Đừng chỉ biết đổ lỗi cho phụ nữ khi tỷ lệ sinh giảm

0
Đừng chỉ biết đổ lỗi cho phụ nữ khi tỷ lệ sinh giảm

Các nhà hoạch định chính sách đôi khi cáo buộc phụ nữ giảm khả năng sinh sản, nhưng vấn đề phức tạp hơn, tác giả Camilla Cavendish của Financial Times cho biết.

“Ôi trời, tôi quên mất chuyện sinh con!” là câu nói của người phụ nữ trẻ trong ảnh chế hoạt hình nổi tiếng.

Dorothy Byrne, hiệu trưởng trường nữ sinh Murray-Edwards thuộc ĐH Cambridge (Vương quốc Anh), đang tổ chức các buổi hội thảo về khả năng sinh sản cho sinh viên mà bà sợ rằng họ được dạy chú trọng vào ngoại hình và sự nghiệp hơn là chức năng sinh học.

Từng là nhà sản xuất truyền hình thành công, Byrne đặt sự nghiệp của mình lên hàng đầu và chỉ đánh thức đồng hồ sinh học để có con ở tuổi 45.

Cứ sau vài năm, một số bộ phận của Cambridge lại lên tiếng cáo buộc phụ nữ làm mất khả năng sinh sản một cách thiếu hiểu biết.

Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn phụ nữ ở 3 lục địa khác nhau về lý do không sinh con, tôi nghĩ vấn đề có phần phức tạp hơn.

Dung chi biet do loi cho phu nu khi ty le sinh giam anh 1

Phụ nữ thường bị đổ lỗi khi tỷ lệ sinh giảm. Ảnh: Alina Miroshnichenko/Unsplash.

Tỷ lệ sinh giảm

Một số phụ nữ bỏ cuộc khi đã có tuổi. Nhưng những người khác chủ động quyết định không lập gia đình vì lo lắng về tài chính hoặc chưa gặp được đối tác phù hợp.

Hầu hết phụ nữ trẻ mà tôi gặp đều rất hào hứng nói về việc có nên sinh con hay không và khi nào.

Thực tế, sinh con đẻ cái là một trong những câu chuyện lớn nhất của thời đại chúng ta. Năm 1950, trung bình một phụ nữ trên hành tinh có 5 con và giờ con số này là dưới 2,5.

Tỷ lệ sinh ở Anh và xứ Wales vừa đạt mức thấp kỷ lục, không hề có dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ trẻ sơ sinh trong thời gian dài phong tỏa vì Covid-19.

Dung chi biet do loi cho phu nu khi ty le sinh giam anh 2

Nền kinh tế khó khăn khiến phụ nữ Italy phải lựa chọn giữa việc làm mẹ hoặc đi làm. Ảnh: Raquel Maria Carbonell Pagola/LightRocket.

Italy hiện có tỷ lệ sinh thấp nhất ở châu Âu. Trò chuyện với phụ nữ ở đó, tôi nhận thấy nỗi sợ hãi về cái giá phải trả của việc bắt đầu một gia đình.

Họ không cần những bài giảng về khả năng sinh sản. Khi cố gắng làm điều đó vào năm 2016, Bộ trưởng Y tế Italy đã vấp phải hàng loạt cuộc biểu tình phản đối đầy phẫn nộ.

Vào Ngày Sinh sản Quốc gia, phụ nữ diễu hành trên đường phố, mang theo biểu ngữ “siamo in attesa” – một cách chơi chữ “chúng tôi đang mong đợi”: Chăm sóc trẻ em không tốn kém và bảo vệ việc làm.

Các chính phủ khác cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự khi cố gắng khuyến khích phụ nữ có con.

Một chiến dịch của Đan Mạch kêu gọi phụ nữ “Hãy làm vì Đan Mạch” và có kỳ nghỉ lãng mạn do người dân quốc gia này quan hệ tình dục nhiều hơn 46% vào kỳ nghỉ. Tuy nhiên, phụ nữ phần lớn không bị lay động.

Nhiều người không muốn sinh con

Trái ngược với sự thúc đẩy của quá trình tiến hóa, khá nhiều phụ nữ và cặp vợ chồng đang lựa chọn không sinh con.

Đối với nhiều người, không có trẻ em là sự giải phóng khỏi những kỳ vọng của xã hội. Những cá nhân khác cảm thấy những đứa trẻ “không vượt qua bài kiểm tra chi phí-lợi nhuận”.

Một số vật lộn với câu hỏi liệu có đúng đắn khi đưa trẻ em vào thế giới không chắc chắn hay không. 4/10 người trẻ tuổi được khảo sát ở Anh, Ấn Độ, Brazil và 7 quốc gia khác cho biết họ do dự có con vì khủng hoảng khí hậu.

Dung chi biet do loi cho phu nu khi ty le sinh giam anh 3

Nhiều phụ nữ và cặp vợ chồng lựa chọn không sinh con vì vấn đề tài chính hoặc áp lực xã hội. Ảnh: Everyday Feminism.

Khác với việc bình thường hóa chủ đề này, hầu hết người trẻ tuổi mà tôi gặp đều trăn trở về ưu và khuyết điểm của việc làm cha, mẹ.

Nhưng một trở ngại mới là sự thay đổi đáng kể về thời gian của các giai đoạn trong cuộc đời. Loài người đang sống lâu hơn và mất nhiều thời gian để ổn định hơn bao giờ hết.

Độ tuổi trung bình mà con cái dọn ra khỏi nhà ở Anh hiện nay là 25 – được cho là mốc đánh dấu mới cho sự kết thúc của tuổi vị thành niên.

Tuy nhiên, nếu mọi người ổn định cuộc sống muộn hơn và mang theo món nợ sinh viên ở tuổi 30, cánh cửa để bắt đầu một gia đình sẽ thu hẹp lại. Bởi vì chúng ta bị mắc kẹt với khả năng sinh sản của nữ giới giảm dần từ khoảng 35 tuổi.

Áp lực chỉ dành cho nữ giới

Hoàn toàn hợp lý khi một người đàn ông từ bỏ việc có con vì đang leo lên nấc thang sự nghiệp, đặc biệt là khi nam giới dường như kiếm được nhiều tiền nhất ở tuổi tứ tuần.

Thật không lý tưởng nếu phải trừng mắt lên canh các chương trình khuyến mãi lớn hoặc thay tã cho con vào ban đêm.

Tôi gặp nhiều phụ nữ tuổi 30 đang hoảng sợ vì chưa lấy chồng nhưng không dám nhắc đến chuyện con cái. Một người bạn của tôi gắn bó với bạn trai đến khi gần bước sang tuổi 40. Tuy nhiên, khi cô ấy đề cập đến chuyện có con, người đàn ông đó đã bỏ chạy.

Giống như nhiều người khác, cô ấy đang tìm kiếm ngân hàng tinh trùng một cách nghiệt ngã.

Dung chi biet do loi cho phu nu khi ty le sinh giam anh 4

Đàn ông không muốn có con được coi là bình thường, nhưng phụ nữ lại bị trách móc khi có lựa chọn tương tự. Ảnh: Business Insider.

Chúng ta chưa thể thay đổi đồng hồ sinh học, nhưng có một cách để thay đổi phương trình. Một số phụ nữ ở Anh đang đông lạnh trứng vì chưa tìm thấy “người đàn ông đích thực” hoặc họ muốn có cơ hội thụ thai tốt nhất sau này theo cách riêng của họ, dù có hoặc không có bạn tình.

Năm 2019, Baroness Deech, cựu chủ tịch của Cơ quan Phôi thai và Thụ tinh ở Người, cho biết phụ nữ có thể trữ trứng lâu hơn nhiều so với 10 năm được phép hiện nay – điều mà những tiến bộ công nghệ có thể thực hiện được.

Mặc dù điều này đặt ra những câu hỏi đạo đức về việc làm cha, mẹ sau này, nó cho phép phụ nữ trữ trứng ở độ tuổi đôi mươi, khi dễ thụ thai nhất.

Có thể khác biệt nếu nói với nam giới rằng khả năng sinh sản của họ cũng giảm. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được sinh ra bởi ông bố trên 45 tuổi có nhiều nguy cơ bị sinh non và mắc bệnh bẩm sinh hơn sau này.

Đó là điều mà hầu hết chúng ta thực sự không biết. Thật xấu hổ khi các cuộc hội thảo của Cambridge chỉ dành cho nữ giới.

Nguồn: News.zing.vn