Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch: Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm du lịch, các vấn đề thường gặp khi đi du lịch, chia sẻ tư vấn kinh nghiệm du lịch của những người đã từng đi du lịch chia sẻ và để lại kinh nghiệm du lịch cho những du khách cần những kinh nghiệm du lịch cần thiết.

Cảnh tắc đường dài vài ki-lô-mét mùa vải thiều Lục Ngạn chín rộ ở Bắc Ninh

Cứ vào độ cuối tháng 5 và kéo dài hơn giữa tháng 7, xã Lục Ngạn ở Bắc Giang (tỉnh Bắc Ninh hiện nay) bước vào màu thu hoạch vải thiều nhộn nhịp nhất trong năm. 

Cảnh tắc đường dài vài ki-lô-mét mùa vải thiều Lục Ngạn chín rộ ở Bắc Ninh - 1

Những chuyến xe chở vải nhuộm đỏ cả tuyến đường (Ảnh: Trần Linh).

Được mệnh danh là thủ phủ vải của Việt Nam, vải thiều Lục Ngạn khi chín có màu đỏ tươi đặc trưng, cùi dày, vị ngọt sắc thơm ngon mà hạt nhỏ. Dọc quốc lộ 31 là nơi các xe chở vải lại tấp nập qua lại để mang bán, tạo thành chợ vải đặc biệt.

Vài năm trở lại đây, mùa vải chín nở rộ không chỉ thu hút các thương lái, còn là thời điểm thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tới tác nghiệp, ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất.

Anh Trần Linh (31 tuổi) vốn là nhiếp ảnh gia kiêm hướng dẫn viên du lịch, hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Vốn ấp ủ thực hiện bộ ảnh chụp cảnh tượng mùa thu hoạch vải ở Bắc Ninh từ lâu, năm nay vải Lục Ngạn nở chín rộ càng tăng thêm động lực khiến anh quyết tâm lên đường.

Cảnh tắc đường dài vài ki-lô-mét mùa vải thiều Lục Ngạn chín rộ ở Bắc Ninh - 2

Để ghi lại khoảnh khắc này, anh Linh đã túc trực ở Lục Ngạn suốt 3 ngày (Ảnh: Trần Linh).

Để ghi lại những khoảnh khắc này, anh Linh phải túc trực ở Lục Ngạn 3 ngày 3 đêm.

Trong đó anh nhận thấy việc tiếp cận địa điểm khó khăn nhất là vấn đề giao thông. Từ 5h đến 8h hàng ngày, từng ngõ ngách lại tấp nập những xe chở vải mang tới nơi tập kết để cân đo trọng lượng và mang đi bán. Lúc này, các phương tiện không thể di chuyển được vì tắc đường có thể kéo dài vài cây số, anh Linh phải tác nghiệp bằng cách đi bộ.

Trong suốt 3 ngày, khi có thời gian rảnh, nhiếp ảnh gia 31 tuổi lại vào nhà người dân hỗ trợ đi hái vải, nhặt quả để bó thành từng chùm, cấp tập chuẩn bị cho sáng hôm sau đi bán sớm.

Sớm tinh mơ, dù trời mưa hay nắng nóng, các xe chở vải đã hối hả chạy tới điểm cân trọng lượng. Anh Linh cũng hòa cùng dòng người để ghi lại nhiều khoảnh khắc đáng nhớ.

Cảnh tắc đường dài vài ki-lô-mét mùa vải thiều Lục Ngạn chín rộ ở Bắc Ninh - 3

Người dân phấn khởi khi vải năm nay được mùa (Ảnh: Trần Linh).

“Những xe chở trái vải tươi đỏ rực ùn ùn xuất hiện khiến cảnh ách tắc kéo dài cả cây số. Đó là cảnh tượng cả trăm chiếc xe máy, xe ba gác đứng chôn chân xếp hàng chờ di chuyển. Nhìn từ trên cao, khoảnh khắc đỏ rực cả tuyến đường là cảnh tượng tôi chưa từng nhìn thấy ở bất cứ đâu”, anh nói.

Sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, bộ ảnh lập tức nhận được sự chú ý, nhưng nhiếp ảnh gia Trần Linh cũng nhiều tâm tư. Đó là những buổi tối ăn bữa cơm đạm bạc cùng người dân, lắng nghe họ chia sẻ những nỗi niềm về câu chuyện “vải được mùa thì mất giá”.

Để ứng phó với tình trạng này, Sở Công thương Bắc Ninh đang đẩy mạnh mô hình chế biến sâu như sấy khô, ép nước, cấp đông trái vải nhằm đa dạng hóa kênh tiêu thụ.

Trước đó vào cuối tháng 6, trong chuỗi hoạt động của “Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn”, ông Phạm Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã tham gia livestream bán hàng tấn vải thiều.

Chỉ trong một buổi sáng, các phiên live đã “chốt đơn” liên tục, tiêu thụ hàng chục tấn vải thiều đến khách hàng tại TPHCM, Hà Nội và nhiều tỉnh khu vực miền Trung…

Theo chính quyền địa phương, hoạt động này nhằm quảng bá vải thiều và nông sản đặc trưng của địa phương đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế; giới thiệu hình ảnh, quy trình sản xuất vải thiều và phương thức bán hàng trên các nền tảng số, kịp thời hưởng ứng, đồng hành tiêu thụ vải thiều với nông dân.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, năm 2025, diện tích vải thiều toàn tỉnh được duy trì ổn định ở mức 29.700ha gồm 8.000ha vải sớm và 21.700ha vải chính vụ.

Thời gian thu hoạch vải sớm diễn ra từ 20/5 đến 15/6 và thu hoạch chính vụ từ 10/6 tới khoảng 20/7.

Chất lượng vải thiều năm nay được nhận định tốt nhất từ trước tới nay.

Trong đó tỉnh có khoảng 16.000ha vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGAP, 204ha đạt GlobalGAP và 10ha sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm đảm bảo yêu cầu khắt khe từ thị trường.

Nguồn: Dantri

Làng chài ở Gia Lai có biển xanh cát trắng, cầm 50 ngàn 4 người ăn sáng no nê

Không nổi tiếng như làng chài Nhơn Lý, Bãi Xép, Hải Minh hay Nhơn Hải (Gia Lai) nhưng đây là nơi du khách có thể tìm kiếm sự bình yên, cảm nhận nhịp sống chậm rãi, hòa mình vào biển xanh, cát trắng và gặp gỡ người dân thân thiện.

Làng chài Trung Lương nằm ở một vùng ven biển thuộc xã Cát Tiến, tỉnh Gia Lai (trước là thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), cách trung tâm thành phố Quy Nhơn cũ khoảng 30km. 

Gia đình anh Nguyễn Hồng Nhật (35 tuổi, kiến trúc sư, Hà Nội) vừa ghé thăm làng chài Trung Lương 2 ngày 1 đêm trong hành trình xuyên Việt. Đây là lần thứ 3, gia đình này tới Trung Lương.

“Năm 2023, vợ chồng tôi thực hiện một chuyến xuyên Việt. Trên đường về, chúng tôi dùng Google để tìm kiếm một điểm nghỉ ngơi bất kỳ. Tình cờ, ứng dụng gợi ý về homestay ở làng chài Trung Lương.

Tới ngôi làng, chúng tôi bất ngờ vì vẻ đẹp yên bình, giản dị, những ngôi nhà trang trí theo cùng tông màu trắng – xanh, những bức tường, cổng chào, biển hiệu homestay đều mộc mạc, tự nhiên”, anh Nhật kể.

lang chai trung luong_.JPG
Làng chài nhỏ nằm bình yên bên bờ biển trong xanh khiến gia đình Hà Nội quay trở lại tới 3 lần

Trước đây, người dân ở làng chài này gắn với nghề đánh bắt gần bờ bằng thuyền thúng. Ngày nay, nhiều gia đình chuyển sang làm dịch vụ du lịch nhưng vẫn giữ được sự mộc mạc, chân chất và hào sảng của người vùng biển.

Bãi biển ở đây rất thoải, bờ cát trắng và nước trong, xanh, phù hợp với cả gia đình có trẻ nhỏ. Từ bãi biển có thể nhìn thấy cánh đồng điện gió, tạo nên góc check-in đẹp mắt.

“Bãi biển nơi đây đúng là thiên đường của ‘khối nghỉ hè’. Các bạn ấy có thể nô đùa từ sáng sớm tới trưa mà không chán. Khi nào mệt thì về sân của homestay ngồi nghỉ dưới bóng cây bàng biển râm mát”, anh Nhật kể.

lang chai trung luong_ 5.JPG
Bãi biển nơi đây nước xanh, trong veo, bờ cát trắng mịn trải dài nhưng lại vắng vẻ, ít du khách biết tới

Trong 3 lần lưu trú tại làng chài Trung Lương, gia đình anh Nhật có 2 lần ở Má Năm homestay và 1 lần ghé Nhà Ba Cơm Má. Theo anh, mỗi homestay tại làng có một nét đẹp riêng, không lộng lẫy nhưng bình yên, mang tới cảm giác thư thả, gần gũi cho du khách. Homestay đều có điều hòa, chỗ nghỉ sạch sẽ, bếp để khách tự nấu ăn, không gian sân vườn xanh mát.

“Anh chị chủ homestay thường cho nhà tôi mượn xe đi chợ, tư vấn lịch trình khám phá khu vực xung quanh làng chài rất nhiệt tình. Chúng tôi đến một nơi nào đó vì cảnh đẹp nhưng quay lại vì con người. Làng chài Trung Lương là một nơi như thế”, anh Nhật chia sẻ.

Những căn homestay giản dị trong làng, mang tông màu xanh – trắng nền nã, xinh xắn

lang chai trung luong_ 8.JPG
Con gái anh Nhật thích chơi ở khoảng sân đầy cát, có bóng bàng biển râm mát

Một hoạt động gia đình anh Nhật rất yêu thích là ghé chợ hải sản, cách làng chài khoảng 1km, thường mở sáng sớm và 15h-18h. Theo anh Nhật, khu chợ hiện nay nằm trong khu đô thị mới, đường xá thuận lợi, rộng rãi hơn nhưng có phần “mất nét thơ ngày xưa”.

Hải sản trong chợ tươi ngon, đa dạng với giá cả phải chăng như hàu 40.000 đồng/kg, càng cúm 50.000 đồng/kg, cua xanh 500.000 đồng/kg, ốc nhảy 50.000 đồng/kg.

lang chai trung luong_ 10.JPG
Khu chợ hải sản đa dạng, tươi ngon, không “nói thách” với du khách

Vợ chồng anh Nhật gợi ý những món ngon, dễ chế biến như cua xanh hấp bia, mực tươi hấp bia, cá hồng đỏ nướng than hoặc nướng giấy bạc để cuốn bánh tráng, chấm mắm nêm.

“Nhà tôi thường tránh ăn ốc vì sợ lạnh bụng dù ốc tại chợ rẻ, đa dạng. Lần này, tôi có mua mấy con cúm về nhưng có thể không biết chế biến nên chỉ ăn được vài cái càng. Người địa phương có nói, họ thường mua càng riêng về làm món nhậu chứ không mua nguyên con”, anh Nhật kể.

Hải sản bày bán tại khu chợ

lang chai trung luong_ 16.JPG
Gia đình anh Nhật hay mua hải sản về homestay để chế biến bữa tối

Bữa sáng ở làng chài, du khách có thể thưởng thức các món bánh địa phương như bánh xèo tôm mực, bánh căn, ram cuốn “to như cổ tay”. Ở chợ chiều có nhiều món ăn vặt như sữa chua túi, chè đậu đen, thạch rong biển… với giá cũng rất rẻ.

“Ở đây, tôi chỉ cầm 50.000 đồng là cả nhà 4 người ăn sáng no kễnh bụng”, vợ chồng anh Nhật giới thiệu.

lang chai trung luong_ 9.JPG
Nhà anh Nhật ăn bánh xèo tôm với giá “siêu rẻ” 10.000 đồng/3 chiếc 

Làng chài Trung Lương không có những điểm check-in nổi tiếng nhưng lại mang chất thơ, là nơi để du khách trải nghiệm nhịp sống chậm rãi, tách biệt khỏi xô bồ, sôi động.

Nếu có thời gian dài hơn, du khách có thể kết hợp tham quan Thiền viện Thiên Hưng – nơi có Tượng Đức Thế tôn cao 69m, đường kính 52m; Eo Gió và làng chài Nhơn Lý.

lang chai trung luong_ 2.JPG

Nếu đến đây vào dịp lễ hội cầu ngư – đã có thâm niên hơn 200 năm, diễn ra vào ngày 12/4 âm lịch hằng năm, du khách có thể chiêm ngưỡng cả làng biển rộn ràng như Tết.

Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Nguồn: Vietnamnet

Ông bố 4 con ở Hà nội tự thiết kế trại hè, đưa gia đình xuyên Việt 3.200km

Không ít phụ huynh đặt kỳ vọng vào các trại hè như một nơi để con cái rèn luyện kỹ năng, tăng tính tự lập và có thêm trải nghiệm mùa hè đáng nhớ.

Tuy nhiên, sau nhiều vụ gây tranh cãi liên quan đến điều kiện sinh hoạt thiếu an toàn, hoạt động rập khuôn, thậm chí xuất hiện tình trạng bị bắt nạt diễn ra ở trại hè, nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu có nhất thiết phải gửi gắm con vào đây?

Từ nhiều năm nay, gia đình 6 người của anh Robert Linh (SN 1982, Hà Nội) đã chọn một hướng đi hoàn toàn khác: Lên đường xuyên Việt với các “trại hè tự thiết kế” kéo dài hơn 10 ngày.

Họ cùng đi qua hàng chục tỉnh thành, với lịch trình được “cân đo đong đếm” theo sức bền, sở thích và khả năng của từng thành viên hay các “trại hè tại gia” khi không có nhiều thời gian.

Ông bố 4 con ở Hà nội tự thiết kế trại hè, đưa gia đình xuyên Việt 3.200km - 1

Gia đình 6 người của anh Linh (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Gia đình anh Robert Linh có 4 người con từ 3 đến 16 tuổi. Thời gian đầu, khi cả hai vợ chồng còn công tác tại cơ quan, mỗi chuyến đi chơi đều phải tính toán sát sao lịch nghỉ.

Từ khi gia đình đón thêm hai thành viên nhỏ, anh Linh chủ động chuyển hướng công việc sang hình thức tự do, để linh hoạt hơn trong việc đồng hành, chăm sóc và dành thời gian chất lượng cho con.

Mới đây, cả gia đình bắt đầu chuyến đi từ Hà Nội vào tối 3/6, sau nhiều tháng chuẩn bị, từ việc lên kế hoạch lộ trình, chia nhau tập thể lực buổi sáng, đến thảo luận về cách nấu nướng dọc đường và sắp xếp hành lý tối giản.

Với hành trang là một chiếc xe bán tải chở 6 thành viên, chất đầy đồ, một bếp gas mini, thùng đá to để bảo quản thực phẩm, chuyến đi không chỉ là dịp nghỉ hè, mà là hành trình để các thành viên gắn kết nhau hơn.

Đoạn đường thú vị nhờ những câu chuyện vui

Xuất phát Hà Nội, gia đình anh Linh đến thăm nhiều địa danh nổi tiếng như Hải Vân Quan, bãi biển An Bàng, Măng Đen (nay thuộc Quảng Ngãi), Đà Lạt (Lâm Đồng), Khu di tích Bến tàu không số Vũng Rô, Gành Đá Đĩa (nay thuộc Đắk Lắk)…

Trên quãng đường hơn 3.200km, anh Linh không chỉ cầm lái, mà còn là hướng dẫn viên nghiệp dư, kể lại câu chuyện lịch sử dọc đường đất nước.

“Chúng tôi đến thành cổ Quảng Trị, đứng trước sông Thạch Hãn, nghe lại bài hát “Câu hò bên bờ Hiền Lương” ngay trên cây cầu lịch sử. Tôi kể cho các con nghe về 81 ngày đêm khốc liệt, về những người lính đã nằm lại bên dòng sông ấy. Cả nhà cũng đến thắp hương ở nghĩa trang Trường Sơn, ghé Vũng Rô nơi có đoàn tàu không số…”, anh Linh nhớ lại.

Ông bố 4 con ở Hà nội tự thiết kế trại hè, đưa gia đình xuyên Việt 3.200km - 2

Anh Linh đặc biệt chú trọng việc giáo dục các con về lòng yêu nước (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Ngoài ra, chuyến đi cũng trở thành phép thử độ bền của sự gắn kết gia đình khi 6 người trên một chiếc xe suốt nhiều ngày liên tục, trải qua đủ kiểu thời tiết, thiếu tiện nghi và nảy sinh những bất đồng…

“Chỉ cần quá 3 tiếng là không khí trong xe bắt đầu “căng”. Trẻ thì tranh nhau bật nhạc, người lớn thì bối rối tìm đường đi, đôi lúc tranh cãi nhau chỉ vì một chiếc quạt”, anh Linh kể.

“Mưa bom bão đạn” là cụm từ được anh dùng để mô tả những va chạm không tránh khỏi. Nhưng sau mỗi trận “bão” ấy, anh lại phát hiện ra một điều đáng quý khi các con biết nhường nhau, vợ động viên chồng lúc mệt, cả nhà xúm vào giảng hòa như một đội bóng ăn ý.

Có hôm, cả nhà anh đi nhầm đường lúc 2h30 sáng ở một đoạn rừng vắng vì tin theo lời chỉ dẫn của bản đồ, xung quanh tối om chỉ nghe tiếng côn trùng và động cơ xe. “Thú thực lúc đó tôi cũng hoang mang lắm, nhưng vẫn phải cố giữ nét mặt bình tĩnh, giọng nói dứt khoát để vợ con yên tâm, không bị hoảng loạn theo”, anh kể.

Chính trong những phút căng thẳng đó, các con học được sự kiên nhẫn, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, còn cha mẹ thì học lại cách lắng nghe.

Ông bố 4 con ở Hà nội tự thiết kế trại hè, đưa gia đình xuyên Việt 3.200km - 3

Gia đình anh Linh check-in tại Măng Đen (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Anh cho biết chi phí cho chuyến đi không quá lớn, nếu biết cách xoay xở. Gia đình chủ động mang theo bếp gas mini, đồ ăn khô, trái cây… để có thể dựng lều nấu nướng ven đường.

“Sau hành trình, điều đáng giá nhất chúng tôi mang về không phải là ảnh check-in hay video triệu lượt xem, mà là trái tim đầy ắp kỷ niệm. Đó là thứ hành trang vô hình nhưng sẽ theo các con đến suốt đời”, anh nói.

Trại hè tại gia

Nếu những chuyến đi dài ngày mang lại trải nghiệm sống động và kiến thức thực tế, thì ở chiều ngược lại, chính không gian quen thuộc của ngôi nhà cũng có thể trở thành một “trại hè” đầy sáng tạo và kết nối, miễn là cha mẹ đủ tâm huyết và chịu chơi cùng con.

Với gia đình anh Linh, mô hình “trại hè tại gia” không phải là giải pháp tình thế mà là một truyền thống mùa hè đã duy trì suốt nhiều năm qua. Mỗi năm, chương trình lại được “nâng cấp phiên bản” phù hợp với độ tuổi và tính cách từng thành viên.

Trong không gian giới hạn của phòng khách hay sân thượng, cả nhà cùng nhau dựng lều, tổ chức “phiên chợ quê”, thi nấu ăn, kể chuyện, vẽ tranh, làm đại sứ du lịch giới thiệu một tỉnh thành yêu thích. Những hoạt động tưởng đơn giản ấy lại khiến cả gia đình cười vang cả buổi, học được cách hợp tác, chia sẻ và tự tin thể hiện bản thân.

Không khí trại hè được thổi bùng lên nhờ chính sự nghiêm túc trong cách tổ chức khi mỗi hoạt động đều có tên gọi, có lịch trình, có phần thưởng và… có cả giận dỗi y như những hành trình xa.

Ông bố 4 con ở Hà nội tự thiết kế trại hè, đưa gia đình xuyên Việt 3.200km - 4

Anh Linh cho rằng chỉ cần bố mẹ dành chút thời gian cho con cái thì ở đâu cũng có thể là trại hè ý nghĩa (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Từng nhận được nhiều tin nhắn hỏi han từ các phụ huynh khác, anh Linh chỉ nói: “Mọi người đừng so nhà mình với nhà ai. Trại hè không nằm ở tiền bạc, mà nằm ở tấm lòng.

Nếu bạn làm điều đó bằng sự yêu thương thật lòng, bằng thời gian thật dành cho con, thì dù chỉ là một buổi nấu ăn chung hay một buổi cắm trại bằng chăn bông trong phòng khách, cũng đã là trại hè”.

Anh cũng thừa nhận, tổ chức một mùa hè như thế không dễ vì đòi hỏi sự hy sinh về thời gian, công sức và đôi khi là cả sự kiên nhẫn để không nổi nóng khi con làm đổ nước, để ngồi xuống lắng nghe chuyện “trời ơi đất hỡi” của một đứa trẻ 6 tuổi…

Nhưng đổi lại, anh nhận về nhiều hơn cả là ánh mắt con háo hức mỗi khi bố mẹ gợi ý chuyến đi tiếp theo, là sự gắn bó không cần gượng ép giữa các thành viên, là tinh thần sống trách nhiệm, sống đẹp… thứ mà anh tin rằng chỉ có thể được nuôi dưỡng bằng sự đồng hành.

Ông bố 4 con ở Hà nội tự thiết kế trại hè, đưa gia đình xuyên Việt 3.200km - 5

Những hành trình cùng nhau giúp các thành viên gắn kết hơn (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Tôi từng nghe nhiều phụ huynh than rằng con lớn rồi, bảo chụp ảnh chung là lườm nguýt. Nhưng riêng nhà tôi thì ngược lại, các con giành nhau đứng giữa khung hình. Bởi chúng cảm nhận được rằng, được hiện diện trong bức tranh gia đình này là một niềm vui, không phải nhiệm vụ”, anh Linh nói.

Với anh Linh, không có công thức chuẩn cho một “trại hè lý tưởng” mà anh xem mùa hè là thời gian quý giá để cha mẹ viết nên ký ức tuổi thơ cùng con, trước khi các con lớn quá nhanh, bận rộn quá nhiều và quay cuồng trong những mùa hè mang tên “học thêm”.

“Chúng tôi không hướng đến những mùa hè hoàn hảo. Chúng tôi chỉ mong mỗi năm nhìn lại, các con đều có thứ để nhớ vì từng cười, từng khóc, từng tranh cãi và từng yêu thương dưới cùng một mái lều, trên cùng một hành trình và trong cùng một gia đình”, anh nói.

Nguồn: Dantri

Ngôi chùa thiêng ‘trời xây’ trong hang núi lửa triệu năm ở đảo Lý Sơn hút khách

Cùng với hang Câu, đỉnh Thới Lới, cổng Tò Vò, đảo Bé, chùa Hang là một địa điểm du khách không thể bỏ qua khi tới du lịch Lý Sơn (Quảng Ngãi).

W-chùa hang lý sơn 17.jpg

Chùa Hang, tên chữ là “Thiên Khổng Thạch Tự” (nghĩa là chùa đá trời xây) nằm dưới vách núi Thới Lới cao 169m so với mực nước biển. Thới Lới là ngọn núi lửa từng phun trào cách đây hàng triệu năm.

W-chùa hang lý sơn.jpg

Chùa Hang nằm ở vị trí rất đặc biệt, nơi chân núi Thới Lới đổ dồn ra biển. Do đó, để tới chùa, du khách sẽ đi theo con đường vòng qua eo núi, nơi có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng tỏi xanh mướt, bãi cát trắng, biển xanh bao la.

Sau đó, du khách tiếp tục đi bộ qua từng bậc thang ven vách núi, hướng thẳng ra biển để xuống sân chùa. 

W-chùa hang lý sơn 32.jpg

Sách Đại Nam nhất thống chí có viết về chùa Hang: “Phía đông đảo có động, trên động có chùa mấy gian, có giường đá, kỷ đá, hai bên hữu động có giếng nước trong ngọt, xung quanh cây cối tốt tươi, khi có giặc biển thì dân phường ẩn nấp nơi đây”.

W-chùa hang lý sơn 8.jpg

Ngày nay, quanh sân chùa vẫn là những cây bàng biển cổ thụ cao lớn, tán rộng, tỏa bóng mát rượi. Trước cửa vào hang có giếng nước được bà con gọi là “giếng trời”.

Những giọt nước từ nhũ đá trước cửa hang nhỏ tí tách xuống, khiến nước giếng mát lạnh. Du khách tới chùa thường hứng nước uống để xua tan mệt mỏi, nắng nóng. Cũng có nhiều người tin rằng, uống nước tại chùa có thể sinh con nên tìm tới.

Theo bia đá tại chùa, chùa Hang có nguồn gốc là ngôi đền của người Chăm Pa thờ các vị thần Bà La Môn. Khi người Việt đến tiếp quản và khai phá đảo Lý Sơn vào thế kỷ XVI, chùa thành nơi tu tiên và sau này thành nơi thờ Phật.

Ngôi chùa gắn với nhiều giai thoại truyền miệng huyền bí. Chùa Hang có chiều sâu 24-25m, rộng 20m, cao 3,2m, diện tích xấp xỉ 500m2. 

W-chùa hang lý sơn 31.jpg

Phía ngoài cửa, từ xưa, người ta đã đổ đất đá thành một khoảng sân bằng phẳng, cao gần tới trần hang. Ngày nay, để vào hang, du khách sẽ phải đi men xuống khoảng 10 bậc thang.

Phía trong hang, không khí dịu mát hơn hẳn bên ngoài, hương khói nghi ngút. 

Trong chùa có ban thờ Phật, quan thánh, thập nhị Diêm vương, các vị tổ họ Trần có công lập chùa Hang và 7 vị tiên hiền làng An Hải. Các bệ thờ được tạo tác từ nhũ đá tự nhiên ở nền hang. Những bệ thờ này là dấu tích của người Chăm Pa để lại.

Bên trong chùa còn có hai lối đi hẹp, dài hun hút với hướng đối ngược, được dân địa phương quan niệm là “đường lên trời và đường xuống địa ngục”.

W-chùa hang lý sơn 18.jpg

Phía trước sân chùa có một hồ sen và tượng Phật bà Quan Âm nhìn ra biển. Ngư dân tâm niệm, Phật bà luôn chở che và phù hộ cho những chuyến “hải lộ bình an”. 

W-chùa hang lý sơn 24.jpg

Vào các dịp lễ Tết, nhân dân địa phương thường đến chùa làm lễ, tụng kinh niệm Phật. Riêng tộc họ Trần trên đảo Lý Sơn làm lễ giỗ tổ long trọng tại chùa Hang vào các ngày 10/3 và ngày 8/4 (âm lịch).

Ngôi chùa mang ý nghĩa tâm linh và nổi tiếng linh thiêng nên du khách và người dân khắp nơi đến đây cầu bình an, sức khỏe, làm ăn phát đạt hay cầu con cái.

W-chùa hang lý sơn 14.jpg

Điểm đặc biệt, chùa Hang không có nhà sư nào, được người dân cùng các phật tử trên đảo thay nhau hương khói, chăm sóc. Theo đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin Lý Sơn, địa phương đang tiến hành thủ tục thành lập ban quản trị chùa Hang.

Tương tự như tại hang Câu nổi tiếng trên đảo, vách đá chùa Hang cung cấp nhiều thông tin về hoạt động của núi lửa Thới Lới.

W-chùa hang lý sơn 4.jpg

Năm 1994, chùa Hang được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng thắng cảnh cấp quốc gia. Đây là một trong những điểm du khách không thể bỏ qua trong hành trình khám phá vẻ đẹp Lý Sơn.

6 tháng đầu năm 2025, đặc khu Lý Sơn đón gần 82.000 lượt khách, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Vietnamnet

Làng cổ vô danh bất ngờ thành điểm đến trong mơ của hàng triệu người

TRUNG QUỐC – Vốn là một điểm đến ít người biết tên, song nhờ thành công của bộ phim “Đi đến nơi có gió”, Phượng Dương Ấp trở thành cái tên không thể bỏ qua ở Vân Nam.

Nằm ẩn mình giữa những triền đồi xanh mướt, cách trung tâm cổ trấn Đại Lý khoảng 14km, Phượng Dương Ấp sở hữu vẻ đẹp bình dị, mộc mạc với những ngôi nhà mái ngói, tường đá rêu phong.

Phuong Duong Ap Thon 4.jpg
Ảnh: Dailiwenlv

Ngôi làng cổ này là nơi cư trú của cộng đồng người Bạch – một trong những dân tộc thiểu số ở Vân Nam. Nơi đây lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống như kiến trúc nhà ở, tập tục thờ cúng, ẩm thực dân gian.

Chính nhờ những yếu tố này, Phượng Dương Ấp mang đến một cảm giác gần gũi, chân thật và sâu lắng, rất khác so với nhiều điểm đến du lịch đã bị thương mại hóa ở Trung Quốc hiện nay.

Phuong Duong Ap Thon 1.jpg
Hơn 70% bối cảnh trong phim đều được quay tại nơi này. Ảnh: Dailiwenlv

Từ khi xuất hiện trong Đi đến nơi có gió – bộ phim kể về hành trình của một phụ nữ rời thành phố tìm về nông thôn để “chữa lành”, Phượng Dương Ấp đã trở thành nơi hàng triệu người khao khát đặt chân đến.

Những khung hình thơ mộng trong phim, từ nắng chiều trên mái ngói, vườn hoa cúc vàng rực đến phiên chợ quê rộn ràng tiếng cười, đã khắc họa sống động cuộc sống của người dân trong ngôi làng.

Phuong Duong Ap Thon 8.jpg
Ảnh: Dailiwenlv

Sự nổi tiếng của bộ phim đã khiến nhiều du khách tìm đến ngôi làng nhỏ nằm dưới chân núi Thương Sơn, bên bờ hồ Nhĩ Hải.

Nhưng thay vì phát triển du lịch ồ ạt, chính quyền địa phương và người dân đã có cách tiếp cận rất đặc biệt. Đó là giữ nguyên nét mộc mạc, chỉ cải tạo nhẹ nhàng để phù hợp hơn với du lịch cộng đồng.

Phuong Duong Ap Thon 6.jpg
Ảnh: Dailiwenlv

Nhiều ngôi nhà cổ được sửa sang thành homestay, quán cà phê nhỏ hay phòng tranh. Người dân địa phương tiếp tục sống cuộc sống thường nhật của họ. Chính điều này đã tạo nên sự hấp dẫn bền vững cho ngôi làng.

Ảnh: Weibo

Đến Phượng Dương Ấp, du khách có cơ hội trải nghiệm một cuộc sống chậm rãi, hoài cổ và yên bình. 

Du khách có thể ngồi hàng giờ bên cửa sổ nhìn mưa rơi, đi bộ dọc những con đường gạch cũ, nghe tiếng gió lùa qua hàng thông và thưởng thức món ăn dân dã do chính tay người bản địa nấu,…

image(2839).png
Ảnh: Dailiwenlv

Theo đơn vị sản xuất bộ phim Đi đến nơi có gió, đường Trà Mã Cổ Đạo, phòng trà và đài quan sát Phượng Hoàng Chi Nhãn, xưởng vải, bảo tàng cà phê dân gian,… là một vài điểm đến du khách không nên bỏ qua.

Nguồn: Vietnamnet

Bản Liền xanh mướt ở Lào Cai gây sốt, nhiều homestay kín lịch đặt phòng

Sau khi xuất hiện trên sóng truyền hình, bản làng xanh mướt ở xã Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhanh chóng trở thành điểm đến hút khách. Một số homestay tại đây kín lịch đặt phòng.

Nằm cách trung tâm xã Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) khoảng 23km, bản Liền gần đây trở thành điểm đến gây sốt khi được lựa chọn làm bối cảnh xuất hiện trên sóng một chương trình truyền hình mới ra mắt, ghi lại hành trình trải nghiệm của nhóm nghệ sĩ Việt với người dân địa phương.

Binh Bản Liền Homestay 0.jpg
Bản Liền – điểm đến gây sốt sau hiệu ứng từ chương trình Gia đình Haha. Ảnh: Binh Bản Liền Homestay

Tuy chương trình mới chỉ lên sóng vài tập nhưng sức hút của bản Liền đã lan tỏa rộng khắp nhờ những thước phim chỉn chu, chân thực về đời sống sinh hoạt, tính cách thiện lành của bà con nơi đây.

Thậm chí, nhiều du khách ở xa cũng háo hức đặt lịch tới bản Liền để hít hà bầu không khí trong lành, tận hưởng khoảng thời gian thư giãn, tạm gác lại những bộn bề nơi thành phố.

Binh Bản Liền Homestay.png
Nhiều nhà sàn truyền thống ở bản Liền được người dân sửa sang thành homestay đón khách. Ảnh: Binh Bản Liền Homestay

Ở bản Liền hiện có nhiều hộ dân tham gia làm du lịch, cung cấp dịch vụ lưu trú dạng homestay. Đây đều là những ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày, làm từ gỗ với thiết kế 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 2 chái.

Mỗi nhà lại có 4 mái, gồm 2 mái chính và 2 mái phụ ở 2 đầu hồi, vừa mang nét đẹp và kiến trúc đặc trưng, vừa thể hiện chiều sâu văn hóa.

Homestay của gia đình chị Thông. Ảnh: Vàng Thị Thông

Gia đình chị Vàng Thị Thông và anh Lâm A Hà là một trong những hộ làm homestay tiêu biểu ở bản Liền.

Kể từ khi xuất hiện trong chương trình truyền hình nói trên, chị Thông nổi lên như 1 “hiện tượng mạng” nhờ tính cách vui vẻ, hài hước và chịu thương chịu khó, nỗ lực làm du lịch cộng đồng để phát triển quê hương.

Nhờ hiệu ứng từ chương trình truyền hình mà trong tuần qua, nhiều du khách ở xa đã liên hệ đặt phòng homestay của gia đình chị Thông, mong muốn được tới trải nghiệm cuộc sống dân dã.

513454377_1054429193446214_3918165979565624630_n.jpg
Chị Thông hướng dẫn du khách đào măng rừng. Ảnh: Gia đình Haha

Người phụ nữ này tiết lộ, những ngày gần đây, các kênh liên lạc cá nhân như Facebook, Zalo, TikTok của chị đều nhận được hàng trăm tin nhắn liên hệ đặt phòng.

Hiện homestay của gia đình chị đã kín khách đến hết tháng 7 (trừ 1-2 ngày không nhận khách để dọn dẹp phòng) và chỉ còn trống một số ngày trong tháng 8, 9.

“Nếu bạn nào muốn đến đây vào tháng 7, tháng 8 thì có thể đặt phòng tại các homestay khác trong nhóm cộng đồng du lịch ở bản Liền nhé.

Còn bạn nào yêu mến Thông, muốn trải nghiệm ở nhà Thông thì hãy kiên nhẫn chờ đợi đến tháng 9, tháng 10 hoặc sang năm. Cảm ơn cả nhà rất nhiều”, chị Thông chia sẻ thông tin trên trang cá nhân.

Món nộm rau dớn và chả sắn mà du khách được thưởng thức khi lưu trú tại homestay của chị Thông. Ảnh: Đỗ Phúc

Hiện tại, khu homestay của chị Thông gồm 1 nhà sàn dạng phòng cộng đồng với sức chứa tối đa 20 khách và 1 bungalow (kiểu nhà thường chỉ có 1 tầng, diện tích nhỏ và có hiên rộng) cho nhóm khách 4-5 người. 

Ngoài nhà chị Thông (Bản Liền Pine Homestay), du khách có thể tham khảo đặt phòng của các gia đình khác cũng làm homestay tại đây như vợ chồng chị Vàng Thị Cân và anh Lâm A Nâng (Bản Liền Forest Homestay), chị Vàng Thị Bình, anh Vàng Hướng (Hướng Hoan Homestay).

bản liền forest 0.jpg
Một homestay khác ở Bản Liền. Ảnh: Bản Liền Forest Homestay

Anh Vàng Hướng cho biết, homestay của gia đình anh thiết kế 6 phòng cộng đồng, phục vụ được khoảng 12 khách đến lưu trú.

Tới trải nghiệm ở đây, ngoài chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên ấn tượng, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống dân dã của người bản địa, tham gia các hoạt động cấy lúa, cày ruộng, hái chè,…

bản liền forest.png
Khách nước ngoài trải nghiệm các món ăn dân dã tại bản Liền. Ảnh: Bản Liền Forest Homestay

Hoan Vàng   Bản Liền.jpg
Một số món ăn dân dã từ nguyên liệu “cây nhà lá vườn” ở homestay tại bản Liền. Ảnh: Hướng Hoan Homestay

Đặc biệt, nếu có dịp ghé bản Liền và lưu trú tại homestay, du khách còn có cơ hội thưởng thức các món ăn từ sản vật núi rừng do chính tay người dân chế biến như măng, nấm, rau rừng hay thịt gà đồi, thịt ngựa, cá suối…

Tới Bắc Hà, khách du lịch cũng có thể kết hợp khám phá một số điểm đến khác như dinh Hoàng A Tưởng, chợ phiên Bắc Hà, đền Bắc Hà, đền Trung Đô… và đừng quên trải nghiệm các món ăn đặc sắc như mèn mén, phở chua, khâu nhục, thắng cố…

Nằm cách trung tâm xã Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) khoảng 23km, bản Liền gần đây trở thành điểm đến gây sốt khi được lựa chọn làm bối cảnh xuất hiện trên sóng một chương trình truyền hình mới ra mắt, ghi lại hành trình trải nghiệm của nhóm nghệ sĩ Việt với người dân địa phương.

Binh Bản Liền Homestay 0.jpg
Bản Liền – điểm đến gây sốt sau hiệu ứng từ chương trình Gia đình Haha. Ảnh: Binh Bản Liền Homestay

Tuy chương trình mới chỉ lên sóng vài tập nhưng sức hút của bản Liền đã lan tỏa rộng khắp nhờ những thước phim chỉn chu, chân thực về đời sống sinh hoạt, tính cách thiện lành của bà con nơi đây.

Thậm chí, nhiều du khách ở xa cũng háo hức đặt lịch tới bản Liền để hít hà bầu không khí trong lành, tận hưởng khoảng thời gian thư giãn, tạm gác lại những bộn bề nơi thành phố.

Binh Bản Liền Homestay.png
Nhiều nhà sàn truyền thống ở bản Liền được người dân sửa sang thành homestay đón khách. Ảnh: Binh Bản Liền Homestay

Ở bản Liền hiện có nhiều hộ dân tham gia làm du lịch, cung cấp dịch vụ lưu trú dạng homestay. Đây đều là những ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày, làm từ gỗ với thiết kế 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 2 chái.

Mỗi nhà lại có 4 mái, gồm 2 mái chính và 2 mái phụ ở 2 đầu hồi, vừa mang nét đẹp và kiến trúc đặc trưng, vừa thể hiện chiều sâu văn hóa.

Homestay của gia đình chị Thông. Ảnh: Vàng Thị Thông

Gia đình chị Vàng Thị Thông và anh Lâm A Hà là một trong những hộ làm homestay tiêu biểu ở bản Liền.

Kể từ khi xuất hiện trong chương trình truyền hình nói trên, chị Thông nổi lên như 1 “hiện tượng mạng” nhờ tính cách vui vẻ, hài hước và chịu thương chịu khó, nỗ lực làm du lịch cộng đồng để phát triển quê hương.

Nhờ hiệu ứng từ chương trình truyền hình mà trong tuần qua, nhiều du khách ở xa đã liên hệ đặt phòng homestay của gia đình chị Thông, mong muốn được tới trải nghiệm cuộc sống dân dã.

513454377_1054429193446214_3918165979565624630_n.jpg
Chị Thông hướng dẫn du khách đào măng rừng. Ảnh: Gia đình Haha

Người phụ nữ này tiết lộ, những ngày gần đây, các kênh liên lạc cá nhân như Facebook, Zalo, TikTok của chị đều nhận được hàng trăm tin nhắn liên hệ đặt phòng.

Hiện homestay của gia đình chị đã kín khách đến hết tháng 7 (trừ 1-2 ngày không nhận khách để dọn dẹp phòng) và chỉ còn trống một số ngày trong tháng 8, 9.

“Nếu bạn nào muốn đến đây vào tháng 7, tháng 8 thì có thể đặt phòng tại các homestay khác trong nhóm cộng đồng du lịch ở bản Liền nhé.

Còn bạn nào yêu mến Thông, muốn trải nghiệm ở nhà Thông thì hãy kiên nhẫn chờ đợi đến tháng 9, tháng 10 hoặc sang năm. Cảm ơn cả nhà rất nhiều”, chị Thông chia sẻ thông tin trên trang cá nhân.

Món nộm rau dớn và chả sắn mà du khách được thưởng thức khi lưu trú tại homestay của chị Thông. Ảnh: Đỗ Phúc

Hiện tại, khu homestay của chị Thông gồm 1 nhà sàn dạng phòng cộng đồng với sức chứa tối đa 20 khách và 1 bungalow (kiểu nhà thường chỉ có 1 tầng, diện tích nhỏ và có hiên rộng) cho nhóm khách 4-5 người. 

Ngoài nhà chị Thông (Bản Liền Pine Homestay), du khách có thể tham khảo đặt phòng của các gia đình khác cũng làm homestay tại đây như vợ chồng chị Vàng Thị Cân và anh Lâm A Nâng (Bản Liền Forest Homestay), chị Vàng Thị Bình, anh Vàng Hướng (Hướng Hoan Homestay).

bản liền forest 0.jpg
Một homestay khác ở Bản Liền. Ảnh: Bản Liền Forest Homestay

Anh Vàng Hướng cho biết, homestay của gia đình anh thiết kế 6 phòng cộng đồng, phục vụ được khoảng 12 khách đến lưu trú.

Tới trải nghiệm ở đây, ngoài chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên ấn tượng, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống dân dã của người bản địa, tham gia các hoạt động cấy lúa, cày ruộng, hái chè,…

bản liền forest.png
Khách nước ngoài trải nghiệm các món ăn dân dã tại bản Liền. Ảnh: Bản Liền Forest Homestay

Hoan Vàng   Bản Liền.jpg
Một số món ăn dân dã từ nguyên liệu “cây nhà lá vườn” ở homestay tại bản Liền. Ảnh: Hướng Hoan Homestay

Đặc biệt, nếu có dịp ghé bản Liền và lưu trú tại homestay, du khách còn có cơ hội thưởng thức các món ăn từ sản vật núi rừng do chính tay người dân chế biến như măng, nấm, rau rừng hay thịt gà đồi, thịt ngựa, cá suối…

Tới Bắc Hà, khách du lịch cũng có thể kết hợp khám phá một số điểm đến khác như dinh Hoàng A Tưởng, chợ phiên Bắc Hà, đền Bắc Hà, đền Trung Đô… và đừng quên trải nghiệm các món ăn đặc sắc như mèn mén, phở chua, khâu nhục, thắng cố…

Nguồn: Vietnamnet

‘Chạy Bộ Vì Rùa Biển’ mùa 4: Mở rộng cự ly, giữ vững sứ mệnh bảo tồn

Sáng 17/8/2025, “Chạy Bộ Vì Rùa Biển – Save Turtles Run” sẽ trở lại Côn Đảo với mùa giải thứ tư – tiếp tục hành trình gắn kết thể thao cộng đồng với bảo tồn sinh thái tại một trong những vùng biển nguyên sơ nhất Việt Nam.

Côn Đảo – hệ sinh thái đặc biệt của rùa biển

Nằm biệt lập ngoài khơi phía Nam, Côn Đảo là một trong số ít địa điểm tại Việt Nam nơi rùa biển vẫn quay về đẻ trứng tự nhiên mỗi năm. Vào mùa sinh sản, hàng trăm cá thể rùa xanh (Vích) trở lại các bãi cát quen thuộc để bắt đầu một vòng đời mới – nhờ điều kiện tự nhiên hiếm có: biển lặng, ánh sáng dịu và môi trường gần như không ô nhiễm tiếng ồn.

02 AKYN (1).jpg
Rùa xanh (Vích) đang đẻ trứng trên bãi cát tại Côn Đảo

Đáng chú ý, trong năm qua, rùa biển từ vùng biển Philippines cũng đã vượt hàng ngàn cây số để chọn Côn Đảo làm bãi đẻ, đây là một hiện tượng hiếm gặp, phản ánh sức hấp dẫn sinh học nguyên sơ mà ít nơi còn giữ được. Tuy vậy, hành trình bảo tồn vẫn đối mặt nhiều thách thức: từ rác thải nhựa, đánh bắt trái phép đến áp lực phát triển du lịch làm thu hẹp dần bãi đẻ tự nhiên.  

Chạy Bộ Vì Rùa Bin – Hành trình kiên định của một sáng kiến bền vững

“Chạy Bộ Vì Rùa Biển – Save Turtles Run” là sự kiện thường niên do AKYN Hospitality Group và khách sạn The Secret Côn Đảo khởi xướng, kết hợp giữa thể thao cộng đồng và du lịch có trách nhiệm với sứ mệnh góp phần bảo tồn hệ sinh thái rùa biển tại Côn Đảo.

03 AKYN (1).jpg
Vòng đời rùa biển – hình ảnh trực quan được tái hiện trên áo thi đấu năm nay

Mùa giải 2025 tiếp tục truyền tải thông điệp “Mỗi bước chạy, vạn dặm xanh” (Every Step We Take, Miles of Green We Make) qua hình ảnh vòng đời rùa biển được thể hiện trên áo thi đấu – từ khi còn là trứng, nở ra, trưởng thành và quay về nơi khởi đầu. Với tỷ lệ sống sót chưa đến 1/1.000, hành trình sống của rùa biển phản ánh rõ tính mong manh của tự nhiên và nhu cầu cấp thiết của hành động bảo vệ từ con người. 

Điểm mới của mùa giải 2025

Năm nay, Chạy bộ vì rùa biển lần đầu tiên mở rộng thêm cự ly bán chuyên 21km, bên cạnh hai cự ly quen thuộc là 5km và 10km. Bước phát triển này đánh dấu sự chuyển mình rõ nét của một giải chạy phong trào, hướng đến tổ chức chuyên nghiệp hơn và trải nghiệm thể thao bền vững tại một trong những điểm đến giàu giá trị sinh thái nhất Việt Nam.

Các vận động viên sẽ xuất phát vào khung giờ bình minh – từ khi trời còn tối đến lúc ánh nắng đầu ngày le lói trên biển – hứa hẹn mang đến hành trình thi đấu đáng nhớ giữa khung cảnh nguyên sơ của Côn Đảo.

Khoảnh khắc đáng nhớ và sức lan tỏa từ mùa trước

Tại mùa giải 2024, một cá thể rùa Vích mắc cạn đã được phát hiện và giải cứu kịp thời bởi các vận động viên trong lúc thi đấu – khoảnh khắc hiếm có trở thành điểm nhấn đầy ý nghĩa cho tinh thần mà sự kiện theo đuổi. Chính từ những trải nghiệm thực tế đó, Chạy bộ vì rùa biển dần thu hút sự đồng hành của nhiều thương hiệu chia sẻ cùng giá trị, tiêu biểu như Onways, Filmore, VPBank, Searefico, Access Race, Minh Long, Traveloka, Ocany, Greeland Travel, Sen Decor, Aescentic… cùng các đơn vị truyền thông và cộng đồng yêu thiên nhiên.

04 AKYN (1).jpg
Cá thể rùa mắc cạn được cứu hộ bởi vận động viên trong mùa giải 2024

The Secret Côn Đảo và AKYN Hospitality Group: Gắn kết thể thao, du lịch và bảo tồn

Là đơn vị tổ chức giải chạy, The Secret Côn Đảo nằm ngay bên bờ biển trung tâm, nổi bật với kiến trúc đương đại hài hòa cùng dấu ấn di sản. Khách sạn mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn giữa thiên nhiên, văn hóa bản địa và cam kết thực hành du lịch bền vững.

05 AKYN (1).jpg
The Secret Côn Đảo là nơi tổ chức giải chạy từ mùa đầu tiên

Đây cũng là khách sạn đầu tiên do AKYN sở hữu và vận hành – bước khởi đầu cho chiến lược phát triển thương hiệu cao cấp mang bản sắc riêng. Với tầm nhìn dài hạn, AKYN theo đuổi mục tiêu kiến tạo những điểm đến lý tưởng, nơi mỗi kỳ nghỉ gắn liền với trải nghiệm bền vững, trách nhiệm bảo tồn và nâng tầm giá trị du lịch Việt Nam.

Theo dõi và đặt vé chạy “Chạy Bộ Vì Rùa Biển – Save Turtles Run 2025” tại: 
Fanpage: https://www.facebook.com/SaveTurtlesRun 
Website: thesecretcondao.com/save-turtles-run/

Nguyễn Vinh

Côn Đảo – hệ sinh thái đặc biệt của rùa biển

Nằm biệt lập ngoài khơi phía Nam, Côn Đảo là một trong số ít địa điểm tại Việt Nam nơi rùa biển vẫn quay về đẻ trứng tự nhiên mỗi năm. Vào mùa sinh sản, hàng trăm cá thể rùa xanh (Vích) trở lại các bãi cát quen thuộc để bắt đầu một vòng đời mới – nhờ điều kiện tự nhiên hiếm có: biển lặng, ánh sáng dịu và môi trường gần như không ô nhiễm tiếng ồn.

02 AKYN (1).jpg
Rùa xanh (Vích) đang đẻ trứng trên bãi cát tại Côn Đảo

Đáng chú ý, trong năm qua, rùa biển từ vùng biển Philippines cũng đã vượt hàng ngàn cây số để chọn Côn Đảo làm bãi đẻ, đây là một hiện tượng hiếm gặp, phản ánh sức hấp dẫn sinh học nguyên sơ mà ít nơi còn giữ được. Tuy vậy, hành trình bảo tồn vẫn đối mặt nhiều thách thức: từ rác thải nhựa, đánh bắt trái phép đến áp lực phát triển du lịch làm thu hẹp dần bãi đẻ tự nhiên.  

Chạy Bộ Vì Rùa Bin – Hành trình kiên định của một sáng kiến bền vững

“Chạy Bộ Vì Rùa Biển – Save Turtles Run” là sự kiện thường niên do AKYN Hospitality Group và khách sạn The Secret Côn Đảo khởi xướng, kết hợp giữa thể thao cộng đồng và du lịch có trách nhiệm với sứ mệnh góp phần bảo tồn hệ sinh thái rùa biển tại Côn Đảo.

03 AKYN (1).jpg
Vòng đời rùa biển – hình ảnh trực quan được tái hiện trên áo thi đấu năm nay

Mùa giải 2025 tiếp tục truyền tải thông điệp “Mỗi bước chạy, vạn dặm xanh” (Every Step We Take, Miles of Green We Make) qua hình ảnh vòng đời rùa biển được thể hiện trên áo thi đấu – từ khi còn là trứng, nở ra, trưởng thành và quay về nơi khởi đầu. Với tỷ lệ sống sót chưa đến 1/1.000, hành trình sống của rùa biển phản ánh rõ tính mong manh của tự nhiên và nhu cầu cấp thiết của hành động bảo vệ từ con người. 

Điểm mới của mùa giải 2025

Năm nay, Chạy bộ vì rùa biển lần đầu tiên mở rộng thêm cự ly bán chuyên 21km, bên cạnh hai cự ly quen thuộc là 5km và 10km. Bước phát triển này đánh dấu sự chuyển mình rõ nét của một giải chạy phong trào, hướng đến tổ chức chuyên nghiệp hơn và trải nghiệm thể thao bền vững tại một trong những điểm đến giàu giá trị sinh thái nhất Việt Nam.

Các vận động viên sẽ xuất phát vào khung giờ bình minh – từ khi trời còn tối đến lúc ánh nắng đầu ngày le lói trên biển – hứa hẹn mang đến hành trình thi đấu đáng nhớ giữa khung cảnh nguyên sơ của Côn Đảo.

Khoảnh khắc đáng nhớ và sức lan tỏa từ mùa trước

Tại mùa giải 2024, một cá thể rùa Vích mắc cạn đã được phát hiện và giải cứu kịp thời bởi các vận động viên trong lúc thi đấu – khoảnh khắc hiếm có trở thành điểm nhấn đầy ý nghĩa cho tinh thần mà sự kiện theo đuổi. Chính từ những trải nghiệm thực tế đó, Chạy bộ vì rùa biển dần thu hút sự đồng hành của nhiều thương hiệu chia sẻ cùng giá trị, tiêu biểu như Onways, Filmore, VPBank, Searefico, Access Race, Minh Long, Traveloka, Ocany, Greeland Travel, Sen Decor, Aescentic… cùng các đơn vị truyền thông và cộng đồng yêu thiên nhiên.

04 AKYN (1).jpg
Cá thể rùa mắc cạn được cứu hộ bởi vận động viên trong mùa giải 2024

The Secret Côn Đảo và AKYN Hospitality Group: Gắn kết thể thao, du lịch và bảo tồn

Là đơn vị tổ chức giải chạy, The Secret Côn Đảo nằm ngay bên bờ biển trung tâm, nổi bật với kiến trúc đương đại hài hòa cùng dấu ấn di sản. Khách sạn mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn giữa thiên nhiên, văn hóa bản địa và cam kết thực hành du lịch bền vững.

05 AKYN (1).jpg
The Secret Côn Đảo là nơi tổ chức giải chạy từ mùa đầu tiên

Đây cũng là khách sạn đầu tiên do AKYN sở hữu và vận hành – bước khởi đầu cho chiến lược phát triển thương hiệu cao cấp mang bản sắc riêng. Với tầm nhìn dài hạn, AKYN theo đuổi mục tiêu kiến tạo những điểm đến lý tưởng, nơi mỗi kỳ nghỉ gắn liền với trải nghiệm bền vững, trách nhiệm bảo tồn và nâng tầm giá trị du lịch Việt Nam.

Theo dõi và đặt vé chạy “Chạy Bộ Vì Rùa Biển – Save Turtles Run 2025” tại: 
Fanpage: https://www.facebook.com/SaveTurtlesRun 
Website: thesecretcondao.com/save-turtles-run/

Nguyễn Vinh

Nguồn: Vietnamnet

Chuyến tàu hơn 200 triệu đồng/người ở Việt Nam có gì khiến du khách mê mẩn?

Đoàn tàu du lịch hạng sang đầu tiên của Việt Nam mang đến một cách khám phá đất nước hoàn toàn khác biệt: Chậm rãi, tinh tế và đậm chất nghỉ dưỡng.

Mỗi hành trình kéo dài 8 ngày 7 đêm, di chuyển theo trục Bắc – Nam, với giá vé hơn 8.600 USD/khách (khoảng 224 triệu đồng).

Mức giá này được đánh giá là cao so với mặt bằng du lịch phổ thông, song theo nhiều du khách, đổi lại là lịch trình chậm rãi, dịch vụ trọn gói và trải nghiệm tập trung vào nghỉ dưỡng.

FC101167.jpg

CAM03_4977.00_00_10_18.Still029.jpg
Chuyến tàu chỉ dành cho những hành khách có điều kiện tài chính và dư dả thời gian. Ảnh: N.Linh

Đoàn tàu gồm 10 toa ngủ, 2 toa nhà hàng, thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao. Nội thất sang trọng, dịch vụ khép kín với bữa sáng kiểu Âu, món Việt theo từng vùng, trà chiều và rượu vang phục vụ không giới hạn.
Toàn bộ chi phí đã được gói trọn trong vé – hành khách chỉ cần lên tàu và tận hưởng hành trình.

DSC02146.jpg
Xuyên suốt hành trình, du khách được dừng chân tại nhiều điểm đến nổi tiếng dọc dải đất hình chữ S. Ảnh: N.L

Tàu chạy độc lập theo hành trình riêng, không phụ thuộc vào lịch điều phối chung. Vận tốc chỉ khoảng 40 km/h, đủ để du khách bắt kịp mọi khoảnh khắc ven đường, từ cánh đồng lúa mượt mà cho đến đồi núi uốn lượn,…

Tàu đi qua những vùng đất nổi tiếng như: Hà Nội, Ninh Bình, Huế, Hội An, Phú Yên, Phan Thiết, TPHCM… Mỗi điểm dừng, đoàn tàu lưu lại đủ lâu để du khách kịp cảm nhận không gian, trước khi trở về toa nghỉ ngơi hay dùng bữa.

SU_01291.jpg
Thực đơn trên tàu phong phú, kết hợp hài hòa giữa ẩm thực Âu – Á và các món Việt truyền thống. Ảnh: N.Linh

thumbnail.jpeg
Ảnh: N.Linh

Anh Hiếu, một hành khách đến từ Hà Nội, chia sẻ: “Khi lên tàu, tôi cảm nhận được sự sang trọng, đẳng cấp của chuyến đi. Những khoảnh khắc chậm rãi trên đường ray khiến tôi thấy Việt Nam đẹp đến nao lòng.

Có lúc, tôi chẳng muốn xuống tàu, chỉ cần một tách cà phê, rồi ngồi ngắm cảnh đồng quê, núi đồi, biển cả lướt qua ngoài ô cửa là đủ.”

DSC01301.jpg
Đoàn tàu có quán bar phục vụ hành khách suốt hành trình. Ảnh: N.Linh

Được biết, từ năm 2026, đơn vị vận hành dự kiến mở rộng thêm các toa chức năng như spa, xông hơi, thư viện, nhà hàng. Tàu còn có hạng phòng tổng thống, với giá trọn gói 500 triệu đồng dành riêng cho hai người.

DSC00123.jpg

z6753752019884_75ba00eb6cfd0adeba87b2335ab538fa.jpg

z6753685798382_20923c10e64fffac8681f3c1236b9324.jpg
Du khách được nghỉ ngơi với phòng ngủ đẳng cấp 5 sao. Ảnh: N.Linh

Nhiều du khách cho biết, đây không đơn thuần là một chuyến tàu, mà là cách du lịch mới: Sống chậm lại để ngắm đất nước bằng một góc nhìn khác.

Mỗi hành trình kéo dài 8 ngày 7 đêm, di chuyển theo trục Bắc – Nam, với giá vé hơn 8.600 USD/khách (khoảng 224 triệu đồng).

Mức giá này được đánh giá là cao so với mặt bằng du lịch phổ thông, song theo nhiều du khách, đổi lại là lịch trình chậm rãi, dịch vụ trọn gói và trải nghiệm tập trung vào nghỉ dưỡng.

FC101167.jpg

CAM03_4977.00_00_10_18.Still029.jpg
Chuyến tàu chỉ dành cho những hành khách có điều kiện tài chính và dư dả thời gian. Ảnh: N.Linh

Đoàn tàu gồm 10 toa ngủ, 2 toa nhà hàng, thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao. Nội thất sang trọng, dịch vụ khép kín với bữa sáng kiểu Âu, món Việt theo từng vùng, trà chiều và rượu vang phục vụ không giới hạn.
Toàn bộ chi phí đã được gói trọn trong vé – hành khách chỉ cần lên tàu và tận hưởng hành trình.

DSC02146.jpg
Xuyên suốt hành trình, du khách được dừng chân tại nhiều điểm đến nổi tiếng dọc dải đất hình chữ S. Ảnh: N.L

Tàu chạy độc lập theo hành trình riêng, không phụ thuộc vào lịch điều phối chung. Vận tốc chỉ khoảng 40 km/h, đủ để du khách bắt kịp mọi khoảnh khắc ven đường, từ cánh đồng lúa mượt mà cho đến đồi núi uốn lượn,…

Tàu đi qua những vùng đất nổi tiếng như: Hà Nội, Ninh Bình, Huế, Hội An, Phú Yên, Phan Thiết, TPHCM… Mỗi điểm dừng, đoàn tàu lưu lại đủ lâu để du khách kịp cảm nhận không gian, trước khi trở về toa nghỉ ngơi hay dùng bữa.

SU_01291.jpg
Thực đơn trên tàu phong phú, kết hợp hài hòa giữa ẩm thực Âu – Á và các món Việt truyền thống. Ảnh: N.Linh

thumbnail.jpeg
Ảnh: N.Linh

Anh Hiếu, một hành khách đến từ Hà Nội, chia sẻ: “Khi lên tàu, tôi cảm nhận được sự sang trọng, đẳng cấp của chuyến đi. Những khoảnh khắc chậm rãi trên đường ray khiến tôi thấy Việt Nam đẹp đến nao lòng.

Có lúc, tôi chẳng muốn xuống tàu, chỉ cần một tách cà phê, rồi ngồi ngắm cảnh đồng quê, núi đồi, biển cả lướt qua ngoài ô cửa là đủ.”

DSC01301.jpg
Đoàn tàu có quán bar phục vụ hành khách suốt hành trình. Ảnh: N.Linh

Được biết, từ năm 2026, đơn vị vận hành dự kiến mở rộng thêm các toa chức năng như spa, xông hơi, thư viện, nhà hàng. Tàu còn có hạng phòng tổng thống, với giá trọn gói 500 triệu đồng dành riêng cho hai người.

DSC00123.jpg

z6753752019884_75ba00eb6cfd0adeba87b2335ab538fa.jpg

z6753685798382_20923c10e64fffac8681f3c1236b9324.jpg
Du khách được nghỉ ngơi với phòng ngủ đẳng cấp 5 sao. Ảnh: N.Linh

Nhiều du khách cho biết, đây không đơn thuần là một chuyến tàu, mà là cách du lịch mới: Sống chậm lại để ngắm đất nước bằng một góc nhìn khác.

Nguồn: Vietnamnet

Du lịch Hạ Long 3 ngày, gia đình ở Hà Nội đem cả ‘quán tạp hóa’ đi cùng

Gia đình ở Hà Nội đem theo gạo, thịt, tôm, bánh mỳ… và rất nhiều món ăn vặt khác khi đi du lịch 3 ngày 2 đêm ở Hạ Long.

Đoạn video 13 giây ghi lại cảnh chuẩn bị đồ đạc cho chuyến du lịch biển 3 ngày 2 đêm của một gia đình ở Hà Nội thu hút 1,1 triệu lượt xem trên TikTok.

Đoạn video thu hút 1,1 triệu lượt xem trên TikTok. Nguồn: Quynh Lym

Theo đó, số lượng đồ đạc gia đình này mang theo trong chuyến du lịch khiến nhiều người ngỡ ngàng. Bên cạnh vali đựng quần áo, vật dụng cá nhân, họ đem theo nhiều món đồ khác như mỳ tôm, nước lọc, bim bim, hoa quả…

Cảnh tượng đồ đạc xếp la liệt, chiếm một khoảng không gian lớn trước cửa nhà và gương mặt “bảy phần bất lực, 3 phần cưng chiều” của chàng rể… khiến nhiều người thích thú.

Dân mạng để lại hơn 53.000 lượt “thả tim” cùng nhiều bình luận thú vị như: “Gia đình chuẩn bị cho ngày tận thế hay sao mà vật tư đầy đủ dữ vậy?”; “Nhà tôi cũng thế, đi chơi Sầm Sơn 3 ngày mà tưởng khuân cả cái chợ theo”; “Cả nhà quyết tâm không tiêu một nghìn nào ở điểm du lịch hả?”; “Nếu tôi nhìn không nhầm thì hình như họ đem theo cả điếu cày, ấm pha chè… Thật thú vị”…

anh 1.jpg
Một phần đồ đạc được gia đình anh Nam mang theo trong chuyến du lịch 

Trao đổi với PV VietNamNet, anh Đỗ Hoàng Nam (SN 1998, Hà Nội) xác nhận, video được quay trong chuyến du lịch của gia đình anh, điểm đến là thành phố Hạ Long (nay là phường Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Chuyến du lịch kéo dài 3 ngày 2 đêm.

“Tôi đi du lịch cùng nhà vợ, tổng cộng có 14 thành viên. Đoạn video do vợ tôi quay vào lúc sắp lên xe, tôi quá bất ngờ trước sự chuẩn bị của mọi người”, anh Nam chia sẻ.

Bố mẹ vợ anh Nam kinh doanh quán tạp hóa nên khá tiện cho việc đem theo các món đồ ăn vặt. Trước khi lên xe, các thành viên nhí thoải mái vào quán lựa bim bim, bánh kẹo… Anh nói đùa: “Nhà tôi gần như đem theo cả quán tạp hóa của bố mẹ”.

Gia đình anh còn chuẩn bị nhiều món đồ khác như: 5kg gạo, 5kg thịt, 2kg tôm, 30 chiếc bánh mỳ, 2 thùng mỳ tôm, 2 thùng nước lọc, hoa quả, sữa… Riêng bố vợ anh đem theo điếu cày và ấm pha trà.

anh 3.jpg
Các thành viên cùng nhau nấu nướng

Tại Hạ Long, gia đình anh Nam thuê một căn villa gồm 5 phòng ngủ để nghỉ dưỡng. Hầu hết các bữa ăn, họ đều tự vào bếp chuẩn bị. Trong những ngày nghỉ ngơi, vui chơi ở đây, anh mới thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng của gia đình là quá cần thiết. 

“Trước đó, vợ tôi xem dự báo thời tiết và biết Hạ Long có thể mưa to trong những ngày này. Thế nên, mọi người càng chuẩn bị kỹ càng hơn, đặc biệt là đồ ăn.

Thực tế mấy ngày đó không mưa nhưng việc mang theo nhiều đồ đạc vẫn rất tiện lợi. Khu nghỉ dưỡng cách khu dân cư khá xa, muốn mua đồ lặt vặt phải gọi taxi đưa đón. Nhờ có sự chuẩn bị kỹ càng mà chúng tôi có thể tận hưởng trọn vẹn chuyến đi”, anh Nam chia sẻ.

Trong 3 ngày 2 đêm, gia đình anh Nam vui chơi, ăn uống, hát hò tại khu nghỉ dưỡng. Thi thoảng, họ bắt taxi đến chợ mua mực, cua, ghẹ… về chế biến thêm món ăn. Tổng chi phí cho chuyến đi là 35 triệu đồng, chưa tính những món đồ ăn vặt đem theo từ nhà.

anh 2.jpg
Tại điểm du lịch, gia đình anh Nam ghép đoàn với gia đình cô ruột của vợ anh

Nhiều năm qua, đi du lịch cùng đại gia đình đã là hoạt động thường niên của vợ chồng anh Nam. Các năm trước, nhà anh từng đi du lịch Cát Bà, Sầm Sơn, Tam Đảo… 

Khác với đi du lịch riêng cùng vợ con, những chuyến đi này cho anh trải nghiệm đặc biệt. 

Anh thấy mình gần gũi hơn với bố mẹ và các anh chị em nhà vợ. Các hoạt động vui chơi tập thể cũng tăng sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.

“Ngay cả việc thấy mọi người đem theo lỉnh kỉnh đồ đạc, tôi cũng thấy mới mẻ. Bình thường, khi đi du lịch riêng, vợ chồng tôi chỉ mang theo một chiếc vali chứa quần áo, còn đi du lịch gia đình thì mang theo đủ thứ trên đời.

Qua những món đồ đó, tôi thấy được sự tần tảo, hết lòng chăm lo cho con cháu của mẹ vợ và thấy được sự đoàn kết, yêu thương nhau của các thành viên trong gia đình”, anh Nam nói.

Ảnh: NVCC

Đoạn video 13 giây ghi lại cảnh chuẩn bị đồ đạc cho chuyến du lịch biển 3 ngày 2 đêm của một gia đình ở Hà Nội thu hút 1,1 triệu lượt xem trên TikTok.

Đoạn video thu hút 1,1 triệu lượt xem trên TikTok. Nguồn: Quynh Lym

Theo đó, số lượng đồ đạc gia đình này mang theo trong chuyến du lịch khiến nhiều người ngỡ ngàng. Bên cạnh vali đựng quần áo, vật dụng cá nhân, họ đem theo nhiều món đồ khác như mỳ tôm, nước lọc, bim bim, hoa quả…

Cảnh tượng đồ đạc xếp la liệt, chiếm một khoảng không gian lớn trước cửa nhà và gương mặt “bảy phần bất lực, 3 phần cưng chiều” của chàng rể… khiến nhiều người thích thú.

Dân mạng để lại hơn 53.000 lượt “thả tim” cùng nhiều bình luận thú vị như: “Gia đình chuẩn bị cho ngày tận thế hay sao mà vật tư đầy đủ dữ vậy?”; “Nhà tôi cũng thế, đi chơi Sầm Sơn 3 ngày mà tưởng khuân cả cái chợ theo”; “Cả nhà quyết tâm không tiêu một nghìn nào ở điểm du lịch hả?”; “Nếu tôi nhìn không nhầm thì hình như họ đem theo cả điếu cày, ấm pha chè… Thật thú vị”…

anh 1.jpg
Một phần đồ đạc được gia đình anh Nam mang theo trong chuyến du lịch 

Trao đổi với PV VietNamNet, anh Đỗ Hoàng Nam (SN 1998, Hà Nội) xác nhận, video được quay trong chuyến du lịch của gia đình anh, điểm đến là thành phố Hạ Long (nay là phường Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Chuyến du lịch kéo dài 3 ngày 2 đêm.

“Tôi đi du lịch cùng nhà vợ, tổng cộng có 14 thành viên. Đoạn video do vợ tôi quay vào lúc sắp lên xe, tôi quá bất ngờ trước sự chuẩn bị của mọi người”, anh Nam chia sẻ.

Bố mẹ vợ anh Nam kinh doanh quán tạp hóa nên khá tiện cho việc đem theo các món đồ ăn vặt. Trước khi lên xe, các thành viên nhí thoải mái vào quán lựa bim bim, bánh kẹo… Anh nói đùa: “Nhà tôi gần như đem theo cả quán tạp hóa của bố mẹ”.

Gia đình anh còn chuẩn bị nhiều món đồ khác như: 5kg gạo, 5kg thịt, 2kg tôm, 30 chiếc bánh mỳ, 2 thùng mỳ tôm, 2 thùng nước lọc, hoa quả, sữa… Riêng bố vợ anh đem theo điếu cày và ấm pha trà.

anh 3.jpg
Các thành viên cùng nhau nấu nướng

Tại Hạ Long, gia đình anh Nam thuê một căn villa gồm 5 phòng ngủ để nghỉ dưỡng. Hầu hết các bữa ăn, họ đều tự vào bếp chuẩn bị. Trong những ngày nghỉ ngơi, vui chơi ở đây, anh mới thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng của gia đình là quá cần thiết. 

“Trước đó, vợ tôi xem dự báo thời tiết và biết Hạ Long có thể mưa to trong những ngày này. Thế nên, mọi người càng chuẩn bị kỹ càng hơn, đặc biệt là đồ ăn.

Thực tế mấy ngày đó không mưa nhưng việc mang theo nhiều đồ đạc vẫn rất tiện lợi. Khu nghỉ dưỡng cách khu dân cư khá xa, muốn mua đồ lặt vặt phải gọi taxi đưa đón. Nhờ có sự chuẩn bị kỹ càng mà chúng tôi có thể tận hưởng trọn vẹn chuyến đi”, anh Nam chia sẻ.

Trong 3 ngày 2 đêm, gia đình anh Nam vui chơi, ăn uống, hát hò tại khu nghỉ dưỡng. Thi thoảng, họ bắt taxi đến chợ mua mực, cua, ghẹ… về chế biến thêm món ăn. Tổng chi phí cho chuyến đi là 35 triệu đồng, chưa tính những món đồ ăn vặt đem theo từ nhà.

anh 2.jpg
Tại điểm du lịch, gia đình anh Nam ghép đoàn với gia đình cô ruột của vợ anh

Nhiều năm qua, đi du lịch cùng đại gia đình đã là hoạt động thường niên của vợ chồng anh Nam. Các năm trước, nhà anh từng đi du lịch Cát Bà, Sầm Sơn, Tam Đảo… 

Khác với đi du lịch riêng cùng vợ con, những chuyến đi này cho anh trải nghiệm đặc biệt. 

Anh thấy mình gần gũi hơn với bố mẹ và các anh chị em nhà vợ. Các hoạt động vui chơi tập thể cũng tăng sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.

“Ngay cả việc thấy mọi người đem theo lỉnh kỉnh đồ đạc, tôi cũng thấy mới mẻ. Bình thường, khi đi du lịch riêng, vợ chồng tôi chỉ mang theo một chiếc vali chứa quần áo, còn đi du lịch gia đình thì mang theo đủ thứ trên đời.

Qua những món đồ đó, tôi thấy được sự tần tảo, hết lòng chăm lo cho con cháu của mẹ vợ và thấy được sự đoàn kết, yêu thương nhau của các thành viên trong gia đình”, anh Nam nói.

Ảnh: NVCC

Nguồn: Vietnamnet

Bãi biển hoang sơ ít người biết ở miền Trung, nước trong xanh nhìn thấy đáy

Tuy chưa phổ biến và được nhiều người biết đến như các bãi biển khác trong khu vực nhưng bãi Chuối vẫn gây ấn tượng mạnh nhờ khung cảnh hoang sơ, bãi cát trắng mịn và nước biển trong xanh, nhìn thấy đáy.

Bãi Chuối (hay còn gọi bãi Chúi) là một bãi biển nhỏ nằm dưới chân đèo, ven cung đường 702 đoạn đi từ Vĩnh Hy đến Bình Tiên, nay thuộc địa phận xã Vĩnh Hải, tỉnh Khánh Hòa (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận cũ).

Bãi Chuối cách phường Phan Rang, tỉnh Khánh Hòa mới (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận cũ) khoảng 49km và vịnh Vĩnh Hy khoảng 7km 

Bãi Chuối hiện thuộc sự quản lý của Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa, nằm cách đảo Bình Hưng khoảng 4km.

Tuy chưa phổ biến và được nhiều người biết đến như các bãi biển khác trong khu vực nhưng bãi Chuối vẫn là điểm đến lý tưởng dành cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên, đẹp đẽ, hoang sơ.

bãi Chuối 2.jpg

Có dịp trải nghiệm ở bãi Chuối gần đây, gia đình anh Tuấn Dũng và chị Thu Thủy (ở Đà Lạt) không khỏi ấn tượng trước khung cảnh bãi biển đẹp như tranh vẽ. 

Dù ghé thăm nơi đây nhiều lần nhưng cảm giác thích thú, hài lòng của các thành viên về điểm đến này vẫn không thay đổi.

“Đây là bãi tự nhiên và chưa khai thác nên vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, nước biển xanh trong và bãi cát trải dài trắng mịn”, anh Dũng chia sẻ.

bãi biển đẹp ở Ninh Thuận 2.png

Anh Dũng cho biết, cung đường DT702 di chuyển tới bãi Chuối rất thuận tiện và đẹp.

Thậm chí, theo cảm nhận riêng, anh thấy đây là 1 trong những cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam và cũng là địa điểm ngắm bình minh lãng mạn, nên thơ.

Du khách có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô tới đây nhưng phương tiện phải để sát lề đường rồi leo bộ xuống 1 đoạn để tới bãi tắm.

“Đoạn này không khó leo, các bé nhà mình với sự hỗ trợ của bố mẹ cũng có thể leo được”, anh nói thêm.

bãi Chuối 4.jpg

Du khách đến bãi Chuối từ sáng sớm tới trưa đều có thể ngắm cảnh biển rất đẹp. 

Để có thể chiêm ngưỡng khung cảnh biển tuyệt đẹp, gia đình anh Dũng di chuyển từ Bình Tiên đến bãi Chuối vào khung giờ trưa (10-12h). Thời điểm này nắng lên cao nhưng biển xanh ngắt, nước trong, nhìn thấy đáy.

Tại đây, các thành viên thỏa thích tắm biển giải nhiệt và chụp loạt ảnh check-in đẹp như tranh mà không cần nhờ tới sự hỗ trợ của bất kỳ phần mềm hay ứng dụng chỉnh sửa ảnh nào.

“Nếu tới bãi Chuối vào sáng sớm thì thời tiết mát mẻ hơn. Du khách không nên đến đây lúc chiều tà vì quay về hơi xa, đường đi tối và vắng.

Nếu muốn ngắm hoàng hôn và chiều về di chuyển theo hướng tới vịnh Vĩnh Hy thì du khách cần chú ý an toàn. Vì cung đường này khá tối, đèn đường lúc bật lúc không”, anh Dũng chia sẻ kinh nghiệm.

bãi Chuối 9.jpg
Thời điểm lý tưởng để ghé thăm bãi Chuối là khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch. Lúc này, thời tiết nắng ráo, biển lặng, phù hợp cho các hoạt động dưới nước

Vị khách đến từ Đà Lạt cũng lưu ý, vì là bãi tắm chưa khai thác nên ở bãi Chuối chưa có dịch vụ du lịch hay bất kỳ hoạt động nào khác. Du khách tới đây nên mang theo vật dụng cá nhân cần thiết như đồ ăn, thức uống, quần áo thay và khăn tắm…

Du khách có thể cắm trại trên bãi Chuối hoặc tự mang theo vật dụng để lặn biển, ngắm san hô.

bãi Chuối 5.jpg
Biển ở đây khá vắng nên du khách ghé thăm tuyệt đối không chủ quan và luôn chú ý, đảm bảo an toàn

Ngoài ra, du khách tới đây cần chung tay giữ gìn vệ sinh và cảnh quan môi trường, tuyệt đối không xả rác bừa bãi và dọn dẹp sạch sẽ trước khi rời đi.

Nếu có dịp đến bãi Chuối, du khách có thể kết hợp trải nghiệm ẩm thực bản địa tại một số nhà hàng, quán ăn quanh khu vực, thưởng thức nhiều món ngon như bún sứa, bánh căn, gỏi cá mai…

Ảnh: Em bé Tây Nguyên

Nguồn: Vietnamnet

TIN MỚI NHẤT