Không ngờ những chiếc bánh gạo giản dị lại có vị thế vô cùng quan trọng trong văn hoá nhiều nước châu Á

0
Không ngờ những chiếc bánh gạo giản dị lại có vị thế vô cùng quan trọng trong văn hoá nhiều nước châu Á

Trong văn hoá châu Á, bánh gạo dường như không chỉ đơn thuần là một món ăn mà còn gắn liền với văn hoá, đời sống tinh thần, lễ lạt… của những người dân nơi đây.

Không để ý sẽ không nhận ra, nhưng có một sự thật là những món bánh gạo cho dù giản dị nhưng lại có vị thế hết sức quan trọng và có phần thiêng liêng trong văn hoá của nhiều quốc gia phương Đông.

Việt Nam

Không ngờ những chiếc bánh gạo giản dị lại có vị thế vô cùng quan trọng trong văn hoá nhiều nước châu Á - Ảnh 1.

Bánh chưng ngày Tết.

Bánh nếp trong văn hoá ẩm thực Việt Nam vốn chẳng phải là gì xa lạ. Những đứa trẻ Việt Nam quen với các loại bánh làm từ gạo nếp từ thuở bé thơ, qua những chiếc bánh chưng, bánh tét gần như luôn phải có vào mỗi dịp tết năm mới. Thấy bánh chưng, bánh tét là thấy Tết, là thấy được tất thảy những niềm vui đi cùng với chúng như lì xì, mừng tuổi, được nghỉ học… Mặt khác, vào dịp tết Trung Thu, ngoài bánh trung thu nướng ra, ta còn có món bánh dẻo làm từ gạo nếp xinh xắn, bên trong có nhân đậu xanh thơm thơm, bùi bùi. Ai khéo tay có thể tạo hình bánh dẻo thành con rùa, con thỏ, khiến trẻ em yêu thích vô cùng.

Không ngờ những chiếc bánh gạo giản dị lại có vị thế vô cùng quan trọng trong văn hoá nhiều nước châu Á - Ảnh 2.

Bánh trôi, bánh chay tiết Hàn thực.

Bánh gạo ở Việt Nam còn “quyền lực” đến mức xuất hiện trong hầu hết các lễ tết khác như tết Hàn Thực có bánh trôi, bánh chay, tết Đoan Ngọ có bánh gio (bánh tro)… Thậm chí, trong lễ cưới của một số tỉnh thành miền Bắc còn không thể thiếu món bánh Phu Thê làm từ gạo nếp và cây hoa dành dành có sắc vàng hết sức độc đáo. Ngoài ra, bánh gạo cũng phổ biến cực kì trong cuộc sống đời thường của chúng ta, từ những chiếc bánh da lợn, bánh bèo, bánh cuốn, bánh đúc thường dùng để ăn vặt, ăn sáng hay ăn xế.

Hàn Quốc

Không ngờ những chiếc bánh gạo giản dị lại có vị thế vô cùng quan trọng trong văn hoá nhiều nước châu Á - Ảnh 3.

Tteokguk.

Hàn Quốc có một nhánh các món ăn có tên gọi là Tteok, bao gồm các món bánh làm từ gạo nếp. Có thể nói, bánh tteok hầu như có mặt trong mọi dịp lễ lạt, ăn mừng quan trọng trong đời sống của người Hàn Quốc. Ví dụ như vào dịp Tết âm lịch (lễ Seolla), nhà nào cũng phải có món tteokguk là canh bánh gạo. Vào tết Trung Thu, người Hàn có bánh songpyeon mang hình trăng khuyết, cũng làm từ bột gạo. Ngoài ra, người Hàn còn có một loại bánh gọi là Mujigaetteok (nghĩa là bánh gạo cầu vồng), thường được ăn vào những dịp vui mừng như cưới hỏi, lễ mừng thọ, lễ thôi nôi cho em bé…

Không ngờ những chiếc bánh gạo giản dị lại có vị thế vô cùng quan trọng trong văn hoá nhiều nước châu Á - Ảnh 4.

Mujigaetteok.

Bánh gạo ở Hàn Quốc đa dạng và có nhiều chủng loại đến mức một viện bảo tàng bánh gạo đã được lập ra để hệ thống hơn trăm họ bánh với cách làm khác nhau.

Trung Quốc

Không ngờ những chiếc bánh gạo giản dị lại có vị thế vô cùng quan trọng trong văn hoá nhiều nước châu Á - Ảnh 5.

Bánh niangao.

Tết âm lịch ở Trung Quốc có lẽ là đại tiệc của các loại bánh gạo nếp. Có đến vài loại bánh làm từ gạo được người Trung Quốc ăn vào năm mới với mong muốn mang lại may mắn. Ví dụ như món bánh niên cao (niangao), mà người Trung Quốc hay dùng để chơi chữ trong vế “niên niên cao thăng”, nghĩa là mỗi năm mỗi cao lớn, thăng tiến. Cao lớn và thăng tiến ở đây có thể dùng cho sự phát triển của con trẻ, tài vận, công việc của người lớn hay sức khoẻ nói chung.

Không ngờ những chiếc bánh gạo giản dị lại có vị thế vô cùng quan trọng trong văn hoá nhiều nước châu Á - Ảnh 6.

Thang viên ăn vào ngày 15 tháng Giêng.

Bên cạnh đó, người ta cũng ăn bánh trôi, hay còn gọi là thang viên vào ngày 15 tháng Giêng. Trong tiếng Trung, thang viên đọc tương tự như “đoàn viên”, nên việc ăn món bánh này vào năm mới được tin là sẽ giúp gia đình hoà thuận, mọi người trong nhà không phải chia xa và luôn gắn bó. Mặt khác, dù không phổ biến bằng nhưng một số vùng còn ăn cả bánh quy (quy ở đây là “rùa”), là món bánh làm từ gạo nếp với nhân ngọt bên trong, có hình giống mai rùa, được tin là sẽ mang lại may mắn, tặng cho người lớn tuổi còn mang ý nghĩa trường thọ.

Ngoài ra thì vào tết Trùng Cửu, người Trung Quốc cũng có một loại bánh gọi là cửu tầng cao (bánh chín tầng) làm từ bột gạo tẻ.

Nhật Bản

Không ngờ những chiếc bánh gạo giản dị lại có vị thế vô cùng quan trọng trong văn hoá nhiều nước châu Á - Ảnh 7.

Kagami mochi.

Mochi ở Nhật Bản thì quá nổi tiếng, nó gắn bó mật thiết với hầu như mọi dịp, sự kiện quan trọng của người Nhật Bản. Vào năm mới, người Nhật phải chưng kagami mochi – một loại bánh gạo hai tầng, phía trên đặt một quả quýt để mang lại may mắn cho gia đình. Vào tết Trung thu, người Nhật có món Tsukimi mochi, bánh gạo tròn giống như mặt trăng. Đây là món chẳng thể thiếu trong mâm cỗ Trung Thu của người Nhật.

Không ngờ những chiếc bánh gạo giản dị lại có vị thế vô cùng quan trọng trong văn hoá nhiều nước châu Á - Ảnh 8.

Tsukimi mochi.

Mặt khác, các loại bánh mochi cũng được ăn trong lễ hội bé gái Hinamatsuri, lễ ngắm hoa đào, tiết thanh minh, tảo mộ… Người Nhật ăn mochi vào tất cả các mùa trong năm, mỗi mùa, mỗi tháng, mỗi dịp sẽ có một loại mochi riêng với đủ hình thức, cách làm.

Không ngờ những chiếc bánh gạo giản dị lại có vị thế vô cùng quan trọng trong văn hoá nhiều nước châu Á - Ảnh 9.

Nguồn: KENH14.VN