Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch: Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm du lịch, các vấn đề thường gặp khi đi du lịch, chia sẻ tư vấn kinh nghiệm du lịch của những người đã từng đi du lịch chia sẻ và để lại kinh nghiệm du lịch cho những du khách cần những kinh nghiệm du lịch cần thiết.

Kiến tạo không gian du lịch hướng biển

VTV.vn – Chú trọng kiến tạo không gian du lịch hướng biển không chỉ là định hướng mang tính chiến lược mà còn là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km với nhiều bãi biển tuyệt đẹp, vịnh nổi tiếng và các hòn đảo hoang sơ. Sau đề án sáp nhập đơn vị hành chính các tỉnh, nhất là khu vực Tây Nguyên và miền duyên hải, việc kiến tạo không gian hướng biển để phát triển du lịch trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa quốc gia có thế mạnh về biển.

Liên kết không gian, sản phẩm du lịch hướng biển

Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch biển chính là thế mạnh cần ưu tiên. Việc quy hoạch không gian biển cần được thực hiện một cách đồng bộ, từ việc xác định các khu vực phát triển du lịch đến bảo tồn các khu vực sinh thái. Việt Nam sở hữu nhiều bãi biển đẹp, hệ sinh thái đa dạng và các di sản văn hóa phong phú. Sự gia tăng nhu cầu du lịch nội địa và quốc tế tạo ra cơ hội lớn cho ngành du lịch biển.

Kiến tạo không gian du lịch hướng biển. - Ảnh 1.

Việt Nam sở hữu nhiều bãi biển đẹp, hệ sinh thái đa dạng và các di sản văn hóa phong phú.

Mùa du lịch biển đang bắt đầu. Ngay lúc này, một trong những cách để tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch biển, đáp ứng yêu cầu của du khách trong chuyến du lịch ngắn ngày chính là kết nối những điểm đến từ Tây Nguyên xuống vùng duyên hải Nam Trung bộ. Biển xanh, hoa vàng và đại ngàn Tây Nguyên – đang có sự kết nối những sản phẩm du lịch như vậy tại các tỉnh Phú Yên – Đắk Lắk, Bình Định, Gia Lai và Bình Thuận – Lâm Đồng. Chính sự liên kết này giúp bức tranh du lịch ở các địa phương có nhiều khởi sắc.

Biển trong lành luôn có sức hấp dẫn đối với du khách. Những sản phẩm du lịch ở đây cũng khác biệt rất nhiều so với vùng Tây Nguyên. Ý tưởng liên kết du lịch với chủ đề biển xanh, hoa vàng và đại ngàn Tây Nguyên đã được những người làm du lịch đưa ra nhằm mục đích bổ sung lợi thế du lịch của từng vùng đất, nhất là mở ra không gian hướng biển.

Kiến tạo không gian du lịch hướng biển. - Ảnh 2.

Biển trong lành luôn có sức hấp dẫn đối với du khách.

Với Phú Yên, vẻ đẹp hoang sơ là lợi thế, nhưng đó cũng sẽ là trở ngại nếu ở đây chỉ đơn thuần là phong cảnh đẹp. Được du khách biết đến từ 3 năm trở lại đây, Phú Yên chưa có nhiều sản phẩm du lịch, khiến cho du khách thường chỉ dành 2-3 ngày lưu trú khi đến vùng đất này.

Anh Phạm Võ Quốc Bảo, người từng có nhiều kinh nghiệm trong điều phối tour du lịch tại Phú Yên cho rằng: “Sẽ rất hiệu quả khi phối hợp các tỉnh để đưa khách đi tour vì nếu đến một điểm thì khách dễ bị chán. Bên cạnh đó, mình thiết kế tour phù hợp, đảm bảo thời gian, tính khoa học để khách tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng ở nhiều nơi trong một chuyến đi”.

Kết nối hạ tầng giao thông liên vùng hướng biển

Năm 2025 ghi nhận sự bứt tốc về giao thông quốc gia khi các tuyến giao thông kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải theo đề án sáp nhập đơn vị hành chính dược gấp rút triển khai và hoàn thiện. Riêng tuyến cao tốc Bắc – Nam kết nối liên vùng sẽ được đưa vào sử dụng cuối năm 2025. Đây là cơ sở nền tảng vững chắc để các công ty lữ hành du lịch mạnh dạn đồng loạt triển khai các sản phẩm, các gói dịch vụ liên kết hướng biển để tăng sức hút đối với du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, các chuyến bay thẳng kết nối từ Trung Á, Hàn Quốc, Trung Quốc đến các tỉnh có thế mạnh về du lịch biển như Nha Trang – Đà Nẵng – Phú Quốc thời gian gần đây đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành du lịch địa phương.

Kiến tạo không gian du lịch hướng biển. - Ảnh 3.

Hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú và các dịch vụ tiện ích được đầu tư và nâng cấp.

Hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú và các dịch vụ tiện ích cần được đầu tư và nâng cấp. Việc xây dựng các cảng biển hiện đại và đường bộ kết nối sẽ giúp thu hút nhiều khách du lịch hơn. Tuy nhiên, một yêu cầu quan trọng đang được đặt ra khi có nhiều du khách quốc tế quay lại vùng duyên hải, đó là giải giải quyết bài toán thiếu nhân lực. Liệu có thể thu hút du khách nhiều hơn, giữ chân du khách lâu hơn với thực tế du lịch hiện nay?

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Khánh Hòa được mệnh danh là “thiên đường biển nhiệt đới” đối với du khách xứ sở bạch dương. Nơi đây từng đón hơn nửa triệu lượt khách Nga mỗi năm, chiếm gần 70% tổng lượng khách Nga đến Việt Nam. Thế nhưng, sau niềm vui hồi phục là nỗi lo âm ỉ: nhân lực ngành du lịch thông thạo tiếng Nga đang thiếu hụt trầm trọng. Sự trở lại của thị trường này là tín hiệu đáng mừng, nhưng để giữ chân du khách, ngoài cơ sở hạ tầng và sản phẩm du lịch, yếu tố con người – nhất là khả năng giao tiếp ngoại ngữ, vẫn là “chìa khóa vàng”.

Kiến tạo không gian du lịch hướng biển. - Ảnh 4.

Đào tạo nhân lực ngành du lịch tại Trường Đại học Khánh Hòa.

Không giống nhiều thị trường khác, khách du lịch Nga có đặc thù riêng: họ mong muốn được chào đón như người nhà, cần người nói cùng ngôn ngữ để cảm thấy an toàn và thân thiện khi đến một đất nước xa lạ. Để đáp ứng nguồn nhân lực du lịch thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Nga, ông Nguyễn Doãn Thành – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang cho biết: “Phải có đội ngũ giảng viên tiếng Nga có trình độ, khả năng giảng dạy tốt thì mới có thể đáp ứng ngay được việc đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng hướng dẫn viên, sinh viên”.

Tăng cường quảng bá, tăng cạnh tranh quốc tế

Liên kết kiến tạo không gian du lịch biển ngày càng được quan tâm nhiều hơn với những cách làm mới để phù hợp thực tế để thu hút du khách trong nước và quốc tế. Nhiều du khách quốc tế sẵn sàng dành hết kỳ nghỉ để được ở bên biển. Nhưng để du lịch các tỉnh Nam Trung bộ hấp dẫn hơn, kéo dài hơn thời gian lưu trú của khách thì sản phẩm du lịch không chỉ là biển.

Tối ưu nguồn khách, đa dạng hóa khách quốc tế không chỉ giúp ổn định nguồn thu, mà còn nâng cao giá trị du lịch và tạo ra động lực cải thiện chất lượng dịch vụ. Để tận dụng được cơ hội này, ông Phạm Văn Thủy – Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho rằng, để kết nối thị trường trong và ngoài nước thì Khánh Hòa cần phải tăng cầu bằng việc đẩy mạnh xây dựng các loại hình du lịch phù hợp với xu thế mới, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Phát triển sản phẩm du lịch bản sắc – kết hợp yếu tố biển đảo với văn hóa bản địa, ẩm thực đặc trưng, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm chân thực của du khách quốc tế.

Kiến tạo không gian du lịch hướng biển. - Ảnh 5.

Phát triển sản phẩm du lịch bản sắc – kết hợp yếu tố biển đảo với văn hóa bản địa, ẩm thực đặc trưng.

Nhiều du khách nước ngoài lần đầu đến Việt Nam đã bày tỏ sự hào hứng và yêu thích. Họ không chỉ ấn tượng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn với sự hiếu khách, thân thiện của người dân nơi đây. Những món ăn đặc trưng mang hương vị tươi ngon của biển đã chinh phục khẩu vị của nhiều du khách, khiến họ cảm thấy như đang khám phá một thế giới ẩm thực đầy màu sắc.

Kiến tạo không gian du lịch hướng biển. - Ảnh 6.

Hương vị tươi ngon của biển đã chinh phục khẩu vị của nhiều du khách.

Phát huy bản sắc văn hóa khác biệt từng địa phương

Mỗi tỉnh ven biển đều có những nét văn hóa độc đáo. Việc phát triển du lịch không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn cần chú trọng đến việc bảo tồn văn hóa địa phương, từ ẩm thực, phong tục tập quán đến nghệ thuật truyền thống. Các sự kiện văn hóa, lễ hội địa phương có thể được tổ chức thường xuyên để thu hút du khách và tạo cơ hội cho người dân địa phương giao lưu. Điều này không chỉ giúp quảng bá văn hóa mà còn tăng cường tinh thần cộng đồng.

Kiến tạo không gian du lịch hướng biển. - Ảnh 5.

Ngư dân kéo lưới trên biển.

Bên cạnh không gian sống trong lành, bình yên là những khác biệt văn hóa. Với du khách quốc tế, đó chính là sức hấp dẫn của vùng đất, sức lôi cuốn của những sản phẩm du lịch biển. Ông Phạm Minh Nhựt, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực tăng cường quảng bá, xây dựng các sản phẩm mới để thu hút khách du lịch, phối hợp với Hiệp hội Du lịch các địa phương tăng cường quảng bá du lịch tại các thị trường quốc tế. Chỉ khi có nguồn khách đa dạng, du lịch biển Khánh Hòa mới có thể trụ vững và bứt phá.

Kiến tạo không gian du lịch hướng biển. - Ảnh 8.

Đa dạng nguồn khách để phát triển du lịch bền vững.

Du lịch biển Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, với những tín hiệu tích cực. Nha Trang, Đà Nẵng và Phú Quốc không chỉ là những điểm đến lý tưởng mà còn là biểu tượng cho sự hồi sinh của ngành du lịch Việt Nam. Việc kiến tạo không gian biển phát triển du lịch sau đề án sáp nhập các tỉnh là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết bởi du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% hoạt động của toàn ngành du lịch Việt Nam.

Kiến tạo không gian du lịch hướng biển. - Ảnh 9.

Trải nghiệm vịnh tôm hùm – sản phẩm du lịch biển.

Sự phát triển của du lịch biển không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa con người Việt Nam ra thế giới. Chú trọng kiến tạo không gian du lịch hướng biển không chỉ là định hướng mang tính chiến lược mà còn là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.

Nguồn: Vtv

Mắt thuyền – Yếu tố thị giác đặc biệt của văn hóa biển Việt Nam

VTV.vn – Mắt thuyền không đơn thuần là nghệ thuật, mà là sự sống, là “đôi mắt thần” bảo vệ và dẫn lối cho con thuyền vượt trùng khơi.

Có những ánh mắt không đến từ con người, mà đến từ chính những con thuyền. Chúng không nói, không chớp, không cười, nhưng lại mang trong mình cả linh hồn của biển.

Lang thang trên những bãi biển miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đến Ninh Thuận, Khánh Hòa… bạn sẽ không khỏi tò mò khi thấy những đôi mắt lớn, tròn, sắc sảo được vẽ nơi mũi thuyền, như đang dõi theo từng con sóng. Đó là mắt thuyền – một biểu tượng văn hóa đặc trưng, thiêng liêng trong đời sống ngư dân ven biển.

Mắt thuyền - Yếu tố thị giác đặc biệt của văn hóa biển Việt Nam. - Ảnh 1.

Những ánh mắt mang trong mình cả linh hồn của biển.

Với người miền biển, thuyền không chỉ là phương tiện đánh cá, mà là một người bạn đồng hành thực thụ, luôn sát cánh cùng họ giữa sóng gió. Mắt thuyền không đơn thuần là nghệ thuật, mà là sự sống, là “đôi mắt thần” bảo vệ và dẫn lối cho con thuyền vượt trùng khơi.

Ngư dân làng Ngân Hà, phường Ninh Thủy, tỉnh Khánh Hòa kể rằng: từ bao đời nay, trước khi hạ thủy, mọi con thuyền đều phải làm lễ “khai nhãn”. Sau khi đóng xong vỏ thuyền, chủ chọn ngày lành, dâng lễ đơn sơ, rồi tự tay hoặc nhờ thợ vẽ đôi mắt lên mũi thuyền. Đôi mắt ấy được “phong nhãn” bằng lụa đỏ cho đến khi hạ thủy – một nghi thức mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, như “mở mắt” cho thuyền để nhìn thấy đường, thấy biển.

Mắt thuyền - Yếu tố thị giác đặc biệt của văn hóa biển Việt Nam. - Ảnh 2.

Mắt thuyền là điểm tựa tinh thần cho ngư dân.

Trong hành trình đánh bắt dài ngày trên biển lớn, mắt thuyền là điểm tựa tinh thần cho ngư dân. Đôi mắt ấy được vẽ theo nhiều hình dáng: mắt chim ó – đại bàng biển, mắt rồng – linh vật trấn thủy quái, hay đôi mắt tròn to của cá Ông – loài cá voi hiền lành được ngư dân coi là thần cứu nạn.

Mỗi hình dáng mắt là một câu chuyện, một niềm tin: chống giông bão, gọi cá vào lưới, dẫn đường về bờ. Có vùng vẽ mắt dữ tợn để hù dọa thủy quái. Có nơi lại vẽ đôi mắt hiền như người – thể hiện mối giao cảm sâu sắc giữa con người và biển cả.

Không ít truyền thuyết lưu truyền rằng, mắt thuyền chính là lời chúc lành từ thần linh, là sự tiếp nối của những tín ngưỡng cổ xưa, khi con người còn run sợ trước biển nhưng cũng biết ơn đại dương vì đã nuôi sống họ.

Mắt thuyền - Yếu tố thị giác đặc biệt của văn hóa biển Việt Nam. - Ảnh 3.

Mỗi hình dáng mắt là một câu chuyện, một niềm tin.

Với nhiều du khách, mắt thuyền là một “biểu tượng du lịch” đầy tính thẩm mỹ và huyền bí. Giữa bức tranh biển xanh, cát trắng, những chiếc ghe đủ màu sắc với đôi mắt to tròn, sắc sảo như đang mỉm cười đã trở thành hình ảnh không thể quên. Trong nhiều cẩm nang du lịch quốc tế, mắt thuyền được giới thiệu như một yếu tố thị giác đặc biệt của văn hóa biển Việt Nam.

Không chỉ ở Nha Trang, Mũi Né hay Hội An, mà khắp các vùng duyên hải từ Bắc chí Nam, hình tượng mắt thuyền vẫn hiện hữu, sống động và đầy sức gợi. Nó không chỉ là nét đẹp dân gian, mà còn là một phần ký ức văn hóa của những người dân sống cùng biển cần được gìn giữ.

Mắt thuyền - Yếu tố thị giác đặc biệt của văn hóa biển Việt Nam. - Ảnh 4.

Ngư dân Việt Nam luôn gắn bó với biển.

Nếu một ngày nào đó, bạn lang thang giữa những làng biển miền Trung, hãy dừng lại thật lâu trước một chiếc ghe nhỏ đang neo bờ. Nhìn vào đôi mắt thuyền, bạn sẽ cảm thấy như có ai đó đang lặng lẽ dõi theo sóng nước, kể cho bạn nghe câu chuyện về đại dương, về người ngư dân, và về khát vọng vượt biển chưa bao giờ tắt.

Nguồn: Vtv

Chàng trai Dao Tiền bập bẹ tiếng Anh, đón khách Tây bằng điều đặc biệt

Dù không thành thạo tiếng Anh nhưng anh Thanh, một chàng trai người Dao Tiền vẫn đón hàng trăm vị khách quốc tế về xóm Lũng Mười nằm dưới đỉnh núi Phia Oắc (Cao Bằng).

Được khách Tây yêu mến

“Tôi có chút hồi hộp khi một mình tới huyện miền núi xa xôi của Cao Bằng. Tình cờ, khi tìm kiếm thông tin về nơi lưu trú, người hướng dẫn bản địa, tôi biết đến Thanh, chủ một homestay được nhiều du khách khen ngợi”, anh Kaiser Theo, nam du khách tới từ Berlin, Đức chia sẻ.

“Anh ấy biết từng ngóc ngách trong cánh rừng, núi đồi, hang động, những nơi hoang sơ tuyệt đẹp. Anh ấy leo núi giỏi, luôn nở nụ cười rạng rỡ và kỹ năng nấu ăn rất tuyệt. Chọn Thanh đồng hành là quyết định sáng suốt của tôi”, anh Theo nhận xét. 

Nam du khách người Đức tìm tới xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng để trải nghiệm thiên nhiên và cuộc sống miền núi của Việt Nam trong 5 ngày 4 đêm. Dù người dẫn đường không giỏi tiếng Anh, đôi khi phải “giao tiếp bằng Google dịch” nhưng anh Theo vẫn hết sức hài lòng. 

“Tôi cảm nhận được sự nhiệt huyết của anh ấy qua ánh mắt, nụ cười. Điều đó thật đặc biệt”, Theo cho hay.

chàng trai dao tiền làm homestay
Nam du khách Kaiser Theo khám phá núi rừng Phia Oắc cùng chàng trai bản địa Chu Tiến Thanh hồi giữa tháng 5

Không chỉ anh Theo mà nhiều du khách quốc tế khác cũng nhận xét tích cực về chàng thanh niên người Dao Tiền – Chu Tiến Thanh (SN 1992). Nhiều người để lại bình luận khen ngợi Thanh trên mạng xã hội sau hành trình khám phá Nguyên Bình cùng anh.

“Ngày mới dẫn khách về Cao Bằng đi leo núi, thăm suối, thăm rừng, tôi chỉ bập bẹ được chút tiếng Anh. Tôi chủ yếu giao tiếp với họ bằng cử chỉ và dùng Google dịch. Dần dần tôi nhờ chính những vị khách dạy ngoại ngữ cho mình.

Bây giờ, tiếng Anh của tôi vẫn hạn chế lắm nhưng tôi tự tin hơn. Được giới thiệu về quê hương nên tôi luôn vui vẻ, hào hứng, phục vụ du khách hết lòng”, anh Thanh cho hay.

Anh Thanh luôn đón tiếp du khách bằng nụ cười rạng rỡ

“Bám bản” để làm du lịch thoát nghèo

Anh Thanh sinh ra và lớn lên ở Lũng Mười, xã Quang Thành – một xóm nhỏ bình yên nhưng nghèo khó nằm dưới đỉnh núi Phia Oắc cao 1.931m so với mực nước biển. Nơi đây nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng hơn 50km.

Gia đình anh cũng như bao bà con Lũng Mười đều sống bằng nghề trồng ngô, trồng lúa, tự cung tự cấp, đời sống còn nhiều khó khăn.

Là chàng trai thích tìm tòi, khám phá, anh Thanh nhận ra quê hương mình có tiềm năng phát triển du lịch, hấp dẫn cả du khách trong nước và quốc tế. Kể từ đó, anh ấp ủ mong muốn có thể “bám bản” vừa phụng dưỡng cha mẹ vừa khởi nghiệp thoát nghèo ngay tại mảnh đất nơi mình sinh ra. 

chàng trai dao tiền làm homestay
Xóm Lũng Mười có vẻ đẹp nên thơ, xanh mát

Nằm trong khu vực Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, Nguyên Bình được biết đến với cảnh quan thơ mộng, hữu tình, nhiều giá trị địa chất, địa mạo cùng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Nơi đây có các di tích lịch sử cách mạng như: Khu Di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo; hang Kéo Quảng (hang Lê Nin) nơi Bác Hồ mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng; đồn Phai Khắt; đồn Nà Ngần; đền Ông Búa;…

Nơi đây còn có những xóm bản như Hoài Khao lưu giữ văn hóa truyền thống đặc trưng của người Dao Tiền, từ trang phục, nhà mái lợp ngói âm dương đến các nghề truyền thống. Nhóm hộ Nà Rẻo với kiến trúc nhà trình tường độc đáo, thể hiện kỹ thuật xây dựng khéo léo của đồng bào Dao Tiền. 

“Tôi cảm thấy rất tiếc nếu mảnh đất đẹp, giàu văn hóa như quê hương tôi không được nhiều người biết tới”, anh Thanh trăn trở.

chàng trai dao tiền làm homestay
Anh Thanh mong muốn đưa thật nhiều du khách về thăm quê hương

Năm 2014, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Thanh rong ruổi tới nhiều địa phương trong tỉnh để tìm hiểu, học hỏi về các mô hình homestay, du lịch cộng đồng và tập đưa khách đi leo núi, thăm rừng, khám phá hang động.

Năm 2021, được một người bạn có kinh nghiệm kinh doanh homestay hỗ trợ vốn, anh Thanh vận động gia đình góp đất, góp công xây dựng một homestay nhỏ, làm mô hình du lịch cộng đồng tại Lũng Mười.

Homestay là căn nhà gỗ truyền thống 4 gian, rộng 120m2, lợp mái ngói âm dương, nằm trong thung lũng, sát con suối róc rách, bao quanh là núi đồi trập trùng. 

“Kinh phí có hạn nên việc xây dựng, đóng đồ đạc, cái gì tự làm được, tôi sẽ tự làm”, anh Thanh nói. Trong nhà, anh Thanh sưu tầm những bộ trang phục của người Dao Tiền, màu sắc trang nhã, cẩn thận treo trang trí.

Căn nhà gỗ truyền thống nằm giữa thung lũng

Anh Thanh lập trang fanpage, tự chụp ảnh, viết bài giới thiệu về homestay, về Lũng Mười, Nguyên Bình. “Ban đầu chẳng mấy ai ngó ngàng tới fanpage, tôi sốt ruột lắm. May mắn được người bạn hỗ trợ, tôi dần kết nối được với du khách.

Vợ chồng tôi đón khách bằng sự mộc mạc, chân thành. Chúng tôi tự dọn dẹp, nấu ăn, tự dẫn khách đi khám phá Phia Oắc, Phia Đén, thăm Hoài Khao… Tôi không xem mình là hướng dẫn viên mà giống như một người địa phương, tự kể về chính quê hương mình bằng tình yêu và sự tự hào”, anh Thanh chia sẻ.

Anh Thanh cũng gây ấn tượng với nhiều du khách bởi khả năng nấu ăn. Thịt lợn đen, gà bản, cá suối, rau rừng được anh chế biến thành những mẹt đồ ăn hấp dẫn mang hương vị đặc trưng ẩm thực của người Dao Tiền.

Những bữa ăn do anh Thanh tự chế biến phục vụ du khách

“Mùa đông khách nhất là từ tháng 1-5, khi du khách có thể đi rừng, tắm suối hoặc tháng 8-9, mùa lúa chín. Đông về, Phia Oắc có thể xuất hiện băng giá là thời điểm rất đông khách nội địa tìm tới. Hiện tôi chủ yếu sử dụng các ứng dụng trực tuyến để giới thiệu và bán phòng lưu trú”, anh cho biết.

Thời điểm vắng khách, anh Thanh lại đến các homestay khác học tập, nâng cao kiến thức đón tiếp, phục vụ khách, pha chế đồ uống, nấu ăn…

“Homestay nhà tôi có thể đón khoảng 20 khách/lượt. Lượng khách chưa quá đông nhưng hai vợ chồng cũng có thu nhập ổn định”, anh Thanh cho hay.

chàng trai dao tiền làm homestay
Anh Thanh cố gắng mang tới những trải nghiệm dân dã nhưng mới lạ cho du khách

Năm 2023-2024, anh Thanh mang Dự án Lũng Mười Homestay tham gia cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất, đạt giải khuyến khích.

Chàng trai Dao Tiền thường xuyên kết nối, giới thiệu khách tới các homestay khác tại Cao Bằng, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch của bản thân với bà con làng xóm hay những người quan tâm tìm hiểu.

“Tôi mong muốn du khách không chỉ tới Lũng Mười, tới Quang Thành một lần mà nhiều lần và mỗi lần sẽ có những trải nghiệm khác nhau, ở những homestay khác nhau của bà con địa phương”, anh chia sẻ.

Được khách Tây yêu mến

“Tôi có chút hồi hộp khi một mình tới huyện miền núi xa xôi của Cao Bằng. Tình cờ, khi tìm kiếm thông tin về nơi lưu trú, người hướng dẫn bản địa, tôi biết đến Thanh, chủ một homestay được nhiều du khách khen ngợi”, anh Kaiser Theo, nam du khách tới từ Berlin, Đức chia sẻ.

“Anh ấy biết từng ngóc ngách trong cánh rừng, núi đồi, hang động, những nơi hoang sơ tuyệt đẹp. Anh ấy leo núi giỏi, luôn nở nụ cười rạng rỡ và kỹ năng nấu ăn rất tuyệt. Chọn Thanh đồng hành là quyết định sáng suốt của tôi”, anh Theo nhận xét. 

Nam du khách người Đức tìm tới xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng để trải nghiệm thiên nhiên và cuộc sống miền núi của Việt Nam trong 5 ngày 4 đêm. Dù người dẫn đường không giỏi tiếng Anh, đôi khi phải “giao tiếp bằng Google dịch” nhưng anh Theo vẫn hết sức hài lòng. 

“Tôi cảm nhận được sự nhiệt huyết của anh ấy qua ánh mắt, nụ cười. Điều đó thật đặc biệt”, Theo cho hay.

chàng trai dao tiền làm homestay
Nam du khách Kaiser Theo khám phá núi rừng Phia Oắc cùng chàng trai bản địa Chu Tiến Thanh hồi giữa tháng 5

Không chỉ anh Theo mà nhiều du khách quốc tế khác cũng nhận xét tích cực về chàng thanh niên người Dao Tiền – Chu Tiến Thanh (SN 1992). Nhiều người để lại bình luận khen ngợi Thanh trên mạng xã hội sau hành trình khám phá Nguyên Bình cùng anh.

“Ngày mới dẫn khách về Cao Bằng đi leo núi, thăm suối, thăm rừng, tôi chỉ bập bẹ được chút tiếng Anh. Tôi chủ yếu giao tiếp với họ bằng cử chỉ và dùng Google dịch. Dần dần tôi nhờ chính những vị khách dạy ngoại ngữ cho mình.

Bây giờ, tiếng Anh của tôi vẫn hạn chế lắm nhưng tôi tự tin hơn. Được giới thiệu về quê hương nên tôi luôn vui vẻ, hào hứng, phục vụ du khách hết lòng”, anh Thanh cho hay.

Anh Thanh luôn đón tiếp du khách bằng nụ cười rạng rỡ

“Bám bản” để làm du lịch thoát nghèo

Anh Thanh sinh ra và lớn lên ở Lũng Mười, xã Quang Thành – một xóm nhỏ bình yên nhưng nghèo khó nằm dưới đỉnh núi Phia Oắc cao 1.931m so với mực nước biển. Nơi đây nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng hơn 50km.

Gia đình anh cũng như bao bà con Lũng Mười đều sống bằng nghề trồng ngô, trồng lúa, tự cung tự cấp, đời sống còn nhiều khó khăn.

Là chàng trai thích tìm tòi, khám phá, anh Thanh nhận ra quê hương mình có tiềm năng phát triển du lịch, hấp dẫn cả du khách trong nước và quốc tế. Kể từ đó, anh ấp ủ mong muốn có thể “bám bản” vừa phụng dưỡng cha mẹ vừa khởi nghiệp thoát nghèo ngay tại mảnh đất nơi mình sinh ra. 

chàng trai dao tiền làm homestay
Xóm Lũng Mười có vẻ đẹp nên thơ, xanh mát

Nằm trong khu vực Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, Nguyên Bình được biết đến với cảnh quan thơ mộng, hữu tình, nhiều giá trị địa chất, địa mạo cùng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Nơi đây có các di tích lịch sử cách mạng như: Khu Di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo; hang Kéo Quảng (hang Lê Nin) nơi Bác Hồ mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng; đồn Phai Khắt; đồn Nà Ngần; đền Ông Búa;…

Nơi đây còn có những xóm bản như Hoài Khao lưu giữ văn hóa truyền thống đặc trưng của người Dao Tiền, từ trang phục, nhà mái lợp ngói âm dương đến các nghề truyền thống. Nhóm hộ Nà Rẻo với kiến trúc nhà trình tường độc đáo, thể hiện kỹ thuật xây dựng khéo léo của đồng bào Dao Tiền. 

“Tôi cảm thấy rất tiếc nếu mảnh đất đẹp, giàu văn hóa như quê hương tôi không được nhiều người biết tới”, anh Thanh trăn trở.

chàng trai dao tiền làm homestay
Anh Thanh mong muốn đưa thật nhiều du khách về thăm quê hương

Năm 2014, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Thanh rong ruổi tới nhiều địa phương trong tỉnh để tìm hiểu, học hỏi về các mô hình homestay, du lịch cộng đồng và tập đưa khách đi leo núi, thăm rừng, khám phá hang động.

Năm 2021, được một người bạn có kinh nghiệm kinh doanh homestay hỗ trợ vốn, anh Thanh vận động gia đình góp đất, góp công xây dựng một homestay nhỏ, làm mô hình du lịch cộng đồng tại Lũng Mười.

Homestay là căn nhà gỗ truyền thống 4 gian, rộng 120m2, lợp mái ngói âm dương, nằm trong thung lũng, sát con suối róc rách, bao quanh là núi đồi trập trùng. 

“Kinh phí có hạn nên việc xây dựng, đóng đồ đạc, cái gì tự làm được, tôi sẽ tự làm”, anh Thanh nói. Trong nhà, anh Thanh sưu tầm những bộ trang phục của người Dao Tiền, màu sắc trang nhã, cẩn thận treo trang trí.

Căn nhà gỗ truyền thống nằm giữa thung lũng

Anh Thanh lập trang fanpage, tự chụp ảnh, viết bài giới thiệu về homestay, về Lũng Mười, Nguyên Bình. “Ban đầu chẳng mấy ai ngó ngàng tới fanpage, tôi sốt ruột lắm. May mắn được người bạn hỗ trợ, tôi dần kết nối được với du khách.

Vợ chồng tôi đón khách bằng sự mộc mạc, chân thành. Chúng tôi tự dọn dẹp, nấu ăn, tự dẫn khách đi khám phá Phia Oắc, Phia Đén, thăm Hoài Khao… Tôi không xem mình là hướng dẫn viên mà giống như một người địa phương, tự kể về chính quê hương mình bằng tình yêu và sự tự hào”, anh Thanh chia sẻ.

Anh Thanh cũng gây ấn tượng với nhiều du khách bởi khả năng nấu ăn. Thịt lợn đen, gà bản, cá suối, rau rừng được anh chế biến thành những mẹt đồ ăn hấp dẫn mang hương vị đặc trưng ẩm thực của người Dao Tiền.

Những bữa ăn do anh Thanh tự chế biến phục vụ du khách

“Mùa đông khách nhất là từ tháng 1-5, khi du khách có thể đi rừng, tắm suối hoặc tháng 8-9, mùa lúa chín. Đông về, Phia Oắc có thể xuất hiện băng giá là thời điểm rất đông khách nội địa tìm tới. Hiện tôi chủ yếu sử dụng các ứng dụng trực tuyến để giới thiệu và bán phòng lưu trú”, anh cho biết.

Thời điểm vắng khách, anh Thanh lại đến các homestay khác học tập, nâng cao kiến thức đón tiếp, phục vụ khách, pha chế đồ uống, nấu ăn…

“Homestay nhà tôi có thể đón khoảng 20 khách/lượt. Lượng khách chưa quá đông nhưng hai vợ chồng cũng có thu nhập ổn định”, anh Thanh cho hay.

chàng trai dao tiền làm homestay
Anh Thanh cố gắng mang tới những trải nghiệm dân dã nhưng mới lạ cho du khách

Năm 2023-2024, anh Thanh mang Dự án Lũng Mười Homestay tham gia cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất, đạt giải khuyến khích.

Chàng trai Dao Tiền thường xuyên kết nối, giới thiệu khách tới các homestay khác tại Cao Bằng, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch của bản thân với bà con làng xóm hay những người quan tâm tìm hiểu.

“Tôi mong muốn du khách không chỉ tới Lũng Mười, tới Quang Thành một lần mà nhiều lần và mỗi lần sẽ có những trải nghiệm khác nhau, ở những homestay khác nhau của bà con địa phương”, anh chia sẻ.

Nguồn: Vietnamnet

Khi vị mặn làm nên bản sắc

VTV.vn – Những làng nghề như Cà Ná hay Long Thủy là minh chứng cho một lối sống bền bỉ, đậm đà bản sắc, nơi mỗi hạt muối, con cá đều chứa đựng cả một truyền thống cần được giữ gìn.

Mỗi vùng biển có một màu nước, một đường chân trời và một vị mặn riêng. Không chỉ mặn của muối, của sóng, mà là vị mặn của mồ hôi, của đời sống, của truyền thống bám biển suốt bao thế hệ. Dọc dải đất miền Trung, có những làng nghề mặn mòi mà lặng lẽ, làm nên bản sắc rất riêng, như làng muối Cà Ná ở Ninh Thuận và làng cá Long Thủy của Phú Yên.

Cà Ná – hạt muối trắng của nắng và mồ hôi

Nhắc đến muối Việt Nam, không thể không nhắc đến Cà Ná – vùng đất được thiên nhiên ưu ái bằng nắng chan hòa, gió mặn mòi và cát biển trải dài. Từ bao đời nay, người dân nơi đây đã gắn cuộc sống mình với những ruộng muối trắng xóa, lấp lánh dưới Mặt trời.

Dẫn tôi đi trên bờ ruộng muối mới kết tinh, một diêm dân gạo cội ở Cà Ná chia sẻ: “Làm muối ở đây cực lắm cô ơi. Nắng mà không đủ gắt thì muối không trắng. Mưa đột ngột thì cả ruộng coi như mất.” Bàn tay ông sần sùi, rám nắng, nhưng khi nhấc lên những hạt muối đầu mùa, động tác vẫn nhẹ nhàng như nâng niu một báu vật.

Khi vị mặn làm nên bản sắc - Ảnh 1.

Những diêm dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. (Ảnh: Duy Tường)

Khi vị mặn làm nên bản sắc - Ảnh 2.

Công việc làm muối đòi hỏi thể lực và sức khỏe tốt. (Ảnh: Duy Tường)

Muối Cà Ná nổi tiếng vì độ trắng tinh, hạt to đều và vị mặn đậm đà. Nhưng để có được những mẻ muối đẹp như vậy, người làm nghề phải chịu đựng tháng ngày phơi lưng giữa cái nắng khoảng 40 độ C, còng lưng gánh từng gánh muối nặng, kiên nhẫn chờ từng con nước rút. Với họ, mỗi hạt muối là một giọt mồ hôi đã thấm vào đất cát và nắng gió của quê nhà.

Khi vị mặn làm nên bản sắc - Ảnh 3.

Những hạt muối có vị mặn đậm đà mà lại thanh không bị mặn chát, đã làm nên tên tuổi của thương hiệu nước mắm Cà Ná như ngày nay. (Ảnh: Duy Tường)

Long Thủy – mặn từ cá đến nhịp sống của làng

Rời Ninh Thuận, theo con đường ven biển về Phú Yên, làng Long Thủy hiện ra với bãi cát vàng trải dài và những giàn phơi cá nghiêng nghiêng trong nắng. Ở đây, biển không chỉ là nơi đánh bắt, mà là không gian sống, là xưởng chế biến, là “nhà máy mặn” của cả làng.

Khi vị mặn làm nên bản sắc - Ảnh 4.

Làng chài Long Thủy nhộn nhịp khi mặt trời còn chưa thức giấc. (Ảnh: Ngọc Tuyến)

Mỗi buổi sáng, khi thuyền về, phụ nữ, trẻ nhỏ, người già lại tất bật làm cá, muối cá, trải cá lên phên phơi. Mùi cá phơi chan với gió biển, nồng nhưng không tanh, quen thuộc như nhịp sống.

Một người dân địa phương chia sẻ khi tay vẫn thoăn thoắt xếp cá: “Làm cá khô cực lắm, nhất là mùa nắng gắt. Nhưng khách tới đây, ai cũng mê cá Long Thủy. Vì cá ở đây mặn vừa, phơi đúng nắng, không dùng hóa chất. Làm hết bằng tay”.

Khi vị mặn làm nên bản sắc - Ảnh 5.

Đưa cá vào bờ. (Ảnh: Ngọc Tuyến)

Khi vị mặn làm nên bản sắc - Ảnh 6.

Các tiểu thương và người dân tranh thủ chọn mua những mẻ cá tươi nhất. (Ảnh: Ngọc Tuyến)

Khi vị mặn làm nên bản sắc - Ảnh 7.

Thành quả sau một đêm vất vả. (Ảnh: Ngọc Tuyến)

Ở Long Thủy, vị mặn không chỉ ở món cá khô hay mắm nêm. Nó nằm trong từng câu chuyện làng, trong cách người dân tin vào con nước, dựa vào mùa gió, sống giản dị và bền bỉ với biển cả. Có gia đình ba đời làm cá khô, có đứa trẻ học cách gỡ cá từ năm lên bảy, và có những cụ già vẫn phơi nắng mỗi sáng như một thói quen không dứt.

Khi vị mặn làm nên bản sắc - Ảnh 8.

Khung cảnh bình yên đặc trưng ở các làng chài ven biển. (Ảnh: Ngọc Tuyến)

Khi vị mặn làm nên thương hiệu

Cả Cà Ná và Long Thủy đều chưa được gọi là “điểm đến nổi tiếng” trên bản đồ du lịch, nhưng lại có một sức hút rất riêng đối với du khách ưa trải nghiệm thực tế và yêu văn hóa địa phương. Những thửa ruộng muối trắng tinh, những giàn cá khô thẳng tắp dưới nắng đều là chất liệu tuyệt vời cho nhiếp ảnh, cho du lịch cộng đồng, cho hành trình sống chậm.

Anh Nguyễn Ngọc Tuyến, một người trẻ vừa có hành trình xuyên Việt bằng xe máy đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp ở mỗi vùng miền của Việt Nam, chia sẻ: “Những ngày ở biển, tôi thường dậy thật sớm, theo chân người dân ra chợ cá ven bờ. Chợ cá buổi sáng có thứ âm thanh ồn ào mà thân thương, mùi mặn của biển, những mẻ cá tươi rói vừa cập bến. Mỗi buổi sáng thật đẹp bắt đầu bằng sự hối hả rất đỗi bình dị như thế”.

Khi vị mặn làm nên bản sắc - Ảnh 9.

Cá cơm được đưa vào hấp, phơi khô và bán ra thị trường hoặc đưa vào chế biến nước mắm. (Ảnh: Duy Tường)

Khi vị mặn làm nên bản sắc - Ảnh 10.

Những người dân cần mẫn lao động và tự hào về vị mặn của quê hương. (Ảnh: Duy Tường)

Khi vị mặn làm nên bản sắc - Ảnh 11.

Những phên cá đã đưa thương hiệu Cà Ná đi khắp nơi. (Ảnh: Duy Tường)

Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn e dè với khái niệm “làm du lịch”, vì sợ mất đi nhịp sống tự nhiên. Cái hay là chính vị mặn ấy – sự thật thà, cần mẫn, không màu mè, lại là thứ đáng quý nhất mà du khách tìm kiếm.

Trong một thế giới ngày càng công nghiệp hóa, những làng nghề như Cà Ná hay Long Thủy là minh chứng cho một lối sống bền bỉ, đậm đà bản sắc, nơi mỗi hạt muối, mỗi con cá khô đều chứa đựng cả một truyền thống gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và nếu có một điều gì gọi là “bản sắc miền biển”, thì có lẽ, nó bắt đầu từ vị mặn ấy.

Nguồn: Vtv

Sovaba Travel và hành trình làm nên thương hiệu trong ngành du lịch Quảng Bình

Những chuyến đi bắt đầu từ lí tưởng

Có những chuyến đi khởi nguồn từ một địa điểm, một ước mơ, và cũng có những hành trình bắt đầu từ một lý tưởng sống. Yêu du dịch và muốn kể lại vẻ đẹp của thiên nhiên đất Việt, Sovaba đã hình thành và phát triển với tinh thần của ông Nguyễn Phi Song, Giám đốc công ty TNHH Du Lịch Sovaba. Đó là phải làm điều gì đó thật ý nghĩa với du lịch, con người, và những hành trình.

Sovaba Travel và hành trình làm nên thương hiệu trong ngành du lịch Quảng Bình - 1

Thương hiệu được xây dựng từ trải nghiệm thực tế (Ảnh: Sovaba).

“Ngày ấy, Quảng Bình còn hoang sơ, ít người biết đến ngoài những cái tên như Phong Nha, Nhật Lệ. Nhưng với tôi, vùng đất ấy là một viên ngọc quý chưa được đánh thức. Đó không chỉ là nơi bắt đầu hành trình, mà còn là nơi hình thành triết lý: Mỗi chuyến đi là một cơ hội để sống thật sâu, để thấy đời rộng hơn, và để kết nối với nhau bằng những điều chân thật nhất”, ông Song chia sẻ.

Sovaba Travel và hành trình làm nên thương hiệu trong ngành du lịch Quảng Bình - 2

Sovaba phục vụ du khách chỉn chu trong từng chi tiết nhỏ (Ảnh: Sovaba).

Ý nghĩa đằng sau cái tên Sovaba

Đằng sau tên gọi Sovaba là một thông điệp riêng được gửi qua mỗi âm tiết: “So” trong từ soul (tâm hồn); du lịch cùng Sovaba không chỉ là những chuyến đi, mà là hành trình của cảm xúc, của sự kết nối sâu sắc với những cảnh quan thiên nhiên, với con người và với chính mình. “So” cũng là 2 chữ cái đầu trong tên Song, người sáng lập Sovaba.

“Tôi chọn giữ lại chữ cái này như một cách ký gửi tâm hồn mình vào thương hiệu. Không phải để ghi dấu cá nhân, mà để nhắc nhở bản thân luôn giữ trọn cái “tâm” khi làm nghề, làm du lịch phải bắt đầu từ cảm xúc chân thành và chạm đến trái tim người khác bằng sự tử tế”, ông Song cho hay.

“Va” trong từ value (giá trị). Trong một thế giới du lịch bị bão hòa bởi sở thích chụp hình và xu hướng, Sovaba chọn cách đi tập trung vào giá trị thực. Theo đó, doanh nghiệp lên kế hoạch kỹ lưỡng về điểm đến, thời gian, hoạt động và cả đội ngũ dẫn đoàn để tạo nên những trải nghiệm có giá trị lâu dài.

“Ba” trong từ balance (cân bằng). Theo đại diện công ty, giữa bộn bề công việc và những mục tiêu nối tiếp, Sovaba mong muốn trở thành khoảng lặng đẹp đẽ giúp du khách tái kết nối với chính mình. Mỗi tour đều được thiết kế để giữ sự cân bằng giữa khám phá và nghỉ dưỡng, giữa hoạt động tập thể và khoảng thời gian riêng tư, giữa thiên nhiên và con người.

Đây cũng là ba giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp này hướng đến kể từ những ngày đầu thành lập công ty.

Sovaba Travel và hành trình làm nên thương hiệu trong ngành du lịch Quảng Bình - 3

Logo công ty Sovaba (Ảnh: Sovaba).

Con người là trung tâm của mọi hành trình

Trong từng hành trình, điều khiến du khách nhớ mãi không phải là phong cảnh hùng vĩ hay những điểm check-in nổi tiếng, mà là cảm giác được thấu hiểu, được đồng hành bởi những con người biết lắng nghe trái tim mình.

Ở Sovaba, mỗi du khách không bắt đầu một tour bằng lời giới thiệu hoa mỹ, mà bắt đầu bằng một câu hỏi giản dị: “Anh/chị mong muốn một chuyến đi như thế nào?”. Sovaba cho biết công ty tin rằng mỗi người mang theo một thế giới riêng, và mỗi chuyến đi là cơ hội để thế giới ấy được kết nối với vẻ đẹp đang đợi chờ ngoài kia.

“Khi hành trình kết thúc, điều còn đọng lại không chỉ là những bức ảnh, mà là cảm xúc nguyên vẹn, tinh khôi và không thể lặp lại. Sovaba không đơn thuần là một công ty du lịch, mà là nơi mỗi chuyến đi trở thành một câu chuyện đáng nhớ” đại diện công ty cho hay.

Sovaba Travel và hành trình làm nên thương hiệu trong ngành du lịch Quảng Bình - 4

Đoàn khách tham gia tour du lịch Quảng Bình 4 ngày 3 đêm của Sovaba Travel (Ảnh: Sovaba).

Làm du lịch có tâm – để chạm đến trái tim

Sovaba ra đời với mục tiêu không chỉ để làm du lịch hay trở thành một đơn vị lữ hành có tên tuổi mà là để mở ra một cách nhìn mới về du lịch. Nơi mỗi hành trình là một câu chuyện, mỗi bước chân là một khao khát khám phá, và mỗi điểm đến là cơ hội để kết nối con người với thiên nhiên, với văn hóa, và với chính mình.

“Trong tương lai, Sovaba mong muốn trở thành đơn vị dẫn đầu trong mảng tour trải nghiệm đặc biệt tại Quảng Bình và miền Trung. Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên điều hành chuyên nghiệp, tận tâm và giàu cảm hứng. Tạo ra cộng đồng những người yêu du lịch chất lượng, nơi mà mỗi chuyến đi đều mang theo thông điệp tích cực”, đại diện Sovaba chia sẻ.

Sovaba Travel và hành trình làm nên thương hiệu trong ngành du lịch Quảng Bình - 5

Đội ngũ nhân viên Sovaba tận tâm (Ảnh: Sovaba).

Sovaba không chỉ đồng hành cùng du khách qua từng cung đường, mà còn nhìn lại chính mình sau mỗi chuyến đi. Những cộng sự của Sovaba Travel đều có một vai trò, một thế mạnh, để xây dựng một tập thể vững chãi. Sovaba với thông điệp “Bước chân mới – Thế giới mới” đang nỗ lực góp phần hiện thực hóa ước mơ đưa du lịch Quảng Bình vươn ra thế giới.

Công ty TNHH du lịch Sovaba

Trụ sở chính: Tầng 4 Building, 45 Trần Hưng Đạo, Đồng Phú, Đồng Hới, Quảng Bình

Văn phòng giao dịch: 15A Phan Bội Châu, Đồng Hới, Quảng Bình

Chi nhánh: 189A Trương Pháp, phường Hải Thành, Đồng Hới, Quảng Bình

Điện thoại: 0934.733.223

Email: info@sovaba.travel

Website: https://sovaba.travel

Nguồn: Dantri

Chạm vào hồn Việt cùng tour “Xích lô – Áo dài”

VTV.vn – Tour “Xích lô – Áo dài” như lời mời gọi du khách trở về với ký ức, với bản sắc văn hóa dân tộc trong không gian đầy thơ mộng và sâu lắng của miền đất Nha Trang hiền hòa.

Giữa nhịp sống hiện đại hối hả nơi phố biển Nha Trang, vẫn có những khoảnh khắc khiến du khách như chạm vào mạch nguồn xưa cũ. Tour trải nghiệm “Xích lô – Áo dài” không chỉ đơn thuần là một hành trình khám phá thành phố, mà còn là cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại, giữa nét đẹp truyền thống và hơi thở đương đại. Qua từng con phố, qua mỗi điểm đến văn hóa… tour trải nghiệm này như lời mời gọi du khách trở về với ký ức, với bản sắc văn hóa dân tộc trong không gian đầy thơ mộng và sâu lắng của miền đất Nha Trang hiền hòa. 

Sống chậm giữa lòng phố biển 

Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống và mong muốn đưa du khách “sống chậm” giữa lòng phố biển hiện đại, tour “Xích lô – Áo dài” mang đến trải nghiệm độc đáo khi du khách được mặc áo dài truyền thống, đội nón lá và ngồi xích lô dạo quanh các cung đường ven biển Nha Trang, đồng thời tận hưởng không khí trong lành, cảnh sắc hữu tình và sự thân thiện từ người dân địa phương. Tham gia trải nghiệm tour du lịch “Xích lô – Áo dài”, chị Nguyễn Vân Anh chia sẻ: “Tôi từng đến Nha Trang vài lần, nhưng chuyến đi lần này thực sự rất đặc biệt khi tôi có dịp trải nghiệm tour Xích lô – Áo dài, một sản phẩm du lịch văn hóa mới mẻ và đầy thi vị. Vẫn là những con đường quen thuộc chạy dọc biển, nhưng lần này tôi cùng gia đình được sống chậm theo một cách rất riêng”. 

Chạm vào hồn Việt cùng tour “Xích lô - Áo dài” - Ảnh 1.

Được sống chậm theo một cách rất riêng.

Xích lô – phương tiện gắn liền với lịch sử đô thị Việt Nam, mang đến cho du khách cảm giác gần gũi, hoài cổ. Khi kết hợp với áo dài, chuyến tham quan trở thành một show trình diễn di động, nơi mỗi người là một “đại sứ văn hóa” góp phần quảng bá hình ảnh con người Việt Nam mến khách, lịch thiệp và tự hào với bản sắc dân tộc.Anh Lê Bình cho biết: “Điều khiến tôi ấn tượng nhất chính là sự kết hợp đầy tinh tế giữa truyền thống và hiện đại. Chiếc xích lô – phương tiện vận chuyển từng rất quen thuộc tại Việt Nam, nay được “khoác áo mới” cùng với trang phục truyền thống áo dài, mang đến trải nghiệm du lịch không chỉ độc đáo mà còn đậm đà bản sắc”. 

Chạm vào hồn Việt cùng tour “Xích lô - Áo dài” - Ảnh 2.

Mang đến trải nghiệm du lịch không chỉ độc đáo mà còn đậm đà bản sắc.

Chạm vào chiều sâu văn hóa qua mỗi điểm đến.

Hành trình “Xích lô – Áo dài” đưa du khách qua các địa điểm văn hóa, lịch sử nổi tiếng: Tháp Bà Ponagar – công trình kiến trúc Chăm Pa cổ kính, linh thiêng, như một dấu ấn trầm mặc giữa lòng thành phố hiện đại; Chùa Long Sơn – công trình cổ tự trăm năm tuổi mang đậm kiến trúc Á Đông với tượng Phật trắng uy nghiêm; Nhà thờ Núi – một công trình kiến trúc Gothic tuyệt đẹp nằm trên đỉnh đồi nhỏ, nơi du khách có thể phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh thành phố Nha Trang. Những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi, những câu chuyện dân gian và không gian linh thiêng tại các điểm dừng chân mang đến cho du khách cảm giác vừa gần gũi, vừa mới lạ. Không chỉ là hành trình du lịch đơn thuần, đây còn là một chuyến đi trải nghiệm văn hóa, giúp du khách kết nối với chiều sâu lịch sử của vùng đất. 

Chạm vào hồn Việt cùng tour “Xích lô - Áo dài” - Ảnh 3.

Du khách check in những điểm đến du lịch nổi tiếng tại Nha Trang.

Ông Trần Minh Đức, Chủ tịch Chi hội Lữ hành Khánh Hòa chia sẻ: Tour “Xích lô – Áo dài” là sản phẩm nằm trong chiến lược đa dạng hóa loại hình du lịch, kết hợp giữa di sản văn hóa và cảnh quan tự nhiên nhằm tăng giá trị trải nghiệm cho du khách”. 

Ông Lê Kim Nhựt, Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa thì cho rằng: “Chúng tôi mong muốn thông qua tour này, du khách không chỉ đến Nha Trang để tắm biển, nghỉ dưỡng mà còn cảm nhận được hồn cốt văn hóa Việt Nam – điều làm nên sự khác biệt cho du lịch địa phương.”

 Khánh Hòa đã tổ chức nhiều hoạt động tạo dấu ấn với hình ảnh áo dài và xích lô trên phố, trở thành sự kiện văn hóa – du lịch đặc trưng, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Từng tham gia sự kiện trình diễn áo dài và xích lô tại Nha Trang – Khánh Hòa.Ông Shovgi Mehdizade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Azerbaijan tại Việt Nam nhận định: Thật thú vị khi được mặc áo dài Việt Nam dạo quanh phố biển bằng xích lô. Tôi rất ấn tượng với truyền thống tốt đẹp và cách các bạn luôn tôn vinh vẻ đẹp truyền thống Việt Nam.

Chạm vào hồn Việt cùng tour “Xích lô - Áo dài” - Ảnh 4.

Một điểm nhấn văn hóa độc đáo cho du lịch Nha Trang – Khánh Hoà.

Tour “Xích lô – Áo dài” không chỉ đơn thuần là một trải nghiệm du lịch, mà là nhịp cầu nối liền quá khứ với hiện tại, khơi gợi niềm tự hào về vẻ đẹp truyền thống Việt Nam giữa lòng thành phố trẻ trung, năng động, là một điểm nhấn văn hóa độc đáo cho du lịch Nha Trang – Khánh Hoà trong bối cảnh dòng khách quốc tế bắt đầu quay trở lại mạnh mẽ sau những năm trầm lắng.

Nguồn: Vtv

Thảo Cầm Viên Sài Gòn rộn rã chào hè

VTV.vn – Tuần lễ “Mừng Tết Đoan Ngọ – Vui Tết Thiếu nhi” được tổ chức từ ngày 27/5 – 1/6 là hoạt động mở màn cho chương trình “Vui hè cùng Thảo Cầm Viên”.

Sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến không gian vui chơi thú vị giúp các bé và gia đình hòa mình vào nét văn hóa truyền thống và khám phá thiên nhiên xanh mát giữa lòng thành phố.

Hơn 20 hoạt động trải nghiệm được chuẩn bị kỹ lưỡng, kết hợp giữa nghệ thuật sáng tạo và các trò chơi truyền thống. Các bé có thể tham gia vẽ tranh, vẽ trên nón lá, workshop tranh dán và làm cào cào lá tre, trải nghiệm làm bánh truyền thống, nhận biết các loại trái cây mùa hè, hay khám phá thảo mộc qua góc kể chuyện đất với lửa và hành trình tìm hiểu cây lá quanh ta. Không gian văn hóa truyền thống cũng được tái hiện sống động với các gian sách, ông đồ, tò he, làng nghề dân gian, hướng dẫn làm bánh ú tro, bánh Bá trạng mừng Tết Đoan Ngọ, các tiết mục biểu diễn Việt phục đậm đà bản sắc dân tộc.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn rộn rã chảo hè - Ảnh 1.Thảo Cầm Viên Sài Gòn rộn rã chảo hè - Ảnh 2.

Hơn 20 hoạt động trải nghiệm thú vị đã sẵn sàng để phục vụ du khách đủ mọi lứa tuổi

Bên cạnh đó, sự kiện còn quy tụ hơn 100 món ngon đặc sản ba miền và ẩm thực quốc tế, đáp ứng niềm đam mê ẩm thực của cả gia đình. Đặc biệt, từ 17h – 20h30 hàng ngày, Thảo Cầm Viên mở cửa miễn phí vé vào cổng để mọi người dễ dàng tham gia.

Một điểm nhấn không thể bỏ qua là chương trình ca nhạc đặc biệt dành riêng cho thiếu nhi, diễn ra hàng ngày vào khung giờ 10h – 12h và 15h – 17h, tạo không khí vui tươi, sôi động. Các quầy tặng quà miễn phí từ các nhãn hàng nổi tiếng cũng là điểm nhấn hấp dẫn thu hút các em nhỏ.

Với đa dạng hoạt động, không gian xanh mát và nhiều món ngon đặc sắc, Thảo Cầm Viên Sài Gòn hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho mùa hè rộn ràng niềm vui và ý nghĩa.

Nguồn: Vtv

Những giá trị làng biển trên dải đất hình chữ S

VTV.vn – Biển Việt Nam không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là phần hồn của văn hóa dân tộc. Đây chính là nguồn tài nguyên giàu có để phát triển du lịch biển, đảo bền vững.

Từ bao đời, biển, đảo đã là nơi cung cấp nguồn sống, là không gian để cộng đồng người Việt tạo lập nên nền văn hóa với những di sản đặc sắc. Đó là hệ thống di tích lịch sử – văn hóa liên quan đến môi trường biển. Đây chính là nguồn tài nguyên giàu có để phát triển du lịch biển, đảo bền vững.

Cảnh quan biển đảo tuyệt đẹp

Do đặc điểm kiến tạo địa chất ở Việt Nam, chủ yếu là các dãy núi đá vươn ra sát bờ biển đã hình thành nên những vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và đảo lớn, nhỏ liên kết với nhau thành quần thể cảnh quan thiên nhiên hiếm có: từ Di sản thiên nhiên thế giới – vịnh Hạ Long đến bãi tắm quyến rũ ở Đà Nẵng, hoặc Nha Trang – vịnh đẹp nổi tiếng thế giới hay thiên đường đảo ngọc Phú Quốc.

Những giá trị làng biển trên dải đất hình chữ S - Ảnh 1.

Cảnh quan biển đảo tuyệt đẹp.

Từ năm 1836, vua Minh Mạng đã chú trọng chọn hình ảnh bãi biển Đại Lãnh ở vùng cực Đông và cho khắc trên Tuyên Đỉnh, đặt tại kinh thành Huế để giới thiệu đến nhiều người phong cảnh nên thơ, tuyệt đẹp của bờ biển Việt Nam. Đây cũng là nơi chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá những giá trị làng biển trên dải đất hình chữ S.

Những giá trị làng biển trên dải đất hình chữ S - Ảnh 2.

Những chuyến tàu xuất bến lúc mờ sáng để kịp thả mẻ lưới đầu tiên.

Tại làng biển Đại Lãnh, cuộc sống của bà con như bắt đầu sớm hơn. Những chuyến tàu vừa xuất bến lúc mờ sáng đã kịp thả mẻ lưới đầu tiên. Sản vật vừa đánh bắt được, ngư dân đưa về chợ cá bên chân sóng để trao đổi mua bán, đảm bảo độ tươi ngon. Chúng tôi cảm nhận được cuộc sống gắn liền với biển của bà con, biết cách khai thác hài hòa nguồn lợi thiên nhiên ban tặng để đảm bảo mưu sinh lâu bền ngay ở vùng biển gần bờ.

Những giá trị làng biển trên dải đất hình chữ S - Ảnh 3.

Khai thác hài hòa nguồn lợi thiên nhiên ban tặng để đảm bảo mưu sinh lâu bền ngay ở vùng biển gần bờ.

Cuộc sống yên bình gắn với biển

Việt Nam là quốc gia gắn liền với biển. Dọc theo chiều dài 3.260km đường bờ biển có đến 15,5 triệu người sinh sống gần bờ và trên 160 ngàn người ở các đảo. Mỗi vùng biển, mỗi làng biển là một câu chuyện khác biệt, nhưng điểm chung là ở đó có những con người đang tìm mọi cách để giữ lấy sự trong lành của biển, bảo vệ hệ sinh thái biển, gìn giữ bản sắc cộng đồng làng biển để từ đó có thể làm giàu nhờ biển.

Những giá trị làng biển trên dải đất hình chữ S - Ảnh 4.

Cuộc sống yên bình gắn với biển.

Những ngôi làng biển luôn tạo cảm giác thân thương và khơi gợi cảm xúc của nhiều người. Trải qua thời gian, đây là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, thể hiện những nét đặc trưng của vùng duyên hải Nam Trung bộ. Nơi thân thương ấy là chốn đi về của những người con xa quê, là nơi gắn bó của những người đã và đang sinh sống gắn liền với biển.

Tri thức biển được đúc kết qua bao đời

Đi qua nhiều làng biển, chúng tôi càng dễ nhận ra chặng đường của nghề cá Việt Nam được phác họa qua những ngư cụ được thu thập. Từ những ngư cụ thô sơ đến hiện đại – những hiện vật lặng im nhưng lại có thể nhắn gửi đến mọi người thông điệp về biển Việt Nam và những con người gắn bó với biển. Lúc này, người xem như được chạm vào văn hóa biển, hiểu hơn tri thức biển được đúc kết từ ngàn đời.

Những giá trị làng biển trên dải đất hình chữ S - Ảnh 5.

Tàu của bà con ngư dân đang thả lưới trên biển.

Đến với những làng biển nghĩa là đến với nghề khai thác. Gắn với mỗi nghề khai thác là một dạng lưới đánh bắt. Những tấm lưới dù cùng chung chất liệu được làm ra từ sợi cước, sợi nylon, nhưng với nghề khai thác này thì mắt lưới to, với nghề kia thì mắt lưới nhỏ, nghề này tấm lưới dài, rộng, nghề khác thì lưới ngắn hơn, nhỏ hơn, để rồi mỗi khi thả xuống biển mới thấy giá trị của sự khác biệt lại phù hợp với từng vùng biển để có thể bắt được tôm cá… Vì vậy, tấm lưới trở thành một phần của tri thức biển, đôi lúc chỉ bình dị như cách ngư dân dệt nên tấm lưới. Bình dị là vậy nhưng để hiểu hết tận cùng chuyện làm ra những ngư cụ ở làng biển thì có lẽ phải mất nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Nguồn sống từ biển không bao giờ cạn

Biển Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, là ngư trường lý tưởng cho nhiều loại thủy hải sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Từ bao đời nay, người dân ven biển đã biết cách sống dựa vào nghề đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản. Điều đó tạo nên giá trị của mối liên hệ không thể tách rời giữa con người với biển.

Biển cả, khơi xa đầy gió giông, hiểm nguy nhưng cũng là nguồn tài nguyên vô tận nuôi sống bao đời người dân làng biển. Nghề cá ở những làng chài gần bờ như Cát Bà, Tam Quan, Phú Yên, Nha Trang hay ở đảo xa như  Phú Quý, Phú Quốc đã sớm hình thành, tạo nên nét văn hóa đặc trưng, gắn liền với cuộc sống thường ngày của ngư dân miền biển.

Những giá trị làng biển trên dải đất hình chữ S - Ảnh 6.

Biển là nguồn tài nguyên vô tận nuôi sống bao đời người dân làng biển.

Biển mặn mòi nhưng luôn hàm chứa vị ngọt, được kết tinh từ thành quả lao động giản đơn, nối tiếp từ ngàn xưa đến nay. Những sản vật từ biển là nguồn cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cần thiết không bao giờ cạn cho cả cộng đồng cư dân Việt. Ẩm thực biển Việt Nam phong phú với các món ăn tươi ngon, đậm đà hương vị cho thấy sự đa dạng sinh học của biển cả. Mỗi vùng biển, làng biển đều có đặc sản riêng càng tạo nên sự lôi cuốn cho nền ẩm thực biển trên dải đất hình chữ S.

Tạo nên bản sắc văn hóa biển trường tồn

Tiếp tục hành trình qua những ngôi làng biển dọc dài đất nước, bất cứ ai, dù quen hay lạ, bao giờ cũng trọn vẹn niềm yêu thích. Yêu cái mặn mòi của biển. Thích nhịp sống làng biển bình yên nhưng đầy nội lực. Những hàng dừa, rặng phi lao hay luống hoa muống biển mềm mại đều có sức sống mãnh liệt trước phong ba nắng hạn miền duyên hải.

Người dân ven biển không chỉ là ngư dân mà còn là những người giữ gìn tri thức bản địa phong phú. Những câu chuyện, truyền thuyết về biển được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên một kho tàng văn hóa dân gian đầy lôi cuốn. Những điệu hát ru, bài ca dao, dân ca về biển cả không chỉ là nghệ thuật diễn xướng mà còn là hình thức lưu giữ lịch sử và văn hóa của cộng đồng. Cùng với đó là các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; văn hóa sinh kế, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực, diễn xướng dân gian, tri thức bản địa.

Những giá trị làng biển trên dải đất hình chữ S - Ảnh 7.

Lễ hội Cầu ngư các tỉnh miền Trung là những minh chứng cho sự kết nối giữa con người với biển.

Cuộc sống gắn với biển, đi qua bao mùa gió giông đã sớm hình thành trong tâm thức của cư dân làng biển tín ngưỡng và phong tục tập quán liên quan đến biển. Ở bất kỳ làng biển nào, mỗi năm, ngư dân đều tổ chức nghi lễ cúng biển. Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Cầu ngư các tỉnh miền Trung là những minh chứng cho sự kết nối giữa con người với biển.

Những lễ hội này không chỉ là dịp để cầu mong bình an cho chuyến ra khơi, mang lại mùa biển bội thu, mà còn để cộng đồng đoàn kết, gắn bó, thể hiện sự tôn trọng đối với các thần linh biển tôn kính và tri ân đối với những vị tiền bối đã có công trong công cuộc chinh phục biển cả, xác lập và thực thi chủ quyền quốc gia trên biển.

Những giá trị làng biển trên dải đất hình chữ S - Ảnh 8.

Tri ân những vị tiền bối đã có công trong công cuộc chinh phục biển cả, xác lập và thực thi chủ quyền quốc gia trên biển.

Biển Việt Nam không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là phần hồn của văn hóa dân tộc. Lưu truyền những vốn quý văn hóa, làm hồi sinh và tiếp nối những giá trị luôn được bắt đầu từ tình yêu và trách nhiệm của những người con làng biển. Chính họ mới tạo nên sức sống đầy nội lực và bản sắc biển trên cung đường dáng hình chữ S của Việt Nam.

Nguồn: Vtv

Tháp Nghinh Phong – Nơi đón năng lượng từ biển

VTV.vn – Tháp Nghinh Phong tựa như vũ điệu của ánh sáng, của gió, yên bình mà sôi động – như những gì thuộc về thành phố vùng Cực Đông trên đất liền Việt Nam.

Ngày mới ở vùng Cực Đông trên đất liền của Tổ quốc như bắt đầu từ biển. Biển thân thuộc với người dân nơi này, biển lạ lẫm với những du khách từ phương xa. Nhưng dù quen hay lạ thì ai cũng muốn bắt đầu ngày mới bên biển, để đón ánh nắng tinh khôi, nhất là khi nơi đón nắng lại hết sức độc đáo: tháp Nghinh Phong.

Trong năm có 365 ngày, là 365 lần mặt trời đi qua tháp Nghinh Phong, nhưng cứ mỗi ngày, trong cảm nhận của nhiều người, công trình kiến trúc này lại mang vẻ đẹp khác, tươi mới và đầy sức sống. Có lẽ vì vậy mà mỗi khi rong ruổi ở phố biển Tuy Hòa, du khách nào cũng muốn đến Nghinh Phong như để đón nguồn năng lượng từ một công trình kiến trúc độc đáo hòa quyện với biển trời.

Tháp Nghinh Phong - Nơi đón năng lượng từ biển. - Ảnh 1.

Đến Nghinh Phong để đón nguồn năng lượng từ một công trình kiến trúc độc đáo hòa quyện với biển trời.

Tháp Nghinh Phong được xây dựng vào năm 2022 bên bờ biển Tuy Hòa và sau đó trở thành biểu tượng mới của thành phố trẻ Tuy Hòa. Hai tháp chính được tạo hình từ nhiều cột đá lục giác thẳng đứng. Ý tưởng này xuất phát từ cấu tạo địa chất của Gành Đá Đĩa – thắng cảnh độc đáo nổi tiếng của Việt Nam cách tháp Nghinh Phong 30km về phía Bắc. 100 cột đá thẳng đứng xếp sát vào nhau và chia làm 2 khối tháp, tượng trưng cho truyền thuyết về tổ tiên của người Việt Nam: cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ cùng 100 người con chia nhau lên núi và xuống biển để mở mang bờ cõi, dựng xây đất nước.

Tháp Nghinh Phong - Nơi đón năng lượng từ biển. - Ảnh 2.

Tháp Nghinh Phong – biểu tượng mới của thành phố trẻ Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên).

Khoảng trống giữa hai khối tháp chỉ đủ cho hai người đứng. Lối đi độc đáo này nối mặt trước và mặt sau của tháp, đón gió biển. Tùy từng thời điểm trong ngày, tùy theo mùa, thanh âm của gió qua tháp có những cung bậc khác nhau. Công trình kiến trúc này được ví như một dàn nhạc giao hưởng mà nhạc trưởng chính là gió. Đó cũng là lý do vì sao ngọn tháp được đặt tên là Nghinh Phong.

Tháp Nghinh Phong - Nơi đón năng lượng từ biển. - Ảnh 3.

Lối đi độc đáo này nối mặt trước và mặt sau của tháp, đón gió biển.

Như một thói quen ở vùng Cực Đông, nhiều người bắt đầu một ngày từ biển và khi chiều xuống đêm về cũng lại đến bên biển, quay lại với tháp Nghinh Phong để đón gió biển trong lành và chờ thời khắc tháp Nghinh Phong tỏa sáng.

Tháp Nghinh Phong - Nơi đón năng lượng từ biển. - Ảnh 4.

Nghinh Phong về đêm là bức tranh rực rỡ sắc màu của ánh sáng

Những nét chạm trổ trên mặt đá lớn chính giữa tháp hằng đêm càng trở nên huyền ảo dưới công nghệ chiếu sáng Boline – Tesia 3D Mapping và Laze cường độ cao. Cả ngọn tháp và khu vực quảng trường Nghinh Phong về đêm là bức tranh rực rỡ sắc màu của ánh sáng trong giai điệu của gió. Tháp Nghinh Phong lúc này tựa như vũ điệu của ánh sáng, yên bình mà sôi động – như những gì thuộc về thành phố vùng Cực Đông trên đất liền Việt Nam.

Nguồn: Vtv

Khánh Hòa rộn ràng mùa lễ hội.

VTV.vn – Khánh Hòa – xứ Trầm hương có bề dày văn hóa, lịch sử với những lễ hội truyền thống độc đáo, phản ánh đời sống tinh thần cộng đồng phong phú của người dân nơi đây.

Ẩn sau vẻ đẹp thiên nhiên quyến rũ, Khánh Hòa – xứ Trầm hương còn có bề dày văn hóa, lịch sử với những lễ hội truyền thống độc đáo, phản ánh đời sống tinh thần cộng đồng phong phú của người dân nơi đây. Từ tháng Ba âm lịch, Khánh Hòa như bừng tỉnh, rộn ràng bước vào mùa lễ hội lớn nhất và được mong chờ nhất trong năm.

Am Chúa – Khai màn lễ Mẫu tháng Ba

Tọa lạc trên núi Đại An (hay còn gọi là núi Dưa) yên bình thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, Di tích quốc gia Am Chúa không chỉ là một thắng cảnh mà còn là cội nguồn của huyền thoại về Thánh Mẫu Thiên Y A Na – người Mẹ Xứ sở đã dạy dân cày cấy, dệt vải, chở che cho cuộc sống người dân. Câu nói “Am Chúa hiển nhân, Tháp Bà hiển thánh” đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ, khẳng định vị trí khởi nguồn thiêng liêng của nơi này. Hằng năm, cứ vào những ngày đầu tiên của tháng Ba âm lịch (Mùng 1 đến Mùng 3), hàng ngàn người dân địa phương cùng du khách và các đoàn hành hương từ khắp mọi miền đất nước lại nô nức tìm về Am Chúa. Lễ hội được cử hành với đầy đủ nghi thức cổ truyền, thể hiện lòng thành kính sâu sắc. Phần Lễ diễn ra trang nghiêm với Lễ Tế cổ truyền do các bậc cao niên trong làng chủ trì, tái hiện những nghi thức tế tự xa xưa. Phần Hội lại mang đến không khí tưng bừng, rộn rã với âm thanh của trống, phách réo rắt trong các giá Chầu văn, Hát văn, những điệu Múa bóng uyển chuyển và tiếng trống lân rộn ràng. Lễ hội Am Chúa không chỉ là một sự kiện tín ngưỡng, mà còn là dịp để cộng đồng ôn lại cội nguồn, thắt chặt tình đoàn kết và bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo.

Khánh Hòa rộn ràng mùa lễ hội. - Ảnh 1.

Lễ hội Am Chúa trên núi Đại An, Diên Khánh, Khánh Hòa.

Tháp Bà Ponagar – Đầy màu sắc và cuốn hút

Tiếp nối mạch nguồn thờ Mẫu, Lễ hội Tháp Bà Ponagar (thường diễn ra từ 20-23/3 âm lịch) tại khu di tích Tháp Bà Ponagar cổ kính ở Nha Trang được xem là đỉnh cao của mùa lễ hội tháng Ba, nơi Mẹ Xứ Sở “hiển thánh”. Các nghi lễ chính như Lễ thay y cho tượng Mẫu, Lễ thả hoa đăng, tế cổ truyền… diễn ra vô cùng trang trọng. Đặc biệt, các sân khấu Múa Bóng tại Tháp Bà quy tụ những nghệ nhân tài hoa từ khắp nơi, tạo nên một không gian nghệ thuật dân gian – tâm linh đầy màu sắc và cuốn hút, thể hiện lòng tôn kính và ước vọng của con người gửi đến Thánh Mẫu.

Khánh Hòa rộn ràng mùa lễ hội. - Ảnh 2.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar tại di tích Tháp Bà Ponagar cổ kính.

Lễ hội các đình làng Diên Khánh

Không chỉ có Am Chúa, vùng đất Diên Khánh cổ kính còn lưu giữ đậm nét văn hóa làng xã qua hệ thống đình làng và các lễ hội truyền thống tại đây. Hầu như mỗi làng cổ đều có một ngôi đình thờ Thành Hoàng (vị thần bảo trợ của làng) cùng các vị tiền hiền, hậu hiền có công khai khẩn, lập làng. Lễ hội lớn nhất tại các đình thường là Lễ kỳ yên (cầu an) hoặc lễ tế Xuân, tế Thu, diễn ra vào những thời điểm khác nhau trong năm (thường là mùa Xuân hoặc mùa Thu). Phần Lễ trang trọng với các nghi thức tế tự cổ truyền, dâng vật phẩm thể hiện lòng biết ơn thần linh và tiền nhân. Phần Hội thường sôi nổi với các màn biểu diễn hát bội (hát tuồng) đặc sắc ngay tại sân đình, cùng với múa lân và các trò chơi dân gian, thu hút đông đảo bà con trong làng và các vùng lân cận tham gia. Lễ hội đình làng chính là dịp để người dân hướng về cội nguồn, thắt chặt tình làng nghĩa xóm và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Khánh Hòa rộn ràng mùa lễ hội. - Ảnh 3.

Lễ hội đình làng là dịp để người dân hướng về cội nguồn.

Độc đáo lễ hội Đảo Yến – Hòn Nội

Một sắc màu lễ hội rất riêng của Khánh Hòa không thể không nhắc tới là Lễ hội Đảo Yến, thường được tổ chức vào khoảng ngày 10/5 âm lịch tại Đảo Yến – Hòn Nội. Đây là dịp để tri ân, tưởng nhớ công đức của các bậc Thủy tổ, Thánh mẫu và các vị tiền nhân đã có công khai sinh, phát triển nghề khai thác yến sào đầy gian nan nhưng cũng rất tự hào của xứ Trầm Hương (tiêu biểu như ông Lê Văn Đạt thời Tây Sơn). Lễ hội thường bao gồm các hoạt động trang trọng như đoàn thuyền rước lễ ra đảo, lễ tế tại Đền thờ Tổ nghề trên đảo, dâng hương, thả hoa đăng… Lễ hội không chỉ tôn vinh một ngành nghề truyền thống độc đáo, cầu mong sự phát triển bền vững mà còn kết hợp hài hòa giữa yếu tố văn hóa, tâm linh và quảng bá du lịch sinh thái biển đảo. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa của người dân Khánh Hòa còn gắn liền với biển cả qua Lễ hội Cầu Ngư – tín ngưỡng thờ Cá Ông (Ngài) sâu sắc của cộng đồng ngư dân ven biển, thể hiện qua các nghi lễ trang trọng tại Lăng Ông và phần hội náo nhiệt cầu mong những chuyến biển bình an, bội thu.

Khánh Hòa rộn ràng mùa lễ hội. - Ảnh 4.

Lễ hội Đảo Yến – tri ân, tưởng nhớ công đức của các bậc Thủy tổ, Thánh mẫu và các vị tiền nhân đã có công khai sinh, phát triển nghề khai thác yến sào.

Lễ hội Văn hóa – Du lịch biển

Lễ hội Văn hóa – Du lịch biển năm 2025 dự kiến diễn ra xuyên suốt tháng trong 6/2025, với hơn 30 hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc. Trong đó nổi bật có các hoạt động: Đại nhạc hội và bắn pháo hoa tầm cao, chương trình giao lưu văn hóa quốc tế, các lễ hội đặc sản bản địa như Yến sào, Trầm hương, lễ hội ẩm thực quốc tế, chuỗi giải thể thao biển, các cuộc thi sắc đẹp uy tín, cùng Carnaval diễu hành xe hoa… Không gian sự kiện, tạo điều kiện để người dân và du khách dễ dàng tham gia, trải nghiệm. Qua đó, khẳng định vị thế là trung tâm văn hóa – du lịch biển hàng đầu cả nước, đồng thời xây dựng hình ảnh một Khánh Hòa năng động, hội nhập, mến khách và giàu bản sắc.  Lễ hội Văn hóa – Du lịch biển 2025 được kỳ vọng không chỉ thu hút hàng triệu lượt khách, mà còn góp phần lan tỏa thông điệp về một Khánh Hòa mới – nơi giao thoa văn hóa, khơi nguồn sáng tạo và kết nối toàn cầu.

Khánh Hòa rộn ràng mùa lễ hội. - Ảnh 5.

Lễ hội Văn hóa – Du lịch biển năng động, hội nhập, mến khách và giàu bản sắc.

Nguồn: Vtv

TIN MỚI NHẤT