Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch: Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm du lịch, các vấn đề thường gặp khi đi du lịch, chia sẻ tư vấn kinh nghiệm du lịch của những người đã từng đi du lịch chia sẻ và để lại kinh nghiệm du lịch cho những du khách cần những kinh nghiệm du lịch cần thiết.

Kho bom lớn nhất Đông Dương gần 80 năm trước, nay là điểm xanh mát giữa TPHCM

Lưu dấu kho bom đạn lớn nhất Đông Dương một thời, công viên nhỏ rợp bóng cây, thơm ngát hương hoa sứ khiến khách tham quan bất ngờ, thích thú.

Dấu tích kho bom đạn lớn nhất Đông Dương

Nằm trên đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận Tân Bình, TPHCM) công viên Tân Phước có diện tích khiêm tốn nhưng rợp bóng cây. Giữa công viên là tượng đài chiến sỹ đặc công oai nghiêm, cao vút.

Công viên được xây dựng trên khu đất vốn là dấu tích của một công trình quân sự đặc biệt. Đó là kho bom Phú Thọ Hòa. Một thời, kho bom đạn này được nhận định là lớn nhất Đông Dương. 

W-cong-vien-10.JPG.jpg
Một góc công viên Tân Phước. Ảnh: Hà Nguyễn

Theo thông tin từ Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Tân Bình, từ năm 1946, thực dân Pháp chiếm khoảng hơn 3km2 đất trong rừng cao su tại làng Phú Thọ Hòa để lập kho vũ khí.

Đây là kho dự trữ chiến lược cho toàn Nam Bộ được Pháp xây dựng kiên cố với chiều dài 2km, chiều ngang 1km. Khu vực này được chia làm 3 khu chính gồm: Khu chứa bom, khu chứa đạn và khu chứa xăng dầu.

W-cong-vien-8.JPG.jpg
Công viên trồng nhiều gốc hoa sứ cho hoa thơm ngát quanh năm. Ảnh: Hà Nguyễn

Để bảo vệ kho bom, Pháp cho dựng 6 lớp rào kẽm gai, xen kẽ là hào nước, bãi mìn. Vòng bảo vệ trong cùng, Pháp dựng nhiều lô cốt, tháp canh.

Bảo vệ kho bom là một tiểu đoàn được trang bị xe thiết giáp, chó nghiệp vụ tuần tra nghiêm ngặt ngày đêm. Lúc cao điểm, nơi đây cất trữ lượng vũ khí tương đương 15.000 tấn thuốc nổ gồm bom, đạn pháo và kho xăng.

W-cong-vien-6.JPG.jpg
Nơi đây từng là kho bom đạn lớn nhất Đông Dương. Ảnh: Hà Nguyễn

Kho bom đạn khổng lồ này đã 2 lần bị quân và dân ta tấn công. Trận tấn công lần đầu diễn ra vào ngày 31/8/1952. Trận thứ 2 diễn ra vào ngày 1/6/1954.

Trận đánh lần thứ 2 này được lực lượng đặc công khu Sài Gòn – Chợ Lớn thực hiện dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Linh, Chính ủy khu Sài Gòn – Chợ Lớn và cấp phó của mình là ông Đào Tấn Xuân.

Thông tin từ Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Tân Bình có đoạn: “Sau một thời gian chuẩn bị về lực lượng, huấn luyện, trinh sát, chế tạo vũ khí… đêm mùng 1 rạng mùng 2 tháng 6 năm 1954, 10 cán bộ chiến sĩ đặc công do đồng chí Nguyễn Văn Cự chỉ huy từ hướng Trung Quận theo đường kênh Rau Răm đã đột nhập, gài bộc phá vào các kho bom đạn và xăng dầu của địch rồi rút về căn cứ an toàn.

Bộc phá (bộc lôi) hẹn giờ đã nổ, phá hủy trên vạn tấn bom đạn, hơn 10 triệu lít xăng dầu cùng các phương tiện chiến tranh khác, tiểu đoàn Âu Phi của Pháp bảo vệ kho bom đạn bị xóa sổ, các đơn vị tới ứng cứu bị thương vong nặng.

Trận đánh kho bom đạn tại Phú Thọ Hòa là trận đánh thắng lợi nhất ở Nam Bộ năm 1954, là cú đánh bồi, đánh nhồi sau trận Điện Biên Phủ, trận đánh gây nên tiếng vang lớn ở trong nước và quốc tế”.

W-cong-vien-7.JPG.jpg
Tượng đài được xây dựng trên nóc hầm kho bom đạn trước đây. Ảnh: Hà Nguyễn

Công viên rợp bóng cây xanh

Năm 2005, địa điểm và trận đánh của đặc công khu Sài Gòn – Chợ Lớn vào kho bom đạn Phú Thọ Hòa được UBND TPHCM xếp hạng là Di tích lịch sử theo quyết định số 22/2005Q-UB.

Hiện nay, một phần còn lại của di tích kho bom đạn xưa trở thành công viên Tân Phước rợp bóng cây xanh.

Công viên được thiết kế với không gian rộng rãi, thoáng mát, trồng nhiều hoa cảnh. Các lối đi tại đây được lát gạch sạch sẽ, thẳng tắp.

Phía trên nóc hầm di tích là tượng đài chiến sĩ đặc công. Bên trái tượng đài có bức phù điêu hình Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Văn Hai, bên phải là bia ghi nhận chiến thắng trận đánh kho bom đạn Phú Thọ Hòa. 

Phù điêu hình Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Văn Hai (ảnh trái) và bia ghi nhận chiến thắng trận đánh kho bom đạn Phú Thọ Hòa. Ảnh: Hà Nguyễn

Xung quanh tượng đài có trồng những cây sứ trắng cho hoa thơm ngát quanh năm. Công viên còn có nhà trưng bày các hình ảnh nhân chứng, tài liệu, hiện vật, sa bàn liên quan đến trận đánh.

W-cong-vien-5.JPG.jpg
Một góc sa bàn liên quan đến trận đánh kho bom đạn đặt trong nhà trưng bày. Ảnh: Hà Nguyễn

Mỗi ngày, công viên thu hút nhiều người dân sinh sống gần đó đến hóng mát, tập thể dục, tham quan, tìm hiểu lịch sử.

Một người phụ nữ đến công viên thả bộ cho biết: “Trước đây, nơi đây là ngọn đồi đất trống. Sau này, thành phố cải tạo, xây dựng thành công viên.

W-cong-vien-4.JPG.jpg
Công viên thu hút người dân đến thư giãn, tập thể dục mỗi ngày. Ảnh: Hà Nguyễn

Khi biết nơi đây từng là kho bom đạn từ thời chống Pháp, tôi rất bất ngờ. Dù vậy, đây cũng là một nét riêng biệt, độc đáo của công viên so với những nơi khác.

Công viên có diện tích nhỏ nhưng có nhiều cây xanh, sạch sẽ. Nơi đây thường đông đúc vào buổi sáng và chiều tối bởi thời điểm này có nhiều người đến tập thể dục, trẻ con đến vui chơi”.

Dấu tích kho bom đạn lớn nhất Đông Dương

Nằm trên đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận Tân Bình, TPHCM) công viên Tân Phước có diện tích khiêm tốn nhưng rợp bóng cây. Giữa công viên là tượng đài chiến sỹ đặc công oai nghiêm, cao vút.

Công viên được xây dựng trên khu đất vốn là dấu tích của một công trình quân sự đặc biệt. Đó là kho bom Phú Thọ Hòa. Một thời, kho bom đạn này được nhận định là lớn nhất Đông Dương. 

W-cong-vien-10.JPG.jpg
Một góc công viên Tân Phước. Ảnh: Hà Nguyễn

Theo thông tin từ Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Tân Bình, từ năm 1946, thực dân Pháp chiếm khoảng hơn 3km2 đất trong rừng cao su tại làng Phú Thọ Hòa để lập kho vũ khí.

Đây là kho dự trữ chiến lược cho toàn Nam Bộ được Pháp xây dựng kiên cố với chiều dài 2km, chiều ngang 1km. Khu vực này được chia làm 3 khu chính gồm: Khu chứa bom, khu chứa đạn và khu chứa xăng dầu.

W-cong-vien-8.JPG.jpg
Công viên trồng nhiều gốc hoa sứ cho hoa thơm ngát quanh năm. Ảnh: Hà Nguyễn

Để bảo vệ kho bom, Pháp cho dựng 6 lớp rào kẽm gai, xen kẽ là hào nước, bãi mìn. Vòng bảo vệ trong cùng, Pháp dựng nhiều lô cốt, tháp canh.

Bảo vệ kho bom là một tiểu đoàn được trang bị xe thiết giáp, chó nghiệp vụ tuần tra nghiêm ngặt ngày đêm. Lúc cao điểm, nơi đây cất trữ lượng vũ khí tương đương 15.000 tấn thuốc nổ gồm bom, đạn pháo và kho xăng.

W-cong-vien-6.JPG.jpg
Nơi đây từng là kho bom đạn lớn nhất Đông Dương. Ảnh: Hà Nguyễn

Kho bom đạn khổng lồ này đã 2 lần bị quân và dân ta tấn công. Trận tấn công lần đầu diễn ra vào ngày 31/8/1952. Trận thứ 2 diễn ra vào ngày 1/6/1954.

Trận đánh lần thứ 2 này được lực lượng đặc công khu Sài Gòn – Chợ Lớn thực hiện dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Linh, Chính ủy khu Sài Gòn – Chợ Lớn và cấp phó của mình là ông Đào Tấn Xuân.

Thông tin từ Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Tân Bình có đoạn: “Sau một thời gian chuẩn bị về lực lượng, huấn luyện, trinh sát, chế tạo vũ khí… đêm mùng 1 rạng mùng 2 tháng 6 năm 1954, 10 cán bộ chiến sĩ đặc công do đồng chí Nguyễn Văn Cự chỉ huy từ hướng Trung Quận theo đường kênh Rau Răm đã đột nhập, gài bộc phá vào các kho bom đạn và xăng dầu của địch rồi rút về căn cứ an toàn.

Bộc phá (bộc lôi) hẹn giờ đã nổ, phá hủy trên vạn tấn bom đạn, hơn 10 triệu lít xăng dầu cùng các phương tiện chiến tranh khác, tiểu đoàn Âu Phi của Pháp bảo vệ kho bom đạn bị xóa sổ, các đơn vị tới ứng cứu bị thương vong nặng.

Trận đánh kho bom đạn tại Phú Thọ Hòa là trận đánh thắng lợi nhất ở Nam Bộ năm 1954, là cú đánh bồi, đánh nhồi sau trận Điện Biên Phủ, trận đánh gây nên tiếng vang lớn ở trong nước và quốc tế”.

W-cong-vien-7.JPG.jpg
Tượng đài được xây dựng trên nóc hầm kho bom đạn trước đây. Ảnh: Hà Nguyễn

Công viên rợp bóng cây xanh

Năm 2005, địa điểm và trận đánh của đặc công khu Sài Gòn – Chợ Lớn vào kho bom đạn Phú Thọ Hòa được UBND TPHCM xếp hạng là Di tích lịch sử theo quyết định số 22/2005Q-UB.

Hiện nay, một phần còn lại của di tích kho bom đạn xưa trở thành công viên Tân Phước rợp bóng cây xanh.

Công viên được thiết kế với không gian rộng rãi, thoáng mát, trồng nhiều hoa cảnh. Các lối đi tại đây được lát gạch sạch sẽ, thẳng tắp.

Phía trên nóc hầm di tích là tượng đài chiến sĩ đặc công. Bên trái tượng đài có bức phù điêu hình Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Văn Hai, bên phải là bia ghi nhận chiến thắng trận đánh kho bom đạn Phú Thọ Hòa. 

Phù điêu hình Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Văn Hai (ảnh trái) và bia ghi nhận chiến thắng trận đánh kho bom đạn Phú Thọ Hòa. Ảnh: Hà Nguyễn

Xung quanh tượng đài có trồng những cây sứ trắng cho hoa thơm ngát quanh năm. Công viên còn có nhà trưng bày các hình ảnh nhân chứng, tài liệu, hiện vật, sa bàn liên quan đến trận đánh.

W-cong-vien-5.JPG.jpg
Một góc sa bàn liên quan đến trận đánh kho bom đạn đặt trong nhà trưng bày. Ảnh: Hà Nguyễn

Mỗi ngày, công viên thu hút nhiều người dân sinh sống gần đó đến hóng mát, tập thể dục, tham quan, tìm hiểu lịch sử.

Một người phụ nữ đến công viên thả bộ cho biết: “Trước đây, nơi đây là ngọn đồi đất trống. Sau này, thành phố cải tạo, xây dựng thành công viên.

W-cong-vien-4.JPG.jpg
Công viên thu hút người dân đến thư giãn, tập thể dục mỗi ngày. Ảnh: Hà Nguyễn

Khi biết nơi đây từng là kho bom đạn từ thời chống Pháp, tôi rất bất ngờ. Dù vậy, đây cũng là một nét riêng biệt, độc đáo của công viên so với những nơi khác.

Công viên có diện tích nhỏ nhưng có nhiều cây xanh, sạch sẽ. Nơi đây thường đông đúc vào buổi sáng và chiều tối bởi thời điểm này có nhiều người đến tập thể dục, trẻ con đến vui chơi”.

Nguồn: Vietnamnet

Sức hấp dẫn của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Với những tín hiệu khởi sắc cùng chiến lược phát triển đồng bộ, bài bản, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đang từng bước khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn bậc nhất khu vực.

Định hình thương hiệu “Du lịch biển Bà Rịa – Vũng Tàu”

Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa-Vũng Tàu thuận tiện kết nối với các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy. Đây là địa phương có bờ biển dài với các bãi cát thoai thoải và sạch đẹp, nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch.

Vung Tau anh 1   b10.jpg
Bãi Sau (Vũng Tàu) rợp sắc diều trong dịp lễ 30/4 vừa qua. Ảnh: Kim Vinh

Ngoài những di tích lịch sử, văn hóa và lễ hội đặc sắc, Bà Rịa – Vũng Tàu còn được thiên nhiên ưu đãi với khoảng 306km bờ biển, trong đó khoảng 156 km có thể dùng làm bãi tắm. Bà Rịa-Vũng Tàu còn có hệ thống núi Dinh, núi Minh Đạm có thể khai thác du lịch; có Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu với hệ động – thực vật phong phú và suối khoáng nóng tự nhiên. Bên cạnh đó, cùng với hệ thống 16 đảo lớn, nhỏ hoang sơ và cảnh quan xinh đẹp, huyện đảo Côn Đảo còn khá nổi tiếng khi được biết đến vừa là một di tích lịch sử cách mạng, vừa là khu bảo tồn thiên nhiên rừng-biển, một trong những khu Ramsar được thế giới công nhận. 

Chính vì thế, nơi đây hội tụ đầy đủ tiềm năng để phát triển thành khu du lịch quốc gia chất lượng cao, nhưng vẫn giữ vẻ hoang sơ đặc trưng. 

Năm 2025, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng đón gần 44 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú đạt 9 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 31 ngàn tỷ.

Đến năm 2030, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến đón gần 65 triệu lượt khách, trong đó khoảng 17 triệu lượt khách lưu trú. Tổng doanh thu từ du lịch đạt gần 102.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 – 2030 được đặt ở mức 13 – 14%/năm đối với khách quốc tế và 12 – 14%/năm đối với khách nội địa có lưu trú. Cơ sở lưu trú sẽ tăng lên 58.000 phòng, trong đó có nhiều khách sạn 4-5 sao và tổ hợp giải trí đẳng cấp quốc tế như sân golf, casino, bến du thuyền.

Đặc biệt, tỉnh sẽ tập trung phát triển các loại hình du lịch mang tính đặc trưng, bao gồm du lịch nghỉ dưỡng biển – đảo, du lịch MICE, du lịch sinh thái, văn hóa và di tích lịch sử. 

Vung Tau A02   b10.jpg
Tuyến đường ven biển Vũng Tàu-Bình Thuận ĐT994 đi qua khu vực Hồ Tràm, huyện Xuyện Mộc. Ảnh: Trà Ngân

Trong tầm nhìn xa, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ được đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng tổng doanh thu du lịch, thời gian lưu trú, mức chi tiêu bình quân của du khách lên gấp đôi so với năm 2030. Bên cạnh đó, tỉnh hướng đến phát triển hệ sinh thái du lịch bền vững, hiện đại, ứng dụng công nghệ số, gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và môi trường. Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ không chỉ là một điểm đến du lịch, mà còn là trung tâm trải nghiệm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Nhằm hiện thực hóa chiến lược này, tỉnh tập trung xây dựng hệ thống giá trị văn hóa du lịch, bảo tồn và phát huy các di sản, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế – xã hội. Việc chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch cũng được đẩy mạnh để tối ưu hóa trải nghiệm du khách. Ngoài ra, tỉnh chú trọng phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao tại các cụm du lịch trọng điểm, đặc biệt là tại các khu du lịch quốc gia và đô thị du lịch Vũng Tàu. Những khu dịch vụ vui chơi, giải trí quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế sẽ được xây dựng nhằm thu hút khách du lịch. 

Khai thác tối đa tiềm năng từ du lịch tàu biển

Bà Rịa – Vũng Tàu có lợi thế là cụm cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải phù hợp cho các tàu lớn cập sát chân cảng. Hệ thống đường bộ kết nối từ cảng đến quốc lộ và các điểm tham quan nội tỉnh giúp du khách di chuyển thuận tiện, nhanh chóng. 

Nhờ đó, mấy năm gần đây, cảng liên tục đón các siêu tàu du lịch biển quốc tế mang theo hàng nghìn lượt khách từ nhiều quốc gia châu Âu, Mỹ, châu Á… 

Chuyến tàu đầu tiên của năm – Norwegian Spirit cập cảng từ Brunei, đưa khoảng 2.000 du khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu trước khi tiếp tục hành trình đến Nha Trang. 

Vung Tau A03.jpg
Tàu biển quốc tế Spectrum of the Seas chở hơn 4.000 du khách đa quốc tịch đã cập cảng Tân Cảng-Cái Mép, thị xã Phú Mỹ

Ngày 30/4/2025, tàu Mein Schiff 6 sẽ là chuyến tàu thứ 31 trong năm, đưa thêm 2.000 du khách từ cảng Chân Mây đến tỉnh, trước khi rời đi đến điểm đến tiếp theo. Mỗi chuyến tàu cập cảng mang theo từ 1.800 – 4.000 du khách, mở ra cơ hội lớn cho ngành du lịch địa phương. 

Con số này dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2025, góp phần thúc đẩy tiêu dùng, phát triển các ngành dịch vụ, thương mại và du lịch địa phương.

Nhằm khai thác tối đa tiềm năng từ du lịch tàu biển, ngành du lịch tiếp tục duy trì kết nối chặt chẽ với các hãng tàu, đơn vị lữ hành và cảng biển, đảm bảo quy trình đón tiếp an toàn, chuyên nghiệp. Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh quảng bá 48 di tích, danh thắng được xếp hạng cùng các làng nghề truyền thống đặc trưng thông qua nhiều tour chuyên biệt như: Tour ven biển Vũng Tàu, tour nội thành Vũng Tàu, tour liên tuyến Phú Mỹ – Bà Rịa – Long Điền, tour liên tuyến Bà Rịa – Đất Đỏ, tour mua sắm tại Bà Rịa, tour trải nghiệm đồng quê, nông thôn.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) mới đây đưa ra phân tích, du lịch tàu biển có giá trị doanh thu cao hơn khoảng 40% so với du lịch đường hàng không hay đường bộ. Đây cũng là lý do khiến du lịch tàu biển được tỉnh quan tâm và khai thác triệt để.

Phú Mỹ

Định hình thương hiệu “Du lịch biển Bà Rịa – Vũng Tàu”

Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa-Vũng Tàu thuận tiện kết nối với các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy. Đây là địa phương có bờ biển dài với các bãi cát thoai thoải và sạch đẹp, nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch.

Vung Tau anh 1   b10.jpg
Bãi Sau (Vũng Tàu) rợp sắc diều trong dịp lễ 30/4 vừa qua. Ảnh: Kim Vinh

Ngoài những di tích lịch sử, văn hóa và lễ hội đặc sắc, Bà Rịa – Vũng Tàu còn được thiên nhiên ưu đãi với khoảng 306km bờ biển, trong đó khoảng 156 km có thể dùng làm bãi tắm. Bà Rịa-Vũng Tàu còn có hệ thống núi Dinh, núi Minh Đạm có thể khai thác du lịch; có Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu với hệ động – thực vật phong phú và suối khoáng nóng tự nhiên. Bên cạnh đó, cùng với hệ thống 16 đảo lớn, nhỏ hoang sơ và cảnh quan xinh đẹp, huyện đảo Côn Đảo còn khá nổi tiếng khi được biết đến vừa là một di tích lịch sử cách mạng, vừa là khu bảo tồn thiên nhiên rừng-biển, một trong những khu Ramsar được thế giới công nhận. 

Chính vì thế, nơi đây hội tụ đầy đủ tiềm năng để phát triển thành khu du lịch quốc gia chất lượng cao, nhưng vẫn giữ vẻ hoang sơ đặc trưng. 

Năm 2025, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng đón gần 44 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú đạt 9 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 31 ngàn tỷ.

Đến năm 2030, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến đón gần 65 triệu lượt khách, trong đó khoảng 17 triệu lượt khách lưu trú. Tổng doanh thu từ du lịch đạt gần 102.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 – 2030 được đặt ở mức 13 – 14%/năm đối với khách quốc tế và 12 – 14%/năm đối với khách nội địa có lưu trú. Cơ sở lưu trú sẽ tăng lên 58.000 phòng, trong đó có nhiều khách sạn 4-5 sao và tổ hợp giải trí đẳng cấp quốc tế như sân golf, casino, bến du thuyền.

Đặc biệt, tỉnh sẽ tập trung phát triển các loại hình du lịch mang tính đặc trưng, bao gồm du lịch nghỉ dưỡng biển – đảo, du lịch MICE, du lịch sinh thái, văn hóa và di tích lịch sử. 

Vung Tau A02   b10.jpg
Tuyến đường ven biển Vũng Tàu-Bình Thuận ĐT994 đi qua khu vực Hồ Tràm, huyện Xuyện Mộc. Ảnh: Trà Ngân

Trong tầm nhìn xa, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ được đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng tổng doanh thu du lịch, thời gian lưu trú, mức chi tiêu bình quân của du khách lên gấp đôi so với năm 2030. Bên cạnh đó, tỉnh hướng đến phát triển hệ sinh thái du lịch bền vững, hiện đại, ứng dụng công nghệ số, gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và môi trường. Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ không chỉ là một điểm đến du lịch, mà còn là trung tâm trải nghiệm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Nhằm hiện thực hóa chiến lược này, tỉnh tập trung xây dựng hệ thống giá trị văn hóa du lịch, bảo tồn và phát huy các di sản, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế – xã hội. Việc chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch cũng được đẩy mạnh để tối ưu hóa trải nghiệm du khách. Ngoài ra, tỉnh chú trọng phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao tại các cụm du lịch trọng điểm, đặc biệt là tại các khu du lịch quốc gia và đô thị du lịch Vũng Tàu. Những khu dịch vụ vui chơi, giải trí quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế sẽ được xây dựng nhằm thu hút khách du lịch. 

Khai thác tối đa tiềm năng từ du lịch tàu biển

Bà Rịa – Vũng Tàu có lợi thế là cụm cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải phù hợp cho các tàu lớn cập sát chân cảng. Hệ thống đường bộ kết nối từ cảng đến quốc lộ và các điểm tham quan nội tỉnh giúp du khách di chuyển thuận tiện, nhanh chóng. 

Nhờ đó, mấy năm gần đây, cảng liên tục đón các siêu tàu du lịch biển quốc tế mang theo hàng nghìn lượt khách từ nhiều quốc gia châu Âu, Mỹ, châu Á… 

Chuyến tàu đầu tiên của năm – Norwegian Spirit cập cảng từ Brunei, đưa khoảng 2.000 du khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu trước khi tiếp tục hành trình đến Nha Trang. 

Vung Tau A03.jpg
Tàu biển quốc tế Spectrum of the Seas chở hơn 4.000 du khách đa quốc tịch đã cập cảng Tân Cảng-Cái Mép, thị xã Phú Mỹ

Ngày 30/4/2025, tàu Mein Schiff 6 sẽ là chuyến tàu thứ 31 trong năm, đưa thêm 2.000 du khách từ cảng Chân Mây đến tỉnh, trước khi rời đi đến điểm đến tiếp theo. Mỗi chuyến tàu cập cảng mang theo từ 1.800 – 4.000 du khách, mở ra cơ hội lớn cho ngành du lịch địa phương. 

Con số này dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2025, góp phần thúc đẩy tiêu dùng, phát triển các ngành dịch vụ, thương mại và du lịch địa phương.

Nhằm khai thác tối đa tiềm năng từ du lịch tàu biển, ngành du lịch tiếp tục duy trì kết nối chặt chẽ với các hãng tàu, đơn vị lữ hành và cảng biển, đảm bảo quy trình đón tiếp an toàn, chuyên nghiệp. Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh quảng bá 48 di tích, danh thắng được xếp hạng cùng các làng nghề truyền thống đặc trưng thông qua nhiều tour chuyên biệt như: Tour ven biển Vũng Tàu, tour nội thành Vũng Tàu, tour liên tuyến Phú Mỹ – Bà Rịa – Long Điền, tour liên tuyến Bà Rịa – Đất Đỏ, tour mua sắm tại Bà Rịa, tour trải nghiệm đồng quê, nông thôn.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) mới đây đưa ra phân tích, du lịch tàu biển có giá trị doanh thu cao hơn khoảng 40% so với du lịch đường hàng không hay đường bộ. Đây cũng là lý do khiến du lịch tàu biển được tỉnh quan tâm và khai thác triệt để.

Phú Mỹ

Nguồn: Vietnamnet

Du khách ngồi bè tre mê mẩn ngắm ‘Sa Pa thu nhỏ’ ở Thanh Hóa

Pù Luông (Thanh Hóa) là điểm du lịch cộng đồng mang đến nhiều trải nghiệm thú vị, trong đó dịch vụ ngồi bè tre khám phá suối Chàm được nhiều người yêu thích.

XEM CLIP:

Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên nằm giữa 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, với diện tích hơn 17,6 nghìn ha. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với những cánh rừng nguyên sinh, ruộng bậc thang trải dài, bản làng mộc mạc.

Không khí ở đây trong lành, dịu mát quanh năm. Pù Luông được ví như “Sa Pa thu nhỏ” của miền Tây Thanh Hóa, trở thành điểm dừng chân của những du khách yêu thích du lịch sinh thái và đam mê trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc.

W-a1Trải nghiệm du lịch bằng bè tre.jpg
Bè tre chờ khách du lịch khám phá dòng suối Chàm. Ảnh: Lê Dương

Nằm ẩn mình giữa vùng núi non trùng điệp của Pù Luông, suối Chàm nằm ở bản Chiềng Lau, xã Ban Công (huyện Bá Thước) đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn.

W-a2Trải nghiệm du lịch bằng bè tre.jpg
Mỗi tour kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ. Ảnh: Lê Dương

Nổi bật trên dòng suối Chàm là hình ảnh những chiếc bè tre giản dị, nhẹ nhàng trôi, mang đến cho du khách khoảnh khắc thư giãn tuyệt vời.

Đi bè tre trên suối Chàm không chỉ là hoạt động vui chơi giải trí đơn thuần mà còn mang lại nhiều trải nghiệm độc đáo trong hành trình chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp của rừng núi Pù Luông.

W-a3Trải nghiệm du lịch bằng bè tre.jpg
Anh Hà Văn Thưởng chia sẻ về công việc chở bè. Ảnh: Lê Dương

Anh Hà Văn Thưởng (chủ đội bè) phục vụ khách du lịch chia sẻ, ngày trước, bè chủ yếu được người dân dùng để chở tre, luồng, sản vật rừng và đánh cá suối. Giờ đây, những chiếc bè này được dùng để phục vụ du khách.

W-a4Trải nghiệm du lịch bằng bè tre.jpg
Nước suối xanh biếc giữa núi rừng xứ Thanh. Ảnh: Lê Dương

Cũng theo anh Thưởng, một tour trải nghiệm trên bè kéo dài khoảng 45 phút đến một giờ đồng hồ. Du khách được đưa đi qua các khúc suối quanh co, dưới những tán rừng mát rượi, tách biệt hoàn toàn khỏi nhịp sống đô thị.

W-a5Trải nghiệm du lịch bằng bè tre.jpg
Du khách được thưởng thức nhiều món ăn của đồng bào dân tộc. Ảnh: Lê Dương

Trên hành trình, du khách được ngắm nhìn các bản làng nằm ở hai bên dòng suối, ghé thăm nhà sàn truyền thống của người Thái, thưởng thức những món ăn, đồ uống đặc sắc như cơm lam, gà nướng, cá suối, rượu cần… 

W-a6Trải nghiệm du lịch bằng bè tre.jpg
Dòng suối nằm giữa núi rừng xanh biếc. Ảnh: Lê Dương

“Pù Luông 4 mùa đều đẹp, nhưng thời điểm lý tưởng nhất để trải nghiệm bè tre trên suối Chàm thường là từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm. Đây là mùa lúa chín vàng trên ruộng bậc thang, núi rừng rực rỡ hơn bao giờ hết”, anh Thưởng chia sẻ. 

XEM CLIP:

Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên nằm giữa 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, với diện tích hơn 17,6 nghìn ha. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với những cánh rừng nguyên sinh, ruộng bậc thang trải dài, bản làng mộc mạc.

Không khí ở đây trong lành, dịu mát quanh năm. Pù Luông được ví như “Sa Pa thu nhỏ” của miền Tây Thanh Hóa, trở thành điểm dừng chân của những du khách yêu thích du lịch sinh thái và đam mê trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc.

W-a1Trải nghiệm du lịch bằng bè tre.jpg
Bè tre chờ khách du lịch khám phá dòng suối Chàm. Ảnh: Lê Dương

Nằm ẩn mình giữa vùng núi non trùng điệp của Pù Luông, suối Chàm nằm ở bản Chiềng Lau, xã Ban Công (huyện Bá Thước) đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn.

W-a2Trải nghiệm du lịch bằng bè tre.jpg
Mỗi tour kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ. Ảnh: Lê Dương

Nổi bật trên dòng suối Chàm là hình ảnh những chiếc bè tre giản dị, nhẹ nhàng trôi, mang đến cho du khách khoảnh khắc thư giãn tuyệt vời.

Đi bè tre trên suối Chàm không chỉ là hoạt động vui chơi giải trí đơn thuần mà còn mang lại nhiều trải nghiệm độc đáo trong hành trình chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp của rừng núi Pù Luông.

W-a3Trải nghiệm du lịch bằng bè tre.jpg
Anh Hà Văn Thưởng chia sẻ về công việc chở bè. Ảnh: Lê Dương

Anh Hà Văn Thưởng (chủ đội bè) phục vụ khách du lịch chia sẻ, ngày trước, bè chủ yếu được người dân dùng để chở tre, luồng, sản vật rừng và đánh cá suối. Giờ đây, những chiếc bè này được dùng để phục vụ du khách.

W-a4Trải nghiệm du lịch bằng bè tre.jpg
Nước suối xanh biếc giữa núi rừng xứ Thanh. Ảnh: Lê Dương

Cũng theo anh Thưởng, một tour trải nghiệm trên bè kéo dài khoảng 45 phút đến một giờ đồng hồ. Du khách được đưa đi qua các khúc suối quanh co, dưới những tán rừng mát rượi, tách biệt hoàn toàn khỏi nhịp sống đô thị.

W-a5Trải nghiệm du lịch bằng bè tre.jpg
Du khách được thưởng thức nhiều món ăn của đồng bào dân tộc. Ảnh: Lê Dương

Trên hành trình, du khách được ngắm nhìn các bản làng nằm ở hai bên dòng suối, ghé thăm nhà sàn truyền thống của người Thái, thưởng thức những món ăn, đồ uống đặc sắc như cơm lam, gà nướng, cá suối, rượu cần… 

W-a6Trải nghiệm du lịch bằng bè tre.jpg
Dòng suối nằm giữa núi rừng xanh biếc. Ảnh: Lê Dương

“Pù Luông 4 mùa đều đẹp, nhưng thời điểm lý tưởng nhất để trải nghiệm bè tre trên suối Chàm thường là từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm. Đây là mùa lúa chín vàng trên ruộng bậc thang, núi rừng rực rỡ hơn bao giờ hết”, anh Thưởng chia sẻ. 

Nguồn: Vietnamnet

Du lịch Tây Ninh tìm hướng phát triển đột phá, trở thành điểm đến đẳng cấp

Tây Ninh đang là một điểm đến dẫn đầu khu vực Đông Nam bộ về phát triển du lịch nhờ ngay từ sớm đã xác định đường hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm, ứng dụng chuyển đổi số, tăng trưởng xanh…

Xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và đến năm 2030 phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 10/6/2022, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2025, Khu du lịch núi Bà Đen đạt tiêu chuẩn khu du lịch cấp quốc gia, trở thành khu du lịch đẳng cấp của khu vực và quốc gia, là tâm điểm dẫn dắt, kết nối lan tỏa du lịch địa phương và khu vực Đông Nam bộ; doanh thu du lịch giai đoạn 2021-2025 đạt 9.000 tỷ đồng; khách tham quan du lịch giai đoạn 2021-2025 đạt 18 triệu lượt…

Định hướng đến năm 2030, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 10% GRDP, thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác;…

Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch, UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện tăng tốc phát triển du lịch, tạo động lực lan toả phát triển các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp tích cực, hiệu quả vào mục tiêu phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 10%, góp phần tăng tốc, bứt phá, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng hai con số ở các giai đoạn tiếp theo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH năm 2025 của địa phương.

01 hình du lich tay Ninh.jpg
Ảnh: Nguyễn Huế

Tỉnh xác nhiệm vụ và giải pháp chính là đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch, chủ động triển khai chương trình kích cầu phát triển du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo; chủ động đổi mới cách thức, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước; ứng dụng Bộ nhận diện thương hiệu hình ảnh tỉnh Tây Ninh trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh.

Tận dụng và thực hiện truyền thông hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá thị trường trong nước; nâng cao hiệu quả liên kết xây dựng và triển khai các chương trình kích cầu du lịch gắn với các gói sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp cụ thể, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa.

Tăng cường ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh, sạch trong kinh doanh du lịch; xây dựng thương hiệu và quản lý tài nguyên du lịch; ứng dụng công nghệ số số để kết nối nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch.

Tuyên truyền, hướng dẫn khách du lịch sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trên các thiết bị thông minh; khuyến khích khách du lịch sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trên các thiết bị thông minh; thực hiện đầu tư xanh và bền vững, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh để thúc đẩy xu hướng tiêu dùng du lịch xanh.

Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận các điểm đến du lịch: tăng cường đẩy mạnh thu hút đầu tư nâng cấp các công trình, phương tiện giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong việc tiếp cận các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; tăng cường quản lý điểm đến, bảo vệ môi trường du lịch; 

Bên cạnh đó, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững, du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch gắn với thế mạnh về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của địa phương, sản phẩm du lịch kết hợp tham quan mua sắm các sản phẩm OCOP với hoạt động tìm hiểu văn hoá bản địa.

Trở thành một trong những địa phương dẫn đầu Đông Nam bộ về phát triển du lịch

02  hình du lich tay Ninh.jpg
Ảnh: Nguyễn Huế

Tiếp tục duy trì vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu khu vực Đông Nam bộ về phát triển du lịch, vừa qua, ngành du lịch tỉnh đã tích cực đã thực hiện, phối hợp thực hiện nhiều hoạt động hiệu quả về thông tin, xúc tiến, quảng bá du lịch.

Tổ chức hội nghị trao đổi với Hiệp hội Du lịch tỉnh về giải pháp thu hút khách du lịch đến với Tây Ninh; tổ chức cho doanh nghiệp lữ hành Saigontourist khảo sát điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm xây dựng các tour du lịch phục vụ Tết Nguyên đán. 

Ra mắt sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hoá Khmer tại xã Trường Tây, thị xã Hoà Thành với mô hình “Tìm hiểu di sản văn hoá Khmer”. 

Tổ chức Cuộc thi sáng tạo video clip du lịch năm 2025 với chủ đề “Tây Ninh xanh trong trái tim tôi”; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 21 năm 2025; Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2025; Văn hoá ẩm thực, món ngon Saigontourist group năm 2025; thiết kế infographic tuyên truyền bộ nhận diện hình ảnh Tây Ninh…

Phối hợp tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm trong xây dựng, giữ gìn hình ảnh, chất lượng phục vụ khách du lịch; tiếp tục quảng bá hình ảnh du lịch, đặc sản ẩm thực Tây Ninh. Song song đó là quảng bá trên các phương tiện truyền thông, các nền tảng công nghệ số, các travel blogger.

Nhờ đó, tính đến hết tháng 5, ước lượng khách tham quan các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đạt 370.000 lượt, tăng 40% so cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch đạt 190 tỷ đồng, tăng 52% so cùng kỳ.

Luỹ kế trong 5 tháng đầu năm 2025 đã có 3,2 triệu lượt khách đến tham quan các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, tăng 4,1% so cùng kỳ, đạt 56,2% so kế hoạch. Tổng doanh thu du lịch đạt 2.380 tỷ đồng, tăng 48,8% so cùng kỳ, đạt khoảng 88% so kế hoạch.

Khánh Vĩnh

Xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và đến năm 2030 phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 10/6/2022, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2025, Khu du lịch núi Bà Đen đạt tiêu chuẩn khu du lịch cấp quốc gia, trở thành khu du lịch đẳng cấp của khu vực và quốc gia, là tâm điểm dẫn dắt, kết nối lan tỏa du lịch địa phương và khu vực Đông Nam bộ; doanh thu du lịch giai đoạn 2021-2025 đạt 9.000 tỷ đồng; khách tham quan du lịch giai đoạn 2021-2025 đạt 18 triệu lượt…

Định hướng đến năm 2030, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 10% GRDP, thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác;…

Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch, UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện tăng tốc phát triển du lịch, tạo động lực lan toả phát triển các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp tích cực, hiệu quả vào mục tiêu phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 10%, góp phần tăng tốc, bứt phá, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng hai con số ở các giai đoạn tiếp theo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH năm 2025 của địa phương.

01 hình du lich tay Ninh.jpg
Ảnh: Nguyễn Huế

Tỉnh xác nhiệm vụ và giải pháp chính là đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch, chủ động triển khai chương trình kích cầu phát triển du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo; chủ động đổi mới cách thức, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước; ứng dụng Bộ nhận diện thương hiệu hình ảnh tỉnh Tây Ninh trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh.

Tận dụng và thực hiện truyền thông hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá thị trường trong nước; nâng cao hiệu quả liên kết xây dựng và triển khai các chương trình kích cầu du lịch gắn với các gói sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp cụ thể, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa.

Tăng cường ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh, sạch trong kinh doanh du lịch; xây dựng thương hiệu và quản lý tài nguyên du lịch; ứng dụng công nghệ số số để kết nối nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch.

Tuyên truyền, hướng dẫn khách du lịch sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trên các thiết bị thông minh; khuyến khích khách du lịch sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trên các thiết bị thông minh; thực hiện đầu tư xanh và bền vững, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh để thúc đẩy xu hướng tiêu dùng du lịch xanh.

Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận các điểm đến du lịch: tăng cường đẩy mạnh thu hút đầu tư nâng cấp các công trình, phương tiện giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong việc tiếp cận các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; tăng cường quản lý điểm đến, bảo vệ môi trường du lịch; 

Bên cạnh đó, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững, du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch gắn với thế mạnh về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của địa phương, sản phẩm du lịch kết hợp tham quan mua sắm các sản phẩm OCOP với hoạt động tìm hiểu văn hoá bản địa.

Trở thành một trong những địa phương dẫn đầu Đông Nam bộ về phát triển du lịch

02  hình du lich tay Ninh.jpg
Ảnh: Nguyễn Huế

Tiếp tục duy trì vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu khu vực Đông Nam bộ về phát triển du lịch, vừa qua, ngành du lịch tỉnh đã tích cực đã thực hiện, phối hợp thực hiện nhiều hoạt động hiệu quả về thông tin, xúc tiến, quảng bá du lịch.

Tổ chức hội nghị trao đổi với Hiệp hội Du lịch tỉnh về giải pháp thu hút khách du lịch đến với Tây Ninh; tổ chức cho doanh nghiệp lữ hành Saigontourist khảo sát điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm xây dựng các tour du lịch phục vụ Tết Nguyên đán. 

Ra mắt sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hoá Khmer tại xã Trường Tây, thị xã Hoà Thành với mô hình “Tìm hiểu di sản văn hoá Khmer”. 

Tổ chức Cuộc thi sáng tạo video clip du lịch năm 2025 với chủ đề “Tây Ninh xanh trong trái tim tôi”; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 21 năm 2025; Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2025; Văn hoá ẩm thực, món ngon Saigontourist group năm 2025; thiết kế infographic tuyên truyền bộ nhận diện hình ảnh Tây Ninh…

Phối hợp tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm trong xây dựng, giữ gìn hình ảnh, chất lượng phục vụ khách du lịch; tiếp tục quảng bá hình ảnh du lịch, đặc sản ẩm thực Tây Ninh. Song song đó là quảng bá trên các phương tiện truyền thông, các nền tảng công nghệ số, các travel blogger.

Nhờ đó, tính đến hết tháng 5, ước lượng khách tham quan các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đạt 370.000 lượt, tăng 40% so cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch đạt 190 tỷ đồng, tăng 52% so cùng kỳ.

Luỹ kế trong 5 tháng đầu năm 2025 đã có 3,2 triệu lượt khách đến tham quan các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, tăng 4,1% so cùng kỳ, đạt 56,2% so kế hoạch. Tổng doanh thu du lịch đạt 2.380 tỷ đồng, tăng 48,8% so cùng kỳ, đạt khoảng 88% so kế hoạch.

Khánh Vĩnh

Nguồn: Vietnamnet

Tranh cãi bức tượng có phần thân như tượng Phật, phần đầu giống siêu nhân

Một bức tượng đá khổng lồ mang tên “Động Ultraman” do một nghệ sĩ người Trung Quốc tạo ra, hiện thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên mạng xã hội nước này khiến chính quyền địa phương phải vào cuộc điều tra. 

Tác phẩm điêu khắc cao 2,8 mét có phần đầu giống siêu anh hùng Ultraman nổi tiếng của Nhật Bản, trong khi phần thân lại mang dáng ngồi thiền như tượng Phật, được tạc vào một vách núi ở huyện An Nhạc, tỉnh Tứ Xuyên (thuộc vùng tây nam Trung Quốc).

Tranh cãi bức tượng có phần thân như tượng Phật, phần đầu giống siêu nhân - 1

Bức tượng gây tranh cãi với phần thân mô phỏng dáng ngồi thiền của tượng Phật, nhưng phần đầu là hình tượng của siêu nhân điện quang (Ảnh: News).

Đầu tháng 6, một nghệ sĩ họ Chu đã đăng tải video giới thiệu tác phẩm lên mạng xã hội. Theo nội dung được đoạn video đăng tải, nam nghệ sĩ tiết lộ mất 2 tháng để hoàn thành tác phẩm với tổng số tiền khoảng 3.000 tệ (hơn 10 triệu đồng).

Chu cho biết anh tự mình thực hiện toàn bộ công việc, từ dựng giàn giáo, dùng máy khoan điện đục vách đá cho đến tạo hình bức tượng bằng các dụng cụ chuyên nghiệp.

Theo lời kể của người này, đầu năm nay, anh học nghề từ một nghệ nhân địa phương trong vòng một tháng. Sau đó, Chu bắt tay thực hiện “dự án bức tượng Ultraman” với mong muốn để lại dấu ấn cá nhân.

“Điêu khắc đá trên vách núi có thể tồn tại hàng trăm năm. Tôi muốn chọn hình mẫu siêu nhân điện quang vì nó thú vị và hài hước”, Chu nói.

Trước khi bắt đầu thực hiện tác phẩm, người đàn ông đã hỏi ý kiến chính quyền địa phương. Anh nhận được câu trả lời là, địa phương không cấm các hoạt động chạm khắc quy mô nhỏ trên đá.

Tuy nhiên, sau khi bức tượng lan truyền rộng rãi trên mạng, một số ý kiến cáo buộc người này có thể đã vi phạm luật “chiếm dụng văn hóa”.

Tranh cãi bức tượng có phần thân như tượng Phật, phần đầu giống siêu nhân - 2

Siêu nhân điện quang là hình tượng rất được giới trẻ Trung Quốc ưa chuộng từ nhiều năm qua (Ảnh: Reddit).

Trước cáo buộc này, Chu cho rằng anh chưa từng biết tới khái niệm trên. Chu từng tham khảo một bức tượng đất nung có niên đại hơn 2.000 năm từ thời nhà Hán (206 Trước công nguyên – 220 Sau công nguyên). Hiện tác phẩm trưng bày tại Bảo tàng Nam Xương (Tứ Xuyên), có nhiều nét tương đồng với hình ảnh Ultraman.

Sau buổi đi thăm bảo tàng, Chu đã chụp ảnh bức tượng ở nhiều góc độ rồi dựa vào đó, mô phỏng lại và chỉnh sửa tác phẩm điêu khắc trên núi của mình.

“Tôi phải gỡ bỏ phần đầu của bức tượng và không thể điêu khắc hình siêu nhân điện quang được nữa”, Chu nói trong buổi ghi hình trực tiếp cho người xem vào ngày 22/6.

Hiện phần đầu bức tượng được Chu làm lại theo hình tượng gốm thời Hán. Phần thân tượng lấy cảm hứng từ tượng Lạc Sơn Đại Phật nổi tiếng ở tỉnh Tứ Xuyên.

Trước những phản ứng gay gắt từ dư luận, Cục Văn hóa và Du lịch huyện An Nhạc đang điều tra xem việc Chu chạm khắc trên vách đá có vi phạm pháp luật hay không.

Ultraman là nhân vật chính trong loạt phim khoa học viễn tưởng Nhật Bản, rất được các bé trai ở Trung Quốc yêu thích.

Huyện An Nhạc từ lâu được mệnh danh là quê hương điêu khắc đá của Trung Quốc.

Nơi đây có khoảng 100.000 tượng đá được chế tác từ thời nhà Đường (618–907) và nhà Tống (960–1276). Nhiều năm qua, địa phương này trở thành điểm du lịch hút khách, đặc biệt với những người mê khám phá.

Nguồn: Dantri

Nữ du khách Việt nao lòng trước ‘viên ngọc xanh’ giữa thảo nguyên ở Mông Cổ

Tôi bắt gặp “một viên ngọc xanh” ở Mông Cổ, vùng đất nổi tiếng với những thảo nguyên bao la, những ngọn núi hùng vĩ và nền văn hóa du mục độc đáo.

Hành trình đến với Mông Cổ đưa tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, để rồi sau những núi đồi, sa mạc… hồ Khovsgol hiện ra trước mắt, tựa như một “viên ngọc xanh” nằm giữa đất trời.

Hồ Khovsgol nằm tại tỉnh Khovsgol, miền bắc xa xôi nổi tiếng với thiên nhiên hoang sơ. Được ví von là “Thụy Sĩ của Mông Cổ”, nơi đây là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất tại châu Á, lưu giữ đến 70% trữ lượng nước ngọt của Mông Cổ.

Xung quanh hồ là cảnh thiên nhiên hùng vĩ với núi tuyết và những rừng thông cao vút, reo vui trong gió.

Những sắc thái ở hồ Khovsgol. Video: Hạ Phương

Dù được ví như viên ngọc bích nhưng hồ Khovsgol lại mang nhiều màu sắc hơn thế.

Trong bình minh rực rỡ hay ráng chiều đỏ rực, mặt hồ miên man ánh tím và sắc cam diệu kỳ. Khi trời không gợn bóng mây, hồ êm ả với màu xanh ngọc trong suốt. Khi thiếu nắng, hồ mang một màu xanh thẫm.

Dù mang màu sắc nào, hồ Khovsgol cũng đều gây ấn tượng với vẻ đẹp tinh khôi, tựa như một bảo vật từ trên trời rơi xuống giữa lòng thảo nguyên bao la.

Khovsgol là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, nổi bật là người Tsaatan – cộng đồng du mục chăn tuần lộc cuối cùng của thế giới. Vào mùa đông, hồ Khovsgol đóng băng, trở thành con đường tắt để du khách đến với làng tuần lộc.

Vào các mùa khác, lòng hồ rộng lớn là nơi du khách bơi, chèo thuyền cùng nhiều hoạt động thú vị khác. 

Khovsgol là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng của Mông Cổ nhưng không hề bị thương mại hóa. Đan xen trong rừng thông, các khu resort được xây cách xa nhau, với những ngôi nhà gỗ xinh xắn, hay những chiếc lều tròn đậm nét du mục.

Người dân nơi đây đều mang một tấm lòng hồn hậu, chân thành hết mực. Tại đây, tôi gặp những người dân địa phương với làn da nâu sạm và rám nắng, sẵn sàng dong thuyền đưa chúng tôi đi một vòng hồ thăm thú.

Rời Khovsgol, tôi mang theo không chỉ là những bức hình tuyệt đẹp, mà còn cả tấm chân tình của người dân nơi đây, cùng lời hứa trở lại để một lần nữa được chìm đắm trong cảnh sắc đẹp đến nao lòng của “Thụy Sĩ giữa thảo nguyên”.

mong co (10).jpg
Ngắm bình minh ló rạng trên hồ. Ảnh: Hạ Phương

IMG_1716 Copy.jpg

mong co (1).jpg
Sắc màu của nước thay đổi trong ngày. Ảnh: Hạ Phương

mong co (8).jpg
Nước xanh biếc với khung cảnh thơ mộng không kém gì Thụy Sĩ. Ảnh: Hạ Phương

mong co (5).jpg
Sự hiện diện của những chiếc lều đặc trưng của Mông Cổ. Ảnh: Hạ Phương

mong co (7).jpg
Cây cô đơn giữa mênh mông sóng nước. Ảnh: Hạ Phương

mong co (6).jpg
Ngồi ca-nô đi ra các đảo lân cận, chèo thuyền hay bơi lội là những hoạt động được yêu thích tại đây. Ảnh: Hạ Phương

mong co (12).jpg
Nước trong vắt nhìn xuyên tới đáy. Ảnh: Hạ Phương

mong co (2).jpg
Hồ Khovsgol là khu nghỉ dưỡng mùa hè nổi tiếng nhất Mông Cổ. Ảnh: Hạ Phương

mong co (3).jpg
Ảnh: Hạ Phương

Nguồn: Vietnamnet

Đội pháo hoa Bộ Quốc phòng vào chung kết DIFF 2025

Lần đầu tham dự, đội pháo hoa Z121 Vina Pyrotech (thuộc Bộ Quốc phòng) đã giành vé vào chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng.

Chiều 29/6, Ban tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 công bố 2 đội Z121 Vina Pyrotech (Việt Nam 2) và Jiangxi Yanfeng (Trung Quốc) sẽ tranh tài trong đêm chung kết diễn ra tối 12/7.

Quyết định được đưa ra dựa trên các tiêu chí độc đáo, ý tưởng thiết kế, chủ đề màn trình diễn; sự sáng tạo, đa dạng về hiệu ứng, cường độ màu sắc; âm nhạc, cảm xúc và đánh giá của giám khảo.

Theo đánh giá của hội đồng giám khảo, cả hai đội đều đạt số điểm tuyệt đối nhờ màn trình diễn bứt phá, sáng tạo, kết hợp hài hòa kỹ thuật cao và bản sắc văn hóa riêng biệt, phù hợp với chủ đề “Đà Nẵng – Kỷ nguyên mới”.

uoc (29).jpg
Màn trình diễn của đội Z121 Vina Pyrotech để lại ấn tượng với khán giả. Ảnh: G.X

Z121 Vina Pyrotech được biết đến là đơn vị kỳ cựu trong lĩnh vực sản xuất và trình diễn pháo hoa tại Việt Nam. Trong lần đầu tiên góp mặt tại DIFF, đội đã gây ấn tượng mạnh với màn trình diễn “Khát vọng vươn mình”, kể lại hành trình phát triển của Đà Nẵng bằng kỹ thuật pháo hiện đại, hiệu ứng độc đáo và bản phối nhạc giàu cảm xúc.

Đối thủ của đội Z121 Vina Pyrotech trong đêm chung kết là Jiangxi Yanfeng – đại diện Trung Quốc, Á quân DIFF 2024. Đội trở lại mùa giải năm nay với màn trình diễn mang tên “Tây Du Ký ngoại truyện”, đầy sáng tạo và giàu tính nghệ thuật.

Chiều 29/6, Ban tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 công bố 2 đội Z121 Vina Pyrotech (Việt Nam 2) và Jiangxi Yanfeng (Trung Quốc) sẽ tranh tài trong đêm chung kết diễn ra tối 12/7.

Quyết định được đưa ra dựa trên các tiêu chí độc đáo, ý tưởng thiết kế, chủ đề màn trình diễn; sự sáng tạo, đa dạng về hiệu ứng, cường độ màu sắc; âm nhạc, cảm xúc và đánh giá của giám khảo.

Theo đánh giá của hội đồng giám khảo, cả hai đội đều đạt số điểm tuyệt đối nhờ màn trình diễn bứt phá, sáng tạo, kết hợp hài hòa kỹ thuật cao và bản sắc văn hóa riêng biệt, phù hợp với chủ đề “Đà Nẵng – Kỷ nguyên mới”.

uoc (29).jpg
Màn trình diễn của đội Z121 Vina Pyrotech để lại ấn tượng với khán giả. Ảnh: G.X

Z121 Vina Pyrotech được biết đến là đơn vị kỳ cựu trong lĩnh vực sản xuất và trình diễn pháo hoa tại Việt Nam. Trong lần đầu tiên góp mặt tại DIFF, đội đã gây ấn tượng mạnh với màn trình diễn “Khát vọng vươn mình”, kể lại hành trình phát triển của Đà Nẵng bằng kỹ thuật pháo hiện đại, hiệu ứng độc đáo và bản phối nhạc giàu cảm xúc.

Đối thủ của đội Z121 Vina Pyrotech trong đêm chung kết là Jiangxi Yanfeng – đại diện Trung Quốc, Á quân DIFF 2024. Đội trở lại mùa giải năm nay với màn trình diễn mang tên “Tây Du Ký ngoại truyện”, đầy sáng tạo và giàu tính nghệ thuật.

Nguồn: Vietnamnet

Máy bay chao đảo dữ dội, hạ cánh trong giông bão như ngày tận thế

Chiếc máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Batik Air mang số hiệu PK-LDJ khởi hành từ thành phố Ambon (Indonesia) đang thực hiện chuyến bay nội địa đến Jakarta. Trên máy bay có 177 hành khách và thành viên tổ bay.

Khi tiếp cận sân bay Soekarno-Hatta vào khoảng 19 giờ ngày 28/6 (theo giờ địa phương), máy bay bất ngờ gặp gió mạnh và mưa giông lớn.

Video được hành khách và người dân ghi lại cho thấy, máy bay nghiêng mạnh sang phải. Trong khi đó, cánh và động cơ bên phải gần như chạm sát mặt đường băng trong tích tắc.

Máy bay chao đảo dữ dội, hạ cánh trong giông bão như ngày tận thế - 1

Máy bay chao đảo trong cơn mưa giông lớn khi hạ cánh (Ảnh cắt từ clip).

Đối mặt với tình huống cực kỳ nguy hiểm, phi hành đoàn đã kịp thời khống chế máy bay. Bằng sự dày dặn kinh nghiệm, cơ trưởng đã đưa máy bay hạ cánh an toàn.

Không có thương vong hay thiệt hại được ghi nhận. Tuy nhiên, nhiều hành khách cho biết họ có cảm giác như rơi vào ngày tận thế khi máy bay chao đảo dữ dội trong ngày giông bão.

Ngay sau vụ việc, ông Danang Mandala Prihantoro, đại diện truyền thông chiến lược của Batik Air xác nhận vụ việc vừa xảy ra với một chuyến bay của hãng.

“Trong lúc chuẩn bị tiếp đất, máy bay bị gió ngang mạnh thổi lệch và nghiêng sang một bên. Sức gió tăng lên trong khi hướng gió vẫn giữ nguyên.

Tuy nhiên, máy bay vẫn hạ cánh an toàn và toàn bộ quy trình bay đều được tuân thủ”, ông Prihantoro chia sẻ thông tin vào ngày 29/6.

Ngay sau sự cố suýt va chạm, đội ngũ kỹ sư máy bay đã tiến hành kiểm tra toàn diện máy bay và kết luận không có hư hại. Máy bay có thể tiếp tục vận hành bình thường.

Ông Prihantoro nhấn mạnh, Batik Air luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho an toàn và an ninh trong mọi hoạt động, cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn hàng không hiện hành. 

Được biết vào thời điểm xảy ra sự cố, do ảnh hưởng của cơn mưa giông, một số chuyến bay khác phải tiếp tục bay trên bầu trời Jakarta để đợi thời tiết ổn định.

Nguồn: Dantri

Gia đình Hà Nội đi xuyên Việt, bật mí nơi nhiều cảnh đẹp, đồ ăn ngon, chi phí rẻ

Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Nhật (35 tuổi, kiến trúc sư, ở Hà Nội) và gia đình người bạn thân vừa kết thúc hành trình xuyên Việt kéo dài 30 ngày để đón kỳ nghỉ hè ý nghĩa bên con.

Một trong những tỉnh mà gia đình Hà Nội dừng chân lâu nhất là Ninh Thuận. Họ đánh giá, đây là nơi có rất nhiều địa điểm du lịch đẹp hoang sơ, người dân thân thiện, đồ ăn ngon mà chi phí lại rẻ hơn nhiều so với các địa phương khác.

“Chúng tôi từng đi qua Ninh Thuận nhưng đây là lần đầu dừng lại khám phá. Gia đình ở Ninh Thuận 4 ngày 3 đêm, khám phá vịnh Vĩnh Hy, bãi Thùng, hang Rái,… Ninh Thuận nắng gió nhưng là ký ức rất đỗi dịu dàng với gia đình”, anh Nhật nói.

Vợ chồng anh gợi ý những địa điểm check-in mà du khách không nên bỏ lỡ khi tới Ninh Thuận, gồm: Cung đường DT702 ngày và đêm, bờ kè cảng Khánh Hội, cảng cá Mỹ Tân, bãi Thùng, tháp Po Klong Garai, công viên đá, vịnh Vĩnh Hy,…

DT702 du lịch ninh thuận.jpg
DT702 nằm trong danh sách những cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam với một bên là biển xanh bao la, một bên là dãy núi hùng vĩ. Tháng 3 đến tháng 9 là thời điểm lý tưởng chiêm ngưỡng vẻ đẹp cung đường này khi trời trong, ít mây, nhiều nắng, góp phần làm màu biển trở nên xanh ngắt

509603898_10227327431882620_3784925267516833592_n.jpg
“Ban ngày, dừng ở bất cứ chỗ nào trên cung đường 702, chúng tôi cũng có thể thu trọn vịnh Vĩnh Hy xanh mướt vào tầm mắt. Ban đêm từ con đường ấy lại có thể ngắm cảnh lên đèn lung linh, đẹp đến nao lòng”, anh Nhật chia sẻ

khánh hội du lịch ninh thuận.jpg
Bờ kè Khánh Hội với con đường trải dài ra biển xếp từ những khối xi măng là địa điểm chụp ảnh độc đáo, thu hút nhiều du khách trẻ. Với gia đình anh Nhật, đây là điểm ngắm hoàng hôn rất ấn tượng

du lịch ninh thuận cảng cá.jpg
Mỹ Tân là một trong 3 cảng chính của Ninh Thuận (gồm Đông Hải, Ninh Chữ và Mỹ Tân), thuộc xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, cách TP Phan Rang khoảng 15km. Gia đình anh Nhật tới cảng lúc sáng sớm để ngắm nhìn những ghe thuyền đánh cá trở về, bà con họp chợ nhộp nhịp, tấp nập

nha đam du lịch ninh thuận.jpg
Cánh đồng nha đam nằm ven bờ biển là cảnh độc đáo của Ninh Thuận

du lịch ninh thuận2.jpg

Với những du khách mê tìm hiểu văn hóa, lịch sử và kiến trúc thì không thể bỏ qua tháp Pô Klông Garai – công trình đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1979

bãi thùng.jpg
Bãi Thùng nằm ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, cách vịnh Vĩnh Hy khoảng 8km theo hướng biển Bình Tiên. Bãi biển dài khoảng 400m với nước trong, sóng êm, thích hợp để tắm biển, cắm trại… Nơi đây còn rất hoang sơ

505991736_10227115251778250_8159768741735519210_n.jpg
 Công viên đá Ninh Thuận thuộc khu bảo tồn Vườn quốc gia Núi Chúa (thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). Tại đây, các khối đá được hình thành tự nhiên với đủ hình dáng, kích thước khác nhau, tạo thành những hình thù độc đáo khiến du khách liên tưởng đến các con vật như chim, cá mập, voi, khủng long, rắn, đà điểu,… hay đồ dùng như bình trà, ghế ngồi,…

509602405_10227270830827629_93632083473644525_n.jpg
Con tàu lớn mắc cạn tại bãi Thông, thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch. Trước thông tin con tàu này sắp bị phá dỡ, gia đình anh Nhật cũng tới đây ngắm nhìn và chụp ảnh

điện gió đầm nại.jpg
Cánh đồng điện gió Đầm Nại với khung cảnh đẹp mắt như trong phim

506902329_10227173940405429_443576099752677515_n.jpg
Vịnh Vĩnh Hy là điểm đến đặc biệt ấn tượng với gia đình Hà Nội. Các bạn nhỏ thích thú bơi lội, lặn biển trong làn nước trong xanh thấy đáy ở Hòn Rùa

508191691_10227122403636958_6772588603337039409_n.jpg
Vĩnh Hy không chỉ đẹp mà người dân còn thân thiện, hào sảng đón chào những vị khách phương xa. “Ở đây, chúng tôi thuê xe máy mà các anh không yêu cầu cọc tiền hay giấy tờ. Chỉ có lòng tin và nụ cười. Khi mang xe trả, các anh còn rủ ăn uống cùng. Đi ngang các làng ven biển, mấy cô chú bổ dưa mát lịm, mời cả nhà ăn”, anh Nhật kể

Nhưng lần “cho, mời” của người dân Vĩnh Hy làm gia đình Hà Nội lưu luyến mảnh đất này

Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Nguồn: Vietnamnet

Cầm 1,5 triệu đi ‘đảo ngọc’ của miền Bắc, biển xanh trong, hải sản ngon rẻ

Đảo Ngọc Vừng thuộc huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, rộng khoảng 45km2, với 8 đảo đất cùng hàng trăm đảo đá lớn. So với Cô Tô hay Quan Lạn, đảo Ngọc Vừng còn là điểm đến xa lạ với nhiều du khách.

Hòn đảo sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với những bãi cát trắng uốn quanh, nước biển trong xanh đẹp mắt, sóng êm ả, khí hậu trong lành và người dân thân thiện.

“Vài năm gần đây, du lịch Ngọc Vừng được biết tới, đời sống của bà con khấm khá hơn”, anh Nguyễn Hải Dương (26 tuổi), quản trị viên nhóm Review đảo Ngọc Vừng – Du lịch đảo Ngọc Vừng chia sẻ.

Anh Dương là một người trẻ tại đảo thường xuyên ghi lại những hình ảnh đẹp và chia sẻ trên mạng xã hội, giúp giới thiệu vẻ đẹp quê hương tới mọi người.

Bãi biển Ngọc Vừng. Video: Nguyễn Hải Dương

Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, khu vực này xưa kia có nhiều loài trai ngọc, đêm đêm phát sáng cả một vùng. Bởi vậy, người dân gọi đảo là Ngọc Vừng.

Cũng như các hòn đảo khác ở miền Bắc, thời điểm lý tưởng để du lịch đảo Ngọc Vừng là mùa hè, từ tháng 4 tới tháng 9 hằng năm. Tuy nhiên, du khách nên tránh những dịp biển động, ảnh hưởng của bão hay áp thấp nhiệt đới.

Điểm nhấn không thể bỏ qua khi du khách tới Ngọc Vừng là bãi biển Trường Chinh trong xanh, cát trắng phẳng lỳ dài gần 3km, trải rộng gần 200m, uốn mình như vầng khăng khuyết. Đây cũng là điểm ngắm bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp.

Năm 1962, Tổng Bí thư Trường Chinh đến thăm đảo. Để ghi nhớ sự kiện này, nhân dân xã đảo đã đặt tên cho bãi biển đẹp nhất đảo là bãi biển Trường Chinh và con đường kế bên là đường Trường Chinh.

Bãi biển hoang sơ là điểm ngắm hoàng hôn, bình minh. Video: Nguyễn Hải Dương 

Bên cạnh đó, du khách có thể ghé thăm hòn Pháo đài, thành cổ Ngọc Vừng, cột cờ quốc gia,…

Du khách di chuyển đường bộ từ Hà Nội đến cảng Cái Rồng (Vân Đồn) hoặc bến tàu Vũng Đục (Cẩm Phả) rồi lên tàu gỗ/ca-nô ra đảo. Thời gian đi từ Hà Nội tới các bến, cảng này khoảng 3 tiếng.

Nếu chọn đi tàu gỗ, du khách sẽ lênh đênh trên biển khoảng 1,5 tiếng (giá vé 80.000 đồng/chiều), còn đi ca-nô thì chỉ 20 phút nhưng chi phí đắt đỏ hơn (khoảng 1,5 triệu đồng/chiều).

Anh Vũ Trọng Hiếu (32 tuổi, sống tại Hạ Long, Quảng Ninh) và gia đình vừa tới du lịch đảo Ngọc Vừng 2 ngày 1 đêm vào tháng 5 vừa qua.

Theo anh Hiếu, người dân trên đảo cực kỳ thân thiện. Các dịch vụ vui chơi, giải trí chưa nhiều nhưng cách người dân làm du lịch khiến gia đình anh cảm nhận được sự chân thành, dễ mến.

“Bãi biển nơi đây rất rộng, thoai thoải, sóng êm. Điều hơi tiếc là sau cơn bão Yagi, hàng phi lao ven biển đã bị quật đổ, mất đi phần nào vẻ đẹp nên thơ”, anh Hiếu chia sẻ thêm.

Bãi biển trên đảo là nơi ngắm bình minh, hoàng hôn lý tưởng. Ảnh: Vũ Trọng Hiếu

Gia đình anh Hiếu thích thú với các hoạt động mò ốc, câu mực đêm, ngắm bình minh buổi sớm rồi cùng bà con cào ốc, cào ngao. Anh nhận xét hải sản tại đảo rất tươi ngon và giá cả phải chăng.

“Mình đã từng đi khá nhiều đảo ở Quảng Ninh như Cô Tô, Quan Lạn… Mỗi nơi đều có nét đẹp riêng. Nếu so sánh thì Ngọc Vừng phát triển du lịch chậm hơn, có thể vì đây là đảo nhỏ, lại chưa được quảng bá rộng rãi nên ít người biết đến.

Nhưng cũng chính vì thế mà nơi đây giữ được nét nguyên sơ rất đặc biệt. Với những ai yêu thiên nhiên và thích khám phá những vùng đất chưa bị ‘du lịch hóa’ quá mức, Ngọc Vừng là điểm đến rất hấp dẫn”, nam du khách chia sẻ.

Gia đình anh Hiếu yêu thích vẻ đẹp bình yên của Ngọc Vừng. Ảnh: Vũ Trọng Hiếu

Phương Nga (25 tuổi, Hà Nội) cũng vừa kết thúc chuyến khám phá đảo Ngọc Vừng.

“Hòn đảo này không có những khu nghỉ, khách sạn lộng lẫy, hàng quán nằm san sát, sầm uất mà rất mộc mạc, giản dị. Đây là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, cảm nhận sự thanh bình ngày hè bên bạn bè và người thân”, Nga nói.

Theo Nga, nơi đây không phù hợp với ai thích du lịch nghỉ dưỡng tiện nghi. Thậm chí, đảo thỉnh thoảng còn bị mất điện, các nhà nghỉ phải sử dụng máy phát.

Sau 2 ngày trên đảo, Nga đã có nhiều bức ảnh ưng ý. Ảnh: Phương Nga

Nga cho biết, chi phí khám phá hòn đảo 2 ngày 1 đêm của cô từ 1,3-1,5 triệu đồng, chủ yếu là chi phí di chuyển. Tiền lưu trú, ăn uống trên đảo khá rẻ.

Trên đảo hiện chỉ có 1 khu nghỉ dưỡng còn lại là nhà nghỉ, homestay của người dân. Du khách cũng có thể thuê dịch vụ để trải nghiệm cắm trại bên bờ biển.

Hòn đảo sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với những bãi cát trắng uốn quanh, nước biển trong xanh đẹp mắt, sóng êm ả, khí hậu trong lành và người dân thân thiện.

“Vài năm gần đây, du lịch Ngọc Vừng được biết tới, đời sống của bà con khấm khá hơn”, anh Nguyễn Hải Dương (26 tuổi), quản trị viên nhóm Review đảo Ngọc Vừng – Du lịch đảo Ngọc Vừng chia sẻ.

Anh Dương là một người trẻ tại đảo thường xuyên ghi lại những hình ảnh đẹp và chia sẻ trên mạng xã hội, giúp giới thiệu vẻ đẹp quê hương tới mọi người.

Bãi biển Ngọc Vừng. Video: Nguyễn Hải Dương

Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, khu vực này xưa kia có nhiều loài trai ngọc, đêm đêm phát sáng cả một vùng. Bởi vậy, người dân gọi đảo là Ngọc Vừng.

Cũng như các hòn đảo khác ở miền Bắc, thời điểm lý tưởng để du lịch đảo Ngọc Vừng là mùa hè, từ tháng 4 tới tháng 9 hằng năm. Tuy nhiên, du khách nên tránh những dịp biển động, ảnh hưởng của bão hay áp thấp nhiệt đới.

Điểm nhấn không thể bỏ qua khi du khách tới Ngọc Vừng là bãi biển Trường Chinh trong xanh, cát trắng phẳng lỳ dài gần 3km, trải rộng gần 200m, uốn mình như vầng khăng khuyết. Đây cũng là điểm ngắm bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp.

Năm 1962, Tổng Bí thư Trường Chinh đến thăm đảo. Để ghi nhớ sự kiện này, nhân dân xã đảo đã đặt tên cho bãi biển đẹp nhất đảo là bãi biển Trường Chinh và con đường kế bên là đường Trường Chinh.

Bãi biển hoang sơ là điểm ngắm hoàng hôn, bình minh. Video: Nguyễn Hải Dương 

Bên cạnh đó, du khách có thể ghé thăm hòn Pháo đài, thành cổ Ngọc Vừng, cột cờ quốc gia,…

Du khách di chuyển đường bộ từ Hà Nội đến cảng Cái Rồng (Vân Đồn) hoặc bến tàu Vũng Đục (Cẩm Phả) rồi lên tàu gỗ/ca-nô ra đảo. Thời gian đi từ Hà Nội tới các bến, cảng này khoảng 3 tiếng.

Nếu chọn đi tàu gỗ, du khách sẽ lênh đênh trên biển khoảng 1,5 tiếng (giá vé 80.000 đồng/chiều), còn đi ca-nô thì chỉ 20 phút nhưng chi phí đắt đỏ hơn (khoảng 1,5 triệu đồng/chiều).

Anh Vũ Trọng Hiếu (32 tuổi, sống tại Hạ Long, Quảng Ninh) và gia đình vừa tới du lịch đảo Ngọc Vừng 2 ngày 1 đêm vào tháng 5 vừa qua.

Theo anh Hiếu, người dân trên đảo cực kỳ thân thiện. Các dịch vụ vui chơi, giải trí chưa nhiều nhưng cách người dân làm du lịch khiến gia đình anh cảm nhận được sự chân thành, dễ mến.

“Bãi biển nơi đây rất rộng, thoai thoải, sóng êm. Điều hơi tiếc là sau cơn bão Yagi, hàng phi lao ven biển đã bị quật đổ, mất đi phần nào vẻ đẹp nên thơ”, anh Hiếu chia sẻ thêm.

Bãi biển trên đảo là nơi ngắm bình minh, hoàng hôn lý tưởng. Ảnh: Vũ Trọng Hiếu

Gia đình anh Hiếu thích thú với các hoạt động mò ốc, câu mực đêm, ngắm bình minh buổi sớm rồi cùng bà con cào ốc, cào ngao. Anh nhận xét hải sản tại đảo rất tươi ngon và giá cả phải chăng.

“Mình đã từng đi khá nhiều đảo ở Quảng Ninh như Cô Tô, Quan Lạn… Mỗi nơi đều có nét đẹp riêng. Nếu so sánh thì Ngọc Vừng phát triển du lịch chậm hơn, có thể vì đây là đảo nhỏ, lại chưa được quảng bá rộng rãi nên ít người biết đến.

Nhưng cũng chính vì thế mà nơi đây giữ được nét nguyên sơ rất đặc biệt. Với những ai yêu thiên nhiên và thích khám phá những vùng đất chưa bị ‘du lịch hóa’ quá mức, Ngọc Vừng là điểm đến rất hấp dẫn”, nam du khách chia sẻ.

Gia đình anh Hiếu yêu thích vẻ đẹp bình yên của Ngọc Vừng. Ảnh: Vũ Trọng Hiếu

Phương Nga (25 tuổi, Hà Nội) cũng vừa kết thúc chuyến khám phá đảo Ngọc Vừng.

“Hòn đảo này không có những khu nghỉ, khách sạn lộng lẫy, hàng quán nằm san sát, sầm uất mà rất mộc mạc, giản dị. Đây là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, cảm nhận sự thanh bình ngày hè bên bạn bè và người thân”, Nga nói.

Theo Nga, nơi đây không phù hợp với ai thích du lịch nghỉ dưỡng tiện nghi. Thậm chí, đảo thỉnh thoảng còn bị mất điện, các nhà nghỉ phải sử dụng máy phát.

Sau 2 ngày trên đảo, Nga đã có nhiều bức ảnh ưng ý. Ảnh: Phương Nga

Nga cho biết, chi phí khám phá hòn đảo 2 ngày 1 đêm của cô từ 1,3-1,5 triệu đồng, chủ yếu là chi phí di chuyển. Tiền lưu trú, ăn uống trên đảo khá rẻ.

Trên đảo hiện chỉ có 1 khu nghỉ dưỡng còn lại là nhà nghỉ, homestay của người dân. Du khách cũng có thể thuê dịch vụ để trải nghiệm cắm trại bên bờ biển.

Nguồn: Vietnamnet

TIN MỚI NHẤT