp và quay trên than củi núi đá. Lò để quay vịt là một lò trụ cao được làm từ hợp kim đặc biệt, phía dưới hở để hơi nóng của than từ từ bốc lên làm vịt khô đều, săn chắc mà không bị cháy. Khoảng 30 đến 45 phút, vịt sẽ chín đều và chuyển màu cánh gián. Người ta thường chắt lấy phần nước trong bụng vịt trộn thêm các gia vị để làm nước chấm thay cho xì dầu hay nước mắm thông thường. Miếng thịt thơm ngào ngạt hương mắc mật, ngọt ngậy vị mật ong, lớp da dai giòn, quyện vị nhân nhẩn chát của mắc mật khiến vịt quay Lạng Sơn mang một hương vị đặc biệt, không lẫn với bất cứ món vịt nào khác.

 

 

Đến Lạng Sơn vào những ngày đông rét ngọt, du khách đừng nên bỏ qua dịp thưởng thức một món ăn có cái tên khá lạ tai với mùi vị vô cùng hấp dẫn, đó là món khâu nhục (nghĩa là thịt hấp đến chín nhừ). Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các đám cưới hỏi, lễ tết của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn.

 

Nguyên liệu chính để chế biến món ăn này là thịt lợn ba chỉ. Sau khi làm sạch, thịt được cắt thành từng miếng nặng khoảng 0,5kg, luộc sơ qua và vớt ra, lấy tăm nhọn xăm nhiều lỗ qua lớp bì của miếng thịt để khi nấu, thịt ngấm gia vị tốt hơn. Sau đó, thịt được đem quay hoặc chiên trên chảo mỡ nóng, vừa quay vừa phết mật ong cho bì có màu vàng giòn đẹp mắt. Khi thịt chín, vớt ra, thái thành miếng dày khoảng 1,5cm rồi cho vào tô, mỗi tô khoảng 8 miếng. Hỗn hợp gia vị để nấu khâu nhục rất cầu kỳ, gồm hành, tỏi, gừng, húng lìu, đường, tiêu, dầu hào, ngũ vị hương, rượu trắng, lá mắc mật, nấm mèo, khoai lang…, trong đó không thể thiếu lá tàu soi – một loại rau muối mặn của người Tày, Nùng. Cho hỗn hợp gia vị này vào từng tô thịt, ướp chừng 15 phút rồi hấp cách thủy trong khoảng 4 đến 5 giờ để thịt chín nhừ. Khâu nhục nấu xong có mùi thơm ngây ngất khó tả của lá mắc mật, nấm mèo và các gia vị khác cộng với độ mềm, dẻo, ít béo của miếng thịt khiến cho thực khách ăn một lần là nhớ mãi.

 

 

 

Nếu như món khâu nhục thích hợp nhất khi ăn vào mùa đông thì món phở chua lại là lựa chọn của nhiều du khách khi đến Lạng Sơn vào những ngày hè nắng nóng.  Nguyên liệu chính để làm nên món phở chua gồm bánh phở, thịt xá xíu (hoặc lạp sườn, gan lợn, thịt gà xé), lạc rang, khoai lang (hoặc khoai môn), dưa chuột, hành khô… Khi nguyên liệu đã sơ chế xong, người làm xếp lần lượt vào tô một lớp bánh phở, sau đó đến thịt xá xíu, dưa chuột, khoai lang chiên, lạc rang, hành khô, rau thơm. Và yếu tố quyết định đến hương vị của món phở chua chính là nước dùng (nước lèo). Để có một nồi nước dùng ngon, người làm phải đun sôi nước luộc vịt, phi thơm hành, tỏi cho vào nồi cùng với ớt, cà chua, giấm đường (loại giấm đặc biệt của Lạng Sơn, được làm từ quả chuối tây chín), đường, nước mắm, gừng… Cuối cùng là cho bột năng vào để nước sánh lại. Khi ăn, thực khách sẽ tự chan hoặc trộn nước dùng vào tô phở chua để cảm nhận rõ vị ngậy của mỡ vịt và mùi thơm của những gia vị đặc trưng. Tùy khẩu vị, thực khách có thể thêm chút chanh tươi, ớt hoặc tiêu để món ăn thêm đậm đà. Gắp từng miếng phở chua, nhẩn nha thưởng thức vị giòn, bùi của khoai, lạc, vị ngậy của thịt xá xíu, cay của ớt, lại man mát của miếng dưa chuột quả là tuyệt thú. Bởi thế, từ lâu, món ăn này đã trở thành đặc sản ngon nức tiếng của người xứ Lạng.

 

Không chỉ là một phần ký ức để những người con xa quê nhớ về, những đặc sản như vịt quay, khâu nhục hay phở chua còn được xem như món quà thết khách của người dân xứ Lạng khiến du khách thưởng thức một lần đều vương vấn mãi không quên. Hãy đến Lạng Sơn để cùng trải nghiệm những hương vị độc đáo của ẩm thực Việt.

 

Lam Phương

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

Treo cờ Việt, Mỹ, Triều trong hang Sơn Đoòng, quảng bá du lịch Việt

Bộ ảnh quốc kỳ Việt, Mỹ, Triều trong hang Sơn Đoòng cùng video về Quảng Bình như một thông điệp quảng bá du lịch Việt Nam nhân hội nghị cấp cao sắp tới được tổ chức tại Hà Nội.

Treo co Viet, My, Trieu trong hang Son Doong, quang ba du lich Viet hinh anh 1
Trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai chuẩn bị diễn ra tại Hà Nội, mới đây, trên trang cá nhân, ông Nguyễn Châu Á, Giám đốc Công ty Oxalis, chia sẻ hình ảnh 3 lá quốc kỳ Việt Nam, Mỹ và Triều Tiên xuất hiện tại nhiều địa điểm ở tỉnh Quảng Bình, trong đó có hang Sơn Đoòng.
Treo co Viet, My, Trieu trong hang Son Doong, quang ba du lich Viet hinh anh 2
Theo ông, đây là cơ hội vàng để Việt Nam quảng bá những hình ảnh tươi đẹp đến với bạn bè quốc tế bởi hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều là sự kiện được cả thế giới chú ý.
Treo co Viet, My, Trieu trong hang Son Doong, quang ba du lich Viet hinh anh 3
“Ở sự kiện này, mỗi người mỗi việc, mỗi ngành một việc. Ai đảm bảo an ninh thì cứ làm việc của mình. Ai lo dịch vụ hậu cần cứ làm tốt, làm hài lòng các đoàn quốc tế. Còn ngành du lịch và khách sạn, ngoài việc làm tốt dịch vụ của mình, cũng nhân cơ hội này quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam thanh bình với bạn bè quốc tế”, ông Á chia sẻ.
Treo co Viet, My, Trieu trong hang Son Doong, quang ba du lich Viet hinh anh 4
Ông cũng cho hay cách đơn giản nhất và không tốn nhiều công sức và tiền bạc là chụp ảnh, quay phim và ghi lại những lời chào đón hội nghị tại những địa danh có cảnh đẹp, sau đó đưa lên các kênh truyền thông.
Treo co Viet, My, Trieu trong hang Son Doong, quang ba du lich Viet hinh anh 7
Tiết lộ về danh tính những người cầm cờ trong các tấm ảnh, vị đại diện cho biết những người này đều là khách du lịch.

Nguồn: News.zing.vn

Ghé thăm những ngôi chợ truyền thống ở Quảng Nam

(Dân trí) – Đây là những ngôi chợ có lịch sử lâu đời, gắn liền với nét văn hóa của đất và người Quảng Nam.

Chợ Được – Thăng Bình: Chợ Được gắn liền với truyền thuyết về truyện Nữ thần Linh Ứng, bà hiển linh tại làng Phước Ấm hóa thân thành một thiếu nữ xinh đẹp đổi nước, bán trầu, bốc thuốc chữa bệnh, cứu nhân độ thế, biến hóa thần thông trị tội tham quan.

Chợ Được gắn liền với lễ hội Rước Cộ Chợ Được, nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Bình Triều nói riêng và người dân Quảng Nam nói riêng

Chợ Được gắn liền với lễ hội Rước Cộ Chợ Được, nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Bình Triều nói riêng và người dân Quảng Nam nói riêng

Và cũng chính Bà đã linh ứng tạo dựng bãi cát hoang vắng này thành ngôi chợ, để rồi người qua lại nơi đây ngày càng đông.

Nơi đây còn gắn liền với lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được. Hằng năm cứ vào mồng 10 và 11 tháng Giêng âm lịch, người dân lại hội tụ về làng Phước Ấm (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) để tham gia lễ hội Bà Chợ Được.

Đến đây ta như hòa mình vào cuộc sống của người dân, hiểu về cái chất Quảng đậm nét của người dân nơi đây

Đến đây ta như hòa mình vào cuộc sống của người dân, hiểu về cái chất Quảng đậm nét của người dân nơi đây

Đây là lễ hội dân gian ghi dấu đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cư dân xã Bình Triều cũng như các xã vùng đông huyện Thăng Bình nói riêng và người dân Quảng Nam nói chung.

Lễ hội phản ánh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đồng thời mong ước cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Bà Chợ Được được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tịch lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2008. Được Bộ VH-TT&DL công nhận di sản phi vật thể quốc gia năm 2014.

Chợ Bà Rén – Quế Sơn: Bên cạnh chợ Bà Rén là chợ heo Bà Rén được biết đến là chợ đầu mối về heo lớn nhất tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào năm 1970.

Chợ Bà Rén nơi gắn liền với tên gọi người phụ nữ thường xuyên đưa khách sang sông

Chợ Bà Rén nơi gắn liền với tên gọi người phụ nữ thường xuyên đưa khách sang sông

Tên chợ vốn đặt theo tên của một người đàn bà chèo đò dọc khúc sông này, ngày trước khi chưa có cầu, bên cạnh chợ heo là một cái chợ khác, ai muốn qua sông đều phải nhờ bà đưa qua hộ.

Những người phụ nữ bế heo thuê đã mưu sinh ở đây qua mấy chục năm để chăm lo cho con

Những người phụ nữ bế heo thuê đã mưu sinh ở đây qua mấy chục năm để chăm lo cho con

Theo thời gian, nhiều người dân mang heo về đây để mua bán, trao đổi. Những người phụ nữ khỏe mạnh, có “tướng tốt” tay khéo được nhờ bế heo lấy hên. Bên cạnh đó, nhiều tiểu thương về đây giao dịch thường rất ngại phải bế heo một phần vì sức nặng của nó, một phần vì chất xú uế từ heo mà ra. Nhiều người gọi vui đây là nghề “ôm Trư Bát Giới”.

Chợ heo Bà Rén được thành lập năm 1970

Chợ heo Bà Rén được thành lập năm 1970

Đến chợ không chỉ để mua heo, đây còn là nơi giao lưu văn hóa các vùng của Quảng Nam. Người ta đến đây để được chia sẻ về cuộc sống, chuyện đời hay đơn giản để nghe cái giọng Quảng đặc sệt của những người “hay cãi”.

Chợ như cái thế giới thu nhỏ, ở đó diễn ra muôn mặt của cuôc sống. Để tìm hiểu về một địa phương thì tốt nhất ta nên đến chợ vì không cần đi đâu xa tất cả những gì bạn cần là ở đây, nơi hội tụ văn hóa vùng miền.

Chợ Nồi Rang – Duy Xuyên: thuộc thôn 3, xã Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam được hình thành cách đây khoảng 300 năm. Ngôi chợ mang khá nhiều nét văn hóa của đất và con người xứ Quảng.

Chợ Nồi Rang được hình thành cách đây khoảng 300 năm

Chợ Nồi Rang được hình thành cách đây khoảng 300 năm

Theo truyện kể, chợ Nồi Rang có lịch sử khá thú vị. Trên hành trình Nam tiến, người Việt đã chọn nơi đây làm nơi an cư, lạc nghiệp. Làng quyết định lập chợ và đặt ra điều lệ nếu ai là người đến buôn bán đầu tiên ở chợ này thì làng sẽ lấy đó mà đặt tên. Và sáng hôm sau, khi phiên chợ đầu tiên bắt đầu, có một ông lão bán nồi niêu, gốm đất và thế là làng quyết định đặt tên là chợ Nồi Rang.

Tên chợ gắn liền với sự tích về người đầu tiên đến buôn bán tại chợ và đã được sử dụng để đặt tên chợ

Tên chợ gắn liền với sự tích về người đầu tiên đến buôn bán tại chợ và đã được sử dụng để đặt tên chợ

Cái tên Nồi Rang làm người ta liên tưởng đến sự bức bối, khô khan của mảnh đất gió lào cát trắng xứ Quảng. Trước kia, chợ Nồi Rang chủ yếu lợp bằng lá dừa, là nơi trao đổi buôn bán của người Tàu với mặt hàng thuốc bắc, người Pháp với mặt hàng rượu trắng. Và các cửa hàng tạp hóa, rau quả của các vùng sông nước khác như Hội An, Thăng Bình, Điện Bàn… cũng tập hợp về đây.

Chợ là nơi trao đổi, mua bán các mặt hàng truyền thống của phụ nữ quê nơi đây

Chợ là nơi trao đổi, mua bán các mặt hàng truyền thống của phụ nữ quê nơi đây

Ngày nay, các tiểu thương trong chợ, hầu hết là những người phụ nữ quê nghèo trong vùng như Duy Phước, Duy An, Duy thành… Họ tập hợp về đây buôn bán với đủ các mặt hàng như gà con, tàn tro, vải vóc, hoa quả.

Chợ Nồi Rang là ngã ba của các đường sông như Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, nên buôn bán khá sầm uất, nhộn nhịp

Chợ Nồi Rang là ngã ba của các đường sông như Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, nên buôn bán khá sầm uất, nhộn nhịp

Khi gà bắt đầu gáy, những người đàn bà quê, chèo thuyền bơi ghe chở các mặt hàng sang chợ Nồi Rang để bán. Chợ Nồi Rang là ngã ba của các đường sông như Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên nên buôn bán khá sầm uất, nhộn nhịp.

Mặc dầu tồn tại giữa nhịp sống hiện đại, nhưng nét văn hóa quê vẫn in đậm dấu ấn của văn hóa đất Quảng.

Mặc dầu tồn tại giữa nhịp sống hiện đại, nhưng nét văn hóa quê vẫn in đậm dấu ấn của văn hóa đất Quảng.

Chợ Hội An – TP Hội An: Chợ nằm ngay vị trí trung tâm phố cổ “Thượng Chùa Cầu – hạ âm Bổn” một trong số những di tích còn giữ nguyên vẹn nét xưa cũ. Chợ Hội An ra đời gắn liền với nhu cầu trao đổi hàng hóa của các tàu buôn trong và ngoài nước; được mệnh danh là thương cảng nổi tiếng một thời.

Chợ Hội An có truyền thống từ xưa, nơi đây cũng từng là thương cảng nổi tiếng

Chợ Hội An có truyền thống từ xưa, nơi đây cũng từng là thương cảng nổi tiếng

Đến đây, du khách như đang hòa mình vào nhịp sống đúng “chất” của người dân phố Hội, nơi bạn trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc từ ẩm thực, con người và cuộc sống sinh động hằng ngày.

Chợ Hội An có truyền thống từ xưa, nơi đây cũng từng là thương cảng nổi tiếng

Chợ Hội An có truyền thống từ xưa, nơi đây cũng từng là thương cảng nổi tiếng

Ở đây người ta còn tìm được nhiều món ăn truyền thống, mang đậm bản sắc xứ Quảng

Ở đây người ta còn tìm được nhiều món ăn truyền thống, mang đậm bản sắc xứ Quảng

Chợ Hội An một trong những di tích còn nguyên vẹn nét xưa cũ

Chợ Hội An một trong những di tích còn nguyên vẹn nét xưa cũ

Chợ Hội An là một điểm tham quan khá thú vị đối với du khách, đặc biệt là các khu ẩm thực và trưng bày hàng lưu niệm. Tuy các loại hình hiện đại xuất hiện nhiều, nhưng mua sắm tại chợ theo cách truyền thống vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với người Việt nói chung và người Hội An nói riêng.

N.Linh-C.Bính

Nguồn: DANTRI.COM.VN

Nét độc đáo của ngôi nhà sàn người Tày Bảo Yên (Lào Cai)

Nhà sàn người Tày Bảo Yên là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.

Mái nhà sàn của một gia đình người Tày ở Nghĩa Đô, Bảo Yên

Những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp cọ nằm dưới những chân đồi xanh ngút ngát là đặc trưng truyền thống, thấm sâu vào tâm hồn nhiều thế hệ đồng bào Tày, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Đây cũng là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.

Thông thường ngôi nhà sàn của đồng bào Tày, huyện Bảo Yên là ba gian hai trái hoặc hai gian hai trái. Theo các cụ cao niên ở đây cho biết, ngày xưa khi rừng còn nhiều, bà con thường chọn những cây gỗ to nhất, tốt nhất về làm ngôi nhà 4 gian hai trái rất rộng rãi.

Gia đình nào có nhiều nhân lực, tiền bạc có thể làm những ngôi nhà sàn to lớn, từ cột kèo cho đến gỗ bưng vách, làm sàn cầu thang. Nhà nào ít điều kiện hơn thì làm ngôi nhà nhỏ ba gian hai trái. Hiện những ngôi nhà sàn cũ còn sót lại ở Bảo Yên thường là kiểu nhà ba gian hai trái. Khâu chuẩn bị vật liệu làm nhà là quan trọng và tốn thời gian nhất, thường mất từ 2 đến 5 năm, có hộ đến 10 năm.

Theo truyền thống của người Tày, khi gia đình có từ 2 con trở lên, sau khi người con trai cả xây dựng gia đình sẽ được bố mẹ bố trí đất, chuẩn bị gỗ làm nhà ra ở riêng, còn ngôi nhà bố mẹ đang ở sẽ được truyền cho người con út. Chị Lương Thị Ban ở bản Dịa, xã Nghĩa Đô nói:

“Ngôi nhà to hay nhỏ cũng đều được truyền lại cho người con út. Đây cũng là điều mà ông bà, cha mẹ giáo dục cho con cháu như chúng tôi tiếp tục phát huy những gì gia đình đã có, cần cù, chịu khó làm ăn, anh em yêu thương nhau, trên nhường dưới, dưới kính trọng trên và biết ơn ông bà, cha mẹ”.

Ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày trước đây có bếp nấu đặt ở vị trí trung tâm, giúp giữ ấm cho cả nhà trong mùa đông lạnh giá. Vào mùa hè, sự cao ráo của sàn nhà giúp cho không khí được lưu thông thoáng mát, khi mưa không ẩm ướt và tránh được nhiều bệnh tật lây lan.

Tuy nhiên theo điều kiện hiện nay, người Tày không để bếp trong nhà nữa, thay vào đó họ dựng một ngôi nhà sàn nhỏ hơn nối vào nhà sàn chính để làm nhà bếp.

Theo quan niệm của người Tày, ngôi nhà sàn đẹp là lưng dựa vào núi, mặt hướng ra đồng ruộng, trước nhà có ao thả cá, tạo nên phong thủy hài hòa. Đó cũng là cách chọn lựa thế làm nhà truyền thống mà các cụ xưa đã đúc kết.

Ông Lương Văn Pong ở bản Dịa, xã Nghĩa Đô cho biết: “Ngôi nhà sàn ở Nghĩa Đô này rất hoàn chỉnh, hoàn chỉnh về mặt kết cấu, thứ hai là nét đẹp của ngôi nhà thì chỉ ở đây mới có và tôi đã đi nhiều nhưng không phải nơi nào cũng có”.

Với kỹ thuật của những người thợ tài hoa, ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày Bảo Yên ít dùng đến đinh sắt mà chỉ dùng mộc gỗ nối kèo cột tạo thành ngôi nhà. Nhà sàn vô cùng chắc chắn, đến lũ cũng khó cuốn trôi, gió cũng không quật đổ.

Điều đáng quý là việc dựng nhà không chỉ là việc riêng của một gia đình, mà ngôi nhà hoàn chỉnh có sự giúp đỡ của anh em, hàng xóm. Qua đó phát huy sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong đồng bào ở mỗi bản làng.

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

“Tiên cảnh” Pù Luông mùa nước đổ

(Dân trí) – Pù Luông theo đánh giá của chúng tôi có khá nhiều điểm cộng. Trước hết là cảnh đẹp, nhìn thẳng ra thung lũng ruộng bậc thang mùa nước đổ đẹp lung linh. Xa xa là núi mà sáng nào cũng quấn quýt mây, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng…

Đường lên Pù Luông đoạn xanh mướt, đoạn gồ ghề lọt giữa hai bề vách núi..

Đường lên Pù Luông đoạn xanh mướt, đoạn gồ ghề lọt giữa hai bề vách núi..

1. Đường đi:

Với tầm xa khoảng 160km tính từ thủ đô Hà Nội, khu bảo tồn Pù Luông ở phía Tây Thanh Hoá đã trở thành một trong những điểm đến đang rất hot ở phía Bắc hiện nay. Để tới đó có thể chọn 1 trong 3 đường đi:

a. Nhàn nhất nhưng xa nhất là đi theo đường Hồ Chí Minh, qua Ninh Bình, Cẩm Thủy. Cảnh đẹp, thanh bình, lái xe nhàn tênh (có vẻ thích hợp hơn cho chặng về), có thể kết hợp đi chơi thêm rừng Cúc Phương hoặc suối cá thần Cẩm Thủy.

b. Cung đường nhiều cảm xúc nhất là đi Hòa Bình lối qua chợ Lồ và lũng Vân (Thung Mây). Đường nhựa đẹp nhưng hơi ngoằn ngoèo, vài đoạn (hôm chúng tôi đi cuối tháng 7) có đá lở sạt đường nên chống chỉ định khi trời mưa. Đây là cung đường ngắn nhất, thich hợp cho chặng đi mọi người còn đang háo hức và dồi dào sức lực).

c. Đi đường Hòa Bình qua Mai Châu, có thể kết hợp chơi Mai Châu 1 đêm, hôm sau chỉ còn 1 đoạn ngắn là đến Pù Luông. Đoạn từ Mai Châu đến Pù Luông qua rừng già, cảnh đẹp, mát rượi.

Nói chung là đường nào cũng đẹp, cảnh đẹp, đi tầm 3 tiếng hơn là tới nếu không dừng ăn uống, chụp choẹt, xe Matiz cũng chạy ngon không nhất thiết phải gầm cao 2 cầu gì cả ạ, nên “thích là nhích” thôi!

Hạ mâm chuẩn bị bữa trưa bên rìa núi...

Hạ mâm chuẩn bị bữa trưa bên rìa núi…

Thực phẩm, đồ dùng đều sạch và tự chuẩn bị, giữa cái nắng nóng 38 độ C mà ai cũng vẫn tươi cười. Cả đoàn rất vui vì bữa ăn ngon - bổ - rẻ

Thực phẩm, đồ dùng đều sạch và tự chuẩn bị, giữa cái nắng nóng 38 độ C mà ai cũng vẫn tươi cười. Cả đoàn rất vui vì bữa ăn ngon – bổ – rẻ

Nhà trẻ dọc đường

Nhà trẻ dọc đường

2. Chốn ở:

Trước chưa xuất hiện Puluong retreat thì chỉ có lưu lại nhà dân, xin ngủ nhờ ở bản hoặc lưu lại tại 1,2 cái nhà nghỉ kiểu homestay thích hợp cho dân “bụi phủi” hơn. Giờ thì ngon rồi, Pù Luông retreat mới khai trương đợt 30-4 vừa rồi, giá cả khá ổn, cụ thể như sau:

* Nhà sàn: ở tập thể, tính theo đầu người 200-250k/người tùy ngày thường hay cuối tuần.

+ Delux bungalow: tất cả đều có view nhìn ra ruộng bậc thang nhưng có phòng thì view thoáng đẹp, có phòng thì bị cây chắn với giá 1,2-1,4 triệu đồng dành cho 2 người lớn + 1 trẻ em.

* Đặc biệt nhất là Suite bungalow: 3 mặt thoáng, có bồn tắm ngoài trời. Nói chung là kiểu “chất và sang chảnh”, duy nhất 1 căn giá 1,8 triệu. Giá trên đã bao gồm ăn sáng.

Nói chung cho đến hiện tại cả khu nghỉ chỉ có sức chứa tầm 30 khách nên không bị xô bồ.


Chạy đua với cơn giông sắp tới giúp làm dịu mát bầu không khí nóng nực

Chạy đua với cơn giông sắp tới giúp làm dịu mát bầu không khí nóng nực

Khuyến nghị mọi người thu xếp đi vào ngày thường, giá rẻ hơn, vắng vẻ hơn. Cuối tuần đông khách Việt, ngày thường chủ yếu khách Tây. Nhưng đi ngày thường cũng phải book phòng trước vì vẫn có thể “cháy” phòng như thường.

Phòng ốc rộng rãi, cực thoáng mát, bài trí đơn giản nhưng có thể thấy vẫn được chăm chút từ những chi tiết nhỏ. Thích nhất cái ban công rộng của mỗi phòng mà 2 phòng cạnh nhau lại được thông ban công với nhau, nên đi kiểu 2 nhà rất là tiện và vui.


Cầu vồng kép đón chào cả đoàn. Lần đầu tiên gặp được cầu vồng đẹp thế, lúc đó chỉ ước sao mang cái Nikkon đi... Bầu trời bừng sáng dù trước đó mây đen kịt. Cầu vồng ngay trước mặt, gần lắm, to lắm, rực rỡ lắm...

Cầu vồng kép đón chào cả đoàn. Lần đầu tiên gặp được cầu vồng đẹp thế, lúc đó chỉ ước sao mang cái Nikkon đi… Bầu trời bừng sáng dù trước đó mây đen kịt. Cầu vồng ngay trước mặt, gần lắm, to lắm, rực rỡ lắm…

Không có điều hòa, nhưng ngay cả đi giữa ngày hè nắng nóng vẫn thấy rất dễ chịu. Chỉ cần 1 chiếc quạt trần, không khí trong lành và thoáng mát, tối và sáng sớm thì se lạnh. Ở đây mà bật điều hòa thì đúng là lãng phí tài nguyên không khí và điện quá.

Tiên cảnh là đây giữa chốn này...

Tiên cảnh là đây giữa chốn này…

Không có tivi, wifi chập chờn, chủ yếu dùng được ở sảnh lễ tân, đúng theo tiêu chí: nghỉ dưỡng tách biệt thế giới. Còn lại các tiện nghi cần thiết đều có đủ, không cần mang theo những thứ lằng nhằng như đồ vệ sinh cá nhân, đồ tắm rửa…

View nhìn từ góc nào cũng đẹp mê hồn: thung lũng ruộng bậc thang, núi quấn quýt mây, mây ôm ấp núi...

View nhìn từ góc nào cũng đẹp mê hồn: thung lũng ruộng bậc thang, núi quấn quýt mây, mây ôm ấp núi…

Bể bơi: hơi bé (chỉ cho tầm chục người là vừa đủ), nhưng mà view thì quá đẹp. Bể sử dụng nước suối mát lạnh, không hề có mùi hoá chất, cảm giác rất đã, cho trẻ con ngâm ở đây rất yên tâm. Nhưng cũng vì không dùng hoá chất nên đáy và thành bể có rêu hơi trơn. Cả nhóm chúng tôi ngày nào cũng bơi ít nhất 1 lần, có ngày 2 bận, cảm giác vô cùng khoẻ khoắn sảng khoái.

Bình minh và hoàng hôn đều tuyệt đẹp

Bình minh và hoàng hôn đều tuyệt đẹp

Bể bơi bé mà cực đáng đồng tiền bát gạo, nước suối không hề có hoá chất nên bơi xong không cần tắm lại cũng được. Đây cũng là nơi có view đẹp nhất của Puluong retreat, khó cô gái nào cưỡng được sự cám dỗ pose hình ở đây.

Bể bơi bé mà cực đáng đồng tiền bát gạo, nước suối không hề có hoá chất nên bơi xong không cần tắm lại cũng được. Đây cũng là nơi có view đẹp nhất của Puluong retreat, khó cô gái nào cưỡng được sự cám dỗ pose hình ở đây.

Lúa mới cấy

Lúa mới cấy

Nước mới đổ...

Nước mới đổ…

Khu nghỉ trau chuốt từng góc, những xích đu tre, võng tre, cây cối, rau cỏ đều cho thấy tâm huyết của 3 anh chủ. Điểm cộng rất lớn cho chỗ này là nhân viên, đều còn trẻ và rất nhiệt tình, thân thiện, lúc nào cũng sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách.

Các bé đều rất thích nơi này

Các bé đều rất thích nơi này

3. Ẩm thực:

Xung quanh Puluong retreat tầm 10km đổ lại không có hàng quán gì, nên nói chung là đã đến đây gần như chỉ có 2 lựa chọn: đặt ăn của khu nghỉ và mang đồ đi. Nhưng quy định khá chặt về việc mang đồ ăn uống bên ngoài vào (charge phí cao), nên đoàn chúng tôi kết hợp cả 2 phương án. Lưu ý những đồ nhà mang đi không đưa vào khu nghỉ để ăn được đâu nhé, đoàn phải kết hợp trưa đi chơi thì kiếm chỗ ngồi ăn kiểu picnic luôn.

Khu nghỉ cách xa chợ nên ăn uống phải đặt trước 1 ngày, nhưng chỉ cần đặt trước ngày đầu tiên với văn phòng thôi, còn từ những ngày sau đặt thẳng với lễ tân.

Ăn ở khu nghỉ tính theo đầu người giá đồng hạng là 250k/người/ bữa, trẻ con từ 5-12 tuổi tính bằng nửa người lớn. Có các menu cho khách chọn và món gì không thích có thể yêu cầu đổi. Nói chung là bếp nấu khá ngon, đặc biệt là menu đồ Âu.

Buổi tối sinh nhật giai bé nhà tôi, chúng tôi đặt trước bánh gato và được tặng luôn bánh khá ngon nữa chứ, yêu thế!

Buổi tối sinh nhật giai bé nhà tôi, chúng tôi đặt trước bánh gato và được tặng luôn bánh khá ngon nữa chứ, yêu thế!

Bữa sáng phục vụ buffet, không nhiều món nhưng dễ ăn, khá ngon, món bún bò nước dùng rất thơm và thanh. Nói chung với 1 khu nghỉ mới hoạt động vài tháng và ở nơi núi non xa xôi này thì e thấy bếp ở đây quá ổn, trên cả mong đợi.

4. Ngoạn cảnh:

Ở đây thì ngắm cảnh là tuyệt vời nhất, bình minh, hoàng hôn đều rất đẹp, lúa chín thì tuyệt vời khỏi nói rồi… Nói chung mùa nào cảnh sắc cũng có những nét đẹp riêng.

Khu nghỉ có cung cấp 1 số hoạt động cho khách như tour treckking, đạp xe, đi thuyền kayak, đi bè mảng. Nhà nào có nhu cầu thì nhớ báo trước khi đặt phòng để họ còn sắp xếp.


Những cọn nước đặc trưng của Pù luông, thanh bình và rất Việt Nam

Những cọn nước đặc trưng của Pù luông, thanh bình và rất Việt Nam

Cảnh quan gần đó có mấy điểm, đặc biệt là thác Hươu (đường vào ngoằn ngoèo khó đi), nhưng có suối nước trong vắt với 1 dàn cọn nước rất đặc trưng. Nơi đây cũng là chỗ để đi thuyền kayak và bè mảng.

Hẹn gặp lại Pù Luông…

Bài: Linh Giang

Ảnh: Nhóm “phượt” gia đình

Nguồn: DANTRI.COM.VN

TIN MỚI NHẤT