Khách Việt check in núi tuyết Trung Quốc đầu đông

0

Núi tuyết Kiệu Tử ở Vân Nam thu hút khách Việt ghé thăm mùa đông vì cảnh đẹp và chi phí rẻ so với chuyến tham quan núi Ngọc Long ở Lệ Giang.

Núi Kiệu Tử cách TP Côn Minh khoảng 150 km, hút khách Việt ghé thăm dịp cuối năm vì thường có tuyết rơi dày. Điểm tham quan này nằm trong tuyến du lịch Hà Khẩu – Côn Minh, phổ biến trong khoảng hai năm gần đây do mức giá khoảng 6-7 triệu đồng mỗi người.

Trước đó, du khách Việt chủ yếu chọn tham quan núi tuyết Ngọc Long thuộc tuyến du lịch Lệ Giang – Shangri-La với tổng chi phí khoảng 14-19 triệu đồng mỗi người.

Trong hình là nhóm khách Việt chụp ảnh ở khu vực dưới chân núi tuyết Kiệu Tử hồi trong chuyến đi tháng 11.

Núi Kiệu Tử cách TP Côn Minh khoảng 150 km, hút khách Việt ghé thăm dịp cuối năm vì thường có tuyết rơi dày. Điểm tham quan này nằm trong tuyến du lịch Hà Khẩu – Côn Minh, phổ biến trong khoảng hai năm gần đây do mức giá khoảng 6-7 triệu đồng mỗi người.

Trước đó, du khách Việt chủ yếu chọn tham quan núi tuyết Ngọc Long thuộc tuyến du lịch Lệ Giang – Shangri-La với tổng chi phí khoảng 14-19 triệu đồng mỗi người.

Trong hình là nhóm khách Việt chụp ảnh ở khu vực dưới chân núi tuyết Kiệu Tử hồi trong chuyến đi tháng 11.

Du khách cần chuẩn bị sẵn giày để di chuyển trên địa hình tuyết, tránh trơn trượt. Tại khu du lịch núi tuyết Kiệu Tử, du khách có thể mua loại giày đế đinh bọc ngoài để đảm bảo an toàn.

Du khách cần chuẩn bị sẵn giày để di chuyển trên địa hình tuyết, tránh trơn trượt. Tại khu du lịch núi tuyết Kiệu Tử, du khách có thể mua loại giày đế đinh bọc ngoài để đảm bảo an toàn.

Hầu hết du khách chọn mua combo vé vào cửa kết hợp xe đưa đón cùng hai chặng cáp treo khứ hồi lên độ cao 3.500 m, với giá 138 NDT (khoảng 500.000 đồng).

Hầu hết du khách chọn mua combo vé vào cửa kết hợp xe đưa đón cùng hai chặng cáp treo khứ hồi lên độ cao 3.500 m, với giá 138 NDT (khoảng 500.000 đồng).

Rời cáp treo, khung cảnh mở ra trước mắt du khách là những khối đá phủ trắng tuyết. Một số thác nước bị đóng băng hoàn toàn, tạo thành các khối băng nhọn, có thể gây nguy hiểm nếu người leo núi không chú ý.

Rời cáp treo, khung cảnh mở ra trước mắt du khách là những khối đá phủ trắng tuyết. Một số thác nước bị đóng băng hoàn toàn, tạo thành các khối băng nhọn, có thể gây nguy hiểm nếu người leo núi không chú ý.

Đường lên đỉnh không quá khó khăn do có cầu thang gỗ dẫn tới gần điểm cao nhất.

Đường lên đỉnh không quá khó khăn do có cầu thang gỗ dẫn tới gần điểm cao nhất.

Đường thang lên đỉnh uốn theo hình bầu dục, một số nhánh là đường một chiều dẫn sang các điểm tham quan khác như sông băng (ảnh).

Khu vực núi Kiệu Tử có nhiều lòng hồ được tạo nên từ sự xói mòn của băng như hồ Thần, Thiên Đường, Màn Kiệu. Các mặt hồ phủ một lớp băng mỏng tạo nên khung cảnh tráng lệ mùa đông.

Đường thang lên đỉnh uốn theo hình bầu dục, một số nhánh là đường một chiều dẫn sang các điểm tham quan khác như sông băng (ảnh).

Khu vực núi Kiệu Tử có nhiều lòng hồ được tạo nên từ sự xói mòn của băng như hồ Thần, Thiên Đường, Màn Kiệu. Các mặt hồ phủ một lớp băng mỏng tạo nên khung cảnh tráng lệ mùa đông.

Dọc đường, du khách có thể dừng chân và chụp ảnh với bụi cây, mỏm đá được tuyết phủ dày, tạo nên nhiều hình thù kỳ lạ. Cảnh tượng tráng lệ khi mây như sà sát mặt đất phủ tuyết cũng khiến các du khách trầm trồ.

“Như đang lạc vào chốn tiên cảnh”, anh Hoàng, du khách Hà Nội, nói.

Dọc đường, du khách có thể dừng chân và chụp ảnh với bụi cây, mỏm đá được tuyết phủ dày, tạo nên nhiều hình thù kỳ lạ. Cảnh tượng tráng lệ khi mây như sà sát mặt đất phủ tuyết cũng khiến các du khách trầm trồ.

“Như đang lạc vào chốn tiên cảnh”, anh Hoàng, du khách Hà Nội, nói.

Một du khách nặn hình con vịt từ tuyết.

Một du khách nặn hình con vịt từ tuyết.

Độ cao gần 4.000 m gây nên triệu chứng sốc độ cao cho một số du khách, ví dụ đau đầu, chóng mặt và nặng hơn gây khó thở, đau ngực. Do đó, du khách nên cân nhắc sức khỏe cá nhân hoặc mua bình oxy dự phòng được bán sẵn ở dưới chân núi, giá 25 NDT (khoảng 90.000 đồng). Ngoài ra, các hướng dẫn viên cũng khuyên du khách nên duy trì tốc độ đi bộ, đem theo đồ ăn như bánh quy, chocolate để hồi sức nhanh.

Trong hình là du khách Việt đang phải thở oxy bằng bình dự trữ sau khi gặp triệu chứng sốc độ cao.

Độ cao gần 4.000 m gây nên triệu chứng sốc độ cao cho một số du khách, ví dụ đau đầu, chóng mặt và nặng hơn gây khó thở, đau ngực. Do đó, du khách nên cân nhắc sức khỏe cá nhân hoặc mua bình oxy dự phòng được bán sẵn ở dưới chân núi, giá 25 NDT (khoảng 90.000 đồng). Ngoài ra, các hướng dẫn viên cũng khuyên du khách nên duy trì tốc độ đi bộ, đem theo đồ ăn như bánh quy, chocolate để hồi sức nhanh.

Trong hình là du khách Việt đang phải thở oxy bằng bình dự trữ sau khi gặp triệu chứng sốc độ cao.

Rừng linh sam bao phủ khắp ngọn núi khiến nơi này được ví là “thanh oxy tự nhiên” của tỉnh Vân Nam. Du khách có thể bắt gặp loại cây này ở bất kỳ đâu trên đường chinh phục Kiệu Tử.

Rừng linh sam bao phủ khắp ngọn núi khiến nơi này được ví là “thanh oxy tự nhiên” của tỉnh Vân Nam. Du khách có thể bắt gặp loại cây này ở bất kỳ đâu trên đường chinh phục Kiệu Tử.

Những tán cây linh sam được bao bọc trong tuyết.

Thời gian tốt nhất để khám phá núi Kiệu Tử là giai đoạn tháng 11 tới tháng 3. Vào xuân, núi tuyết mang vẻ đẹp riêng khi băng tan, để lộ ra những hồ nước trong vắt. Mùa đỗ quyên từ tháng 4 tới tháng 6 hàng năm cũng thu hút du khách ghé thăm ngọn núi này.

Những tán cây linh sam được bao bọc trong tuyết.

Thời gian tốt nhất để khám phá núi Kiệu Tử là giai đoạn tháng 11 tới tháng 3. Vào xuân, núi tuyết mang vẻ đẹp riêng khi băng tan, để lộ ra những hồ nước trong vắt. Mùa đỗ quyên từ tháng 4 tới tháng 6 hàng năm cũng thu hút du khách ghé thăm ngọn núi này.

Hoài Anh

Ảnh: Giang Huy

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net

Khách Việt check in núi tuyết Trung Quốc đầu đông – Báo VnExpress Du lịch

Nguồn: Vnexpress.net