Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch: Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm du lịch, các vấn đề thường gặp khi đi du lịch, chia sẻ tư vấn kinh nghiệm du lịch của những người đã từng đi du lịch chia sẻ và để lại kinh nghiệm du lịch cho những du khách cần những kinh nghiệm du lịch cần thiết.

Tôi dẫn chó cưng trekking 7 ngọn núi

Mục tiêu năm 2025, tôi sẽ đưa chú cún Chopper chinh phục trọn vẹn top 15 ngọn núi cao nhất và khó nhất Việt Nam.

Hơn 1 năm, Chopper cùng tôi chinh phục 7 ngọn núi cao tại Việt Nam.

Từ khi 1 tuổi, chú chó Chopper đã theo tôi chinh phục những ngọn núi. Khi đó, tôi thấy Chopper cứng cáp nên mang đi theo trong những hành trình trekking, ai ngờ nó rất khoái chí. Đến nay, “cậu nhóc” hơn 2 tuổi, đã cùng tôi vượt 7 cung đường núi thuộc top khó nhất Việt Nam theo xếp hạng của cộng đồng leo núi.

Tôi là Nguyễn Thị Hà Mai, 36 tuổi, kinh doanh thời trang tại Hà Nội. Chopper sinh ngày 19/2/2022, thuộc giống chó của Nhật Bản. Tôi muốn cún cưng của mình có cuộc sống vui vẻ, tự do và nhiều trải nghiệm. Vì vậy, những chuyến trekking của tôi đều có sự đồng hành của chiến hữu kiêm trợ lý 4 chân này.

7 lần vượt đỉnh

▸ Đỉnh Tim Nà Nọi cao 2.800m

  • Tọa lạc tại bản Nà Nọi, xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, là một trong những ngọn núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.
  • Độ khó: 6.5/10.

Hành trình trekking Tim Nà Nọi diễn ra vào tháng 4/2023, cũng là lần đầu tiên Chopper cùng tôi leo núi. Nó tỏ ra rất phấn khích khi thấy cảnh núi non hùng vĩ.

Tuy nhiên, trên đường xuống núi có 2 lối đi, Chopper đi hướng bên trái, còn tôi và nhóm lại chọn lối bên phải. Tôi gọi mãi để Chopper đi cùng đoàn, nhưng sau cùng cả nhóm bị lạc. Thì ra, ngay từ đầu chú chó chọn đúng đường xuống bản. Kể từ đó, tôi luôn tin tưởng vào lựa chọn của Chopper khi đi xuống núi.

▸ Đỉnh Putaleng cao 3.049m

  • Ngọn núi nằm sâu trong xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
  • Top 3 độ khó.

Cung này tôi và Chopper đi 2 lần, tháng 10/2023 và tháng 3/2024. So với đỉnh Fansipan, Bạch Mộc Lương Tử và nhiều cung khác, Putaleng được nhiều người đánh giá top đầu về độ khó, cung leo dài và địa hình núi dốc dựng đứng.

Chúng tôi xuất phát lúc 4h sáng với mong muốn có thể đón bình mình trên đỉnh. Trời lúc này tối như mực, tôi và Chopper nương theo ánh trăng mờ ảo để di chuyển. Đường núi vắng lặng, đi giữa rừng tre trúc chỉ có tiếng gió và lá cây xào xạc. Nếu không có Chopper, chắc chắn tôi sẽ không dám đi vào giờ đấy. Bù lại, ánh trăng lúc này rất “thơ” và khoảnh khắc chạy đua với thời gian Mặt Trời đang lên cũng rất tuyệt.

▸ Đỉnh Pusilung cao 3.083m

  • Thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
  • Độ khó: Top 2.

Thời tiết miền Bắc tháng 11/2023 bắt đầu lạnh, chúng tôi quyết định thực hiện một chuyến trekking lên đỉnh Pusilung, Lai Châu. Đỉnh núi này khá dài, tôi và Chopper đi trong 3 ngày 2 đêm nên vừa vặn sức lực.

Pusilung xếp thứ 2 trong danh sách 15 đỉnh khó leo nhất của Việt Nam. Nhưng Chopper đã có kinh nghiệm trong các chuyến trekking trước đó nên cung núi này vẫn chẳng nhằm nhò. “Cậu chàng” háo hức chạy một mạch trong không gian chỉ toàn cây cối, rừng rậm.

▸ Đỉnh Nam Kang Hô Tao cao 2.881m

  • Nằm trên địa phận bản Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
  • Top 1 độ khó.

Sang tháng 12/2023, chúng tôi tiếp tục chinh phục đỉnh Nam Kang Hô Tao. Cung núi này không cao bằng Putaleng, nhưng lại là chặng thử thách rất lớn với tôi và Chopper bởi tôi chọn lịch trình ngắn hơn bình thường, thay vì 3 ngày 2 đêm, chúng tôi chỉ đi 2 ngày 1 đêm.

Chưa kể đỉnh Nam Kang Hô Tao là cung gian nan bậc nhất Tây Bắc với địa hình phức tạp, nguy hiểm, phải vượt qua nhiều vách đá trơn trượt. Nhưng theo tôi đây là một trong những cung đáng leo nhất Việt Nam.

Cuối chặng, Chopper phải nghỉ tầm 30 phút để ngủ rồi mới tiếp tục. Đây cũng là cung duy nhất nó cần nghỉ mệt.

▸ Đỉnh Sinh Tcha Pao cao 2.715m

  • Xã Nậm Chày, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
  • Độ khó: 7/10.

Tháng 4 vừa qua, tôi và Chopper hoàn thành thêm một cung trekking là Sinh Tcha Pao. Đây là một cung mới cắm chóp, có địa hình hoang sơ và vách đá cao 30 km khá nguy hiểm. Thế mà Chopper xuống núi trước cả tôi.

Đáng nhớ nhất là khi Chopper thấy tôi cheo leo trên vách đá, nó tru lên mấy tiếng rồi khóc. Ở các cung khác, nó luôn tin tưởng tuyệt đối vào tôi, nhưng địa hình mới này khiến chú cún hoảng sợ.

Điều này khiến tôi cảm động và nhận ra bản thân sẽ không bao giờ đơn độc vì luôn có Chopper đồng hành.

▸ Đỉnh Samu cao 2.756m

  • Xã Xím Vàng, Bắc Yên, Sơn La.
  • Độ khó: Trung bình.

Trekking cung núi này không khó, nhưng lại là chuyến đi “bão táp” đúng nghĩa. Đoàn gặp đúng thời tiết xấu, bị mưa gió, bùn lầy và sương mù bao phủ.

Chopper chưa phải đi trong hoàn cảnh như thế này bao giờ. Song, nó vẫn thích nghi tốt. Cuối cùng, chúng tôi đã có những bức ảnh “để đời”, mập mờ trong làn sương. Trải nghiệm này cũng rất thú vị.

▸ Đỉnh Đỗ Quyên cao 2.619m

  • Huyện Tây Giang – Tỉnh Quảng Nam.
  • Độ khó: Trung bình.

Chuyến đi này cũng kéo dài 3 ngày 2 đêm. Chopper và tôi khá thong dong bởi cây cối ở Đỗ Quyên bị chặt khá nhiều, phần đỉnh thưa thớt, hoa đỗ quyên đã tàn. Cung núi này mới được cắm chóp nên vẫn là đỉnh mới. Đi vào đúng mùa Đỗ Quyên nở rộ khoảng tháng 3 là đẹp nhất.

Chuẩn bị gì để đưa một chú đi trekking?

Muốn đưa cún cưng leo núi cùng mình, các bạn nên tìm hiểu sức bền của vật nuôi trước. Với một chú chó ít vận động muốn tham gia leo núi, trước tiên phải luyện tập như con người.

Cơ, xương khớp phải vận động thường xuyên thì khi leo núi mới không bị mất sức, dẫn đến đau mệt không đi nổi. Trước chuyến đi, mỗi ngày nên cho cún tập chạy thể dục vài vòng hồ để rèn luyện sức bền.

Trekking thường ở trong rừng 2-3 ngày, di chuyển vất vả, nên những đồ ăn tươi của cún phải hạn chế lại. Thực đơn chuẩn bị sẵn trứng vịt lộn luộc cho ngày đầu và hạt, thịt sấy khô, kẹo canxi cho những ngày sau.

Ngoài ra, các bạn chú ý tùy vào giống chó có lông 2 lớp hay 1 lớp mà chuẩn bị áo giữ ấm cho nó ở những chuyến đi mùa lạnh.

Nguồn: Znews.vn

Theo dấu chân đàn tuần lộc, khách Việt gặp duyên kỳ ngộ ở miền biên viễn

Hành trình khám phá Mông Cổ – vùng đất của thảo nguyên bất tận và lối sống du mục đã dẫn tôi đến với làng tuần lộc nằm sâu trong rừng Taiga.

Lựa chọn đến với Mông Cổ, đi vào rừng sâu tìm đàn tuần lộc ở khu vực giáp biên, nơi phần lớn những người Mông Cổ cũng chưa từng đặt chân đến, tôi biết mình sẽ phải vượt qua nhiều thử thách.

Sau 7 tiếng ngồi máy bay và 12 tiếng đi xe trên đường nhựa, tôi bước vào một thế giới khác, đi trên những vệt đất khó có thể gọi là đường. Chiếc xe van từ những năm 1960 len lỏi trong rừng Taiga, băng qua bùn lầy, suối cạn, tuyết trơn, đồi thông bạt ngàn và những đàn gia súc hàng nghìn con.

Trên chiếc xe đôi khi nghiêng đến 45 độ và xóc nảy người, tôi thấy mình vượt những cây cầu gỗ mục phất phơ dải cờ cầu bình an, những túp lều tròn bé nhỏ giữa thung lũng và đôi khi là những cánh diều hâu bay ngay qua trước mắt.

Những bỡ ngỡ và lo lắng về quãng đường xa dần được thay thế bằng vô vàn những cung bậc cảm xúc, từ ngạc nhiên, bất ngờ đến cảm thán trước vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi lãng mạn của Mông Cổ.

mong co  (1).jpg
Chiếc xe van từ những năm 1960 là phương tiện hiếm hoi có thể di chuyển trong rừng ở Mông Cổ

mong co  (13).jpg
Những đỉnh núi phủ trắng tuyết lúc hiện ra thật gần, lúc lại xa tít tắp

mong co  (16).jpg
Những cảnh sắc hùng vĩ qua khung cửa và thu vào tầm mắt

Sau 1,5 ngày len lỏi trong rừng, đoàn chúng tôi chuyển sang cưỡi ngựa để đi sâu về phía biên giới, nơi bộ lạc tuần lộc đang sinh sống.

Với một người theo chủ nghĩa xê dịch nhưng thường xuyên gắn với công việc văn phòng, cưỡi và tự điều khiển một chú ngựa Mông Cổ hoang dã là một trong những thách thức lớn nhất mà tôi từng trải qua.

Những người bản địa dặn tôi nhiều điều, từ không vẫy tay, không vuốt bờm, không nói to, đến không được quàng một chiếc khăn đỏ, vì tất cả những điều này sẽ khiến ngựa Mông Cổ cảm thấy phấn khích.

Có lẽ, một nửa thời gian của quãng đường di chuyển là để tôi và người bạn đồng hành 4 chân có thể tìm tiếng nói chung, để có thể đặt niềm tin vào nhau hơn, cùng đi qua những cánh rừng rực rỡ sắc đỏ vàng, những mỏm đá gồ ghề, những đoạn đất lầy trơn trượt…

mong co (6).jpg
Để đến với làng tuần lộc, đoàn chúng tôi phải cưỡi ngựa 4 tiếng

Sau hơn 4 tiếng cưỡi ngựa, khung cảnh làng tuần lộc dần hiện ra trong màn sương mờ ảo. Vài ba túp lều nhỏ dựng lên từ những thân gỗ mộc, phủ vải cứng và da tuần lộc, nằm quây quần giữa rừng thông bạt ngàn.

Ở đây, mọi thứ dường như ngừng lại. Không có sóng điện thoại, không internet, chỉ có tiếng gió rít qua rừng cây và ánh lửa bập bùng trong những chiếc lò sưởi.

Bộ lạc Tsaatan, những người sống cùng đàn tuần lộc, là minh chứng cho sự hòa hợp tuyệt đối giữa con người và thiên nhiên.

Những người Mông Cổ này nuôi tuần lộc không chỉ để làm phương tiện di chuyển mà còn tận dụng sữa, da và sừng của chúng để duy trì cuộc sống.

Trẻ em chơi đùa giữa núi rừng, đôi má đỏ hây hây trong gió lạnh. Người lớn cần mẫn chuẩn bị bữa ăn tối, khói bếp quyện vào màn sương ráng chiều tạo nên một cảnh tượng đẹp như tranh.

Hàng chục chú tuần lộc, từ trắng như bông tuyết đến nâu vàng óng ả, có sừng và không sừng, nằm im lìm chờ một ngày trôi qua. Chỉ cần mở cửa lều là có thể nhìn thấy những chú tuần lộc với đôi sừng uy nghiêm lững thững đi lại, chẳng màng đến sự hiện diện của những người ‘thành phố’.

Có lẽ, cả cuộc đời, tôi chưa từng chứng kiến cảnh tượng nào diệu kỳ đến vậy, với cảm giác như đang bước vào thế giới cổ tích, nơi mọi thứ đều giản dị nhưng hiện lên tựa như một phép lạ không có trong đời thực.

mong co (4).jpg
Những chú tuần lộc hiện ra như trong thế giới cổ tích

Đêm ở làng tuần lộc là một trải nghiệm đặc biệt. Không có ánh đèn điện, chỉ còn lại ánh lửa từ lò sưởi và bầu trời có thể nhìn rõ dải ngân hà. Nhiệt độ xuống thấp, những bông tuyết đầu tiên của Mông Cổ đã rơi khi tôi ở đây, nơi bên rìa thế giới.

Những người bản địa nói, được chứng kiến bông tuyết đầu mùa là duyên may, còn tôi nói có thể gặp họ, cùng uống bát sữa tuần lộc nóng hổi là cuộc tao ngộ đầy trân quý.

Bởi người trong làng chỉ lưu lại đây trong 2 ngày nữa, rồi lại đóng đồ và di chuyển đến một nơi nào đó chính họ cũng chưa biết – nơi có đủ thức ăn cho tuần lộc sống qua mùa đông giá lạnh.

Đến muộn một chút, tôi đã chẳng thể nào gặp được họ, đó chẳng phải sự sắp xếp tuyệt vời của những mối duyên trong cuộc đời hay sao?

Quãng đường tìm tuần lộc chỉ chiếm một cung nhỏ trong hành trình khám phá Mông Cổ nhưng đối với tôi, đây là một chuyến đi vượt mong đợi, không chỉ bởi cảnh đẹp đến khó tin, mà còn bởi những cảm xúc chân thực và bài học quý giá.

Lần đầu tiên, tôi hiểu rằng, có những kỳ ngộ trong đời không thể mong cầu mà do tùy duyên gặp gỡ, từ những bông tuyết đầu mùa ở vùng đất lạ đến sự chân tình của những người du mục.

Những khoảnh khắc ở làng tuần lộc sẽ mãi là một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời, một lời nhắc nhở rằng thiên nhiên luôn có cách riêng để chữa lành và truyền cảm hứng.

mong co (7).jpg

Em bé Mông Cổ đôi má đỏ hây hây bên nhà của mình – một túp lều đặc trưng của người du mục

mong co (5).jpg
Túp lều của bộ lạc du mục được gọi là teepee, được dựng một cách thô sơ nhưng vững chãi

Những người trong bộ lạc tuần lộc đón tiếp chúng tôi một cách nồng hậu

Tuần lộc được chăn thả tự do trong rừng và rất hiền lành, không sợ người lạ nhưng thường biết nghiêng đầu tránh ống kính khi có người muốn chụp ảnh

Ảnh: Hạ Phương

Nguồn: Vietnamnet.vn

Vụ máy bay rơi làm 38 người chết: Ngồi ở đâu có tỷ lệ sống cao nhất?

Vị trí ghế ngồi có tỷ lệ sống sót cao trên máy bay

Vào sáng 25/12, một vụ tai nạn hàng không đã xảy ra gần sân bay Aktau, nằm trên bờ biển phía đông của Biển Caspi. Máy bay Embraer 190 của hãng hàng không Azerbaijan AZAL, bay từ Baku đến Grozny, đã bị rơi gần thành phố Aktau ở Kazakhstan khi cố gắng hạ cánh khẩn cấp.

Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, máy bay chở 67 người, bao gồm cả hành khách và phi hành đoàn. Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn là do máy bay va chạm với chim, dẫn đến các sự cố kỹ thuật nghiêm trọng.

Vụ máy bay rơi làm 38 người chết: Ngồi ở đâu có tỷ lệ sống cao nhất? - 1

Khoảnh khắc máy bay chở khách của hãng hàng không Azerbaijan rơi từ trên cao và bốc cháy như cầu lửa (Ảnh cắt từ clip).

Trong cuộc họp báo với truyền thông địa phương, Phó Thủ tướng Azerbaijan Kanat Bozumbaev cho biết tổng số người bị thiệt mạng trong vụ máy bay Embraer 190 rơi là 38 người và 29 người may mắn sống sót kỳ diệu.

Đáng chú ý ở chỗ, đa phần những người sống sót đều ngồi ở khoang phía dưới của máy bay.

Theo lời kể của những hành khách thoát nạn, họ nhìn thấy ngọn lửa bao trùm ở phần đầu máy bay. Giữa cảnh hỗn loạn, tiếp viên hàng không liên tục thúc giục hành khách ngồi ở tư thế chống đỡ.

Sau đó, hành khách rơi vào trạng thái mất phương hướng tột độ, lao vút qua không trung rồi bao trùm xung quanh là mảnh vỡ. Phần đầu máy bay bị xóa sổ, cướp đi sinh mạng của 38 người. Chỉ còn phần đuôi máy bay là nơi trú ẩn cho những người đủ may mắn tránh được cú va chạm khốc liệt.

Vụ tai nạn hàng không này càng khiến nhiều người băn khoăn đặt ra câu hỏi, vậy liệu đâu là chỗ ngồi an toàn có tỷ lệ sống sót cao nhất khi máy bay gặp nạn?

Vụ máy bay rơi làm 38 người chết: Ngồi ở đâu có tỷ lệ sống cao nhất? - 2

Máy bay bị gãy đôi sau khi rơi ở Kazakhstan (Ảnh: Reuters).

Để trả lời câu hỏi này, rất nhiều các chuyên gia đã đưa ra những phân tích riêng với nhiều lý do khác nhau.

Theo đánh giá của bà Alison Duquette, phát ngôn viên từ Cục hàng không Liên bang Mỹ: “Tai nạn máy bay thường có nhiều loại, có thể do đụng độ, sự cố hạ cánh hay va chạm trên đường băng. Bởi vậy, không có ghế ngồi nào an toàn nhất”.

Tuy vậy, căn cứ theo số liệu phân tích từ Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) với các vụ tai nạn hàng không dành cho máy bay thương mại từ năm 1971 cho thấy, có sự liên quan giữa tỷ lệ thương vong và sống sót với vị trí ghế ngồi. Hành khách ngồi gần đuôi máy bay chiếm gần 40% khả năng tồn tại so với những người ngồi phía trước.

Những chiếc ghế ở phía sau máy bay thường không được du khách ưa thích vì vài lý do. Một trong số đó là phải đợi rất lâu để xuống máy bay. Nhưng mạng lưới An toàn Hàng không phân tích từ 65 vụ rơi máy bay nhận thấy, đây là nơi an toàn nhất trong số hơn 50% vụ tai nạn, dựa trên tỷ lệ sống sót.

Cụ thể, những chỗ ngồi giữa máy bay có tỷ lệ tử vong cao nhất với 39% và 38% với các ghế phía trước. Ghế ngồi sau có tỷ lệ tử vong thấp hơn, vào khoảng 32%.

Đối với khu vực hàng ghế giữa cũng có nhiều nguy hiểm. Do các máy bay thương mại thường lưu trữ nhiên liệu hai bên cánh, nó dễ dàng bốc cháy hay phát nổ, làm giảm cơ hội sống sót của hành khách khi có sự cố xảy ra.

Vụ máy bay rơi làm 38 người chết: Ngồi ở đâu có tỷ lệ sống cao nhất? - 3

Trong nhiều vụ tai nạn máy bay thảm khốc, hành khách không còn cơ hội sống dù ngồi ở vị trí nào (Ảnh: Quora).

Bên cạnh đó, loại trường hợp khẩn cấp cũng sẽ quyết định khả năng sống sót. Nếu máy bay gặp tai nạn đâm vào sườn núi hay rơi xuống biển thì cơ hội sống của hành khách gần như bằng 0.

Đơn cử như thảm họa hàng không năm 1979 ở New Zealand. Chuyến bay TE901 của Air New Zealand đã đâm vào sườn núi Erebus thuộc Nam Cực, khiến toàn bộ 257 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Cần làm gì khi máy bay gặp sự cố?

Các chuyên gia đến từ Đại học Greenwich (Anh) đã nghiên cứu dựa trên 2.000 người may mắn sống sót từ 105 vụ tai nạn máy bay trên toàn cầu. Kết quả cho thấy, một phần ba nạn nhân thiệt mạng chủ yếu do ngạt khói và cháy.

Năm 1985, chiếc Boeing 737 bị cháy trên đường băng tại sân bay Manchester (Anh) khiến 55 hành khách tử vong. Sau sự cố này, tất cả các máy bay phải trải qua thử nghiệm về sơ tán hành khách, đảm bảo tất cả mọi người có thể thoát ra khỏi cabin trong vòng 90 giây với một nửa số cửa thoát hiểm.

Nhiều người nghĩ rằng lửa là nguyên nhân chính khiến tai nạn máy bay gây chết người. Thực tế, khói còn nguy hiểm hơn nhiều. Chỉ cần hít phải khói trong giây lát cũng có thể khiến hành khách bất tỉnh thậm chí tử vong. Trong tình huống khẩn cấp, hành khách phải làm ướt khăn hoặc mảnh vải lót trên ghế máy bay để che mũi, miệng.

Vụ máy bay rơi làm 38 người chết: Ngồi ở đâu có tỷ lệ sống cao nhất? - 4

Khi sự cố xảy ra, hành khách cần lắng nghe chỉ dẫn từ tiếp viên (Ảnh: Daily).

Một trong những việc tối kỵ khi tai nạn xảy ra đó là cố gắng cầm theo tài sản. Nên nhớ, việc mang theo tư trang, đồ có giá trị sẽ làm bạn và người khác bị trễ khi thoát ra ngoài. Cần để hai tay không vướng bận mới gạt bỏ chướng ngại vật khi chạy hoặc che mũi miệng tránh bị ngạt.

Tuy nhiên trên thực tế, trong nhiều vụ tai nạn hàng không thảm khốc, phần lớn hành khách trên máy bay không còn cơ hội sống. Đó là lý do các chuyên gia khẳng định “không có chỗ ngồi nào an toàn tuyệt đối”. Mọi kết quả nghiên cứu chỉ mang tính chất tương đối. 

Nguồn: Dantri.com.vn

Mẹ U60 tự chạy xe máy đi phượt cùng con trai

Từ đi phượt một mình đến đi phượt cùng mẹ

Huỳnh Hoàng Huy (29 tuổi, TPHCM), một người làm sáng tạo nội dung, vừa cùng mẹ mình, bà Bích Đào (58 tuổi), hoàn thành hành trình chinh phục cực Nam Cà Mau sau 8 ngày, đêm.

4 ngày sau chuyến đi phượt cùng mẹ, Huy cảm thấy biết ơn vì sức khỏe của bà vẫn tốt, quan trọng hơn, chuyến đi này giúp hai mẹ con thấu hiểu nhau nhiều hơn.

“Tôi thấy biết ơn vì mẹ vẫn đủ sức khỏe để đi cùng mình, đồng thời thực hiện được lời hứa đưa mẹ đi tìm lại những khoảnh khắc thanh xuân qua những chuyến đi”, Huy nói.

Video ghi lại hành trình chinh phục cực Nam Cà Mau của mẹ con Huy.

Huy chia sẻ, cậu là một người đam mê phượt. Năm 2011, lần đầu mẹ mua cho chiếc xe, Huy thử chạy xe một mình đi Vũng Tàu. Cảm giác tự do, được tự quyết định lộ trình, thích thì dừng chân và khám phá mọi ngóc ngách khiến anh yêu thích việc đi phượt. Từ những chuyến đi ngắn, Huy dần thực hiện các hành trình dài hơn như chinh phục cực Tây Bắc hay xuyên Việt cùng bạn bè.

Đến năm 2019 Huy đi xe máy chinh phục cực Tây Bắc, xuyên Việt trong vòng 13 ngày cùng những người bạn. Sau nhiều lần đi phượt cùng bạn bè, Huy nghĩ đến việc đưa mẹ đi trải nghiệm, gắn kết gia đình, cho bà tìm lại thanh xuân của mình.

“Bố bỏ mẹ con tôi từ nhỏ, bà rất vất vả để nuôi tôi khôn lớn. Mẹ sang Campuchia hai năm làm đủ nghề từ bán quần áo đến mỹ phẩm, rồi trở về Việt Nam mở quán làm tóc. Bà không dám ăn, mặc không dám mặc, nhưng chưa từng để tôi thiếu thốn điều gì, khi có điều kiện, tôi mong có thể bù đắp cho bà”, Huy nói.

Chuyến đi đầu tiên của mẹ và Huy là hành trình sang Campuchia, hơn 1.000km. Sau đó, hai mẹ con tiếp tục đến Đà Lạt, và mới đây nhất, họ cùng nhau chinh phục cực Nam Cà Mau.

Mẹ U60 tự chạy xe máy đi phượt cùng con trai - 1

Hai mẹ con Huy di chuyển bằng xe máy, bà Đào tự lái mà không cần con trai đèo.

Điều đáng trân trọng là mẹ của Huy không còn ngồi sau xe con trai, mà trực tiếp lái trong hành trình đến Cà Mau. Dù ngoài 50 tuổi, từng gặp tai nạn gãy xương đòn vào năm 2021, mẹ Huy vẫn tràn đầy năng lượng và quyết tâm để cùng con trai hoàn thành những cung đường dài.

“Mẹ mình vẫn thường xuyên tập thể dục. Mình chỉ quyết định đi khi mẹ đủ sức khỏe, không dám đánh cược với sức khỏe của mẹ”, Huy chia sẻ.

Có kinh nghiệm từ những chuyến đi trước, đợt này thấy quán tóc của mẹ vắng khách, Huy rủ bà đi chơi, về thăm lại nhà cũ ở Sóc Trăng xem như thế nào, tò mò nên mẹ đồng ý ngay.

Mẹ U60 tự chạy xe máy đi phượt cùng con trai - 2

Đến mỗi điểm có cảnh đẹp hai mẹ con Huy lại dừng chụp ảnh lưu niệm.

 Hành trình chinh phục cực Nam Cà Mau cùng mẹ U60

Ban đầu, chuyến đi chỉ là về Sóc Trăng để thăm quê, xem lại căn nhà mà mẹ anh từng bán vào năm 2012. Nhưng khi đến nơi, thấy căn nhà bị bỏ hoang, ngập nước và cây cối mọc um tùm, mẹ anh không khỏi buồn lòng. Để xoa dịu cảm giác đó, Huy bất ngờ đề nghị: “Lỡ rồi, mình đi Cà Mau luôn đi mẹ. Đến đó có cua ngon lắm”. Không ngờ, lời mời bất chợt ấy lại trở thành động lực để hai mẹ con tiếp tục hành trình, chạy thêm hơn 200 km để đến Cà Mau.

Hành trình kéo dài tổng cộng 8 ngày, trong đó có 6 ngày khám phá miền Tây và 2 ngày chạy xe về lại Sài Gòn. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, Huy luôn chia nhỏ cung đường, chọn thời điểm mẹ cảm thấy khỏe nhất để xuất phát và mang đầy đủ thuốc men.

Để đến Cà Mau, Huy hoàn toàn dựa vào Google Maps (ứng dụng bản đồ online), do đây là lần đầu tiên cậu đặt chân đến vùng đất này. Tuy nhiên, có những lúc ứng dụng chỉ sai đường, khiến hai mẹ con phải quay lại một quãng đường khá xa.

May mắn là người dân miền Tây rất dễ mến và nhiệt tình. Khi Huy hỏi đường hoặc tìm quán ăn ngon, họ sẵn sàng chỉ dẫn tận tình, đến khi cậu hiểu rõ mới thôi.

Từ đầu chuyến đi, hai mẹ con Huy thống nhất thấy cảnh đẹp thì dừng lại chụp hình, mệt sẽ tạt vào quán cà phê võng nghỉ ngơi một lúc rồi tiếp tục hành trình.

Chàng trai 29 tuổi chia sẻ, điểm dừng chân đáng nhớ nhất trong chuyến đi là cột mốc tọa độ quốc gia ở Cà Mau. Huy kể: “Hôm đó, hai mẹ con dậy từ 5h, là những người đầu tiên mua vé để lên cột mốc chụp hình. Cảm giác tự hào khó tả”.

Mẹ U60 tự chạy xe máy đi phượt cùng con trai - 3Mẹ U60 tự chạy xe máy đi phượt cùng con trai - 4

Hai mẹ con cùng nhau đi qua nhiều địa danh khu vực miền Nam.

Huy thừa nhận rằng đi phượt cùng mẹ khác hẳn với đi cùng bạn bè. Mọi thứ trong hành trình của Huy đều chậm rãi, không quá vội vàng nhưng vẫn giữ được sự háo hức. Với cậu dù đi nhanh hay chậm, cuối cùng sẽ đến đích, quan trọng là tận hưởng cảnh đẹp và tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.

Huy luôn trân trọng mẹ mình – người phụ nữ mạnh mẽ dành cả cuộc đời để chăm lo cho anh. Vì vậy, anh muốn dành thời gian bên mẹ nhiều nhất có thể, bởi: “Khi mẹ còn đủ sức, mình phải đưa mẹ đi. Thời gian với bạn bè, người yêu  không thiếu, nhưng thời gian cho mẹ thì không thể chờ đợi”.

Tổng chi phí cho hành trình 8 ngày của hai mẹ con là 8 triệu đồng. Trong đó, vé tham quan các địa điểm nổi tiếng như Nhà công tử Bạc Liêu, chợ nổi Cái Răng và cột mốc quốc gia Đất Mũi chiếm 1 triệu đồng. Chi phí ăn uống cho những món đặc sản miền Tây như bún suông vịt, cua gạch Cà Mau và bánh xèo Cần Thơ hơn 2 triệu đồng. Phần lớn số tiền còn lại được sử dụng để trả tiền nhà nghỉ, lên tới 3,5 triệu đồng, xăng xe chỉ tốn vài trăm nghìn đồng.

Mẹ U60 tự chạy xe máy đi phượt cùng con trai - 5Mẹ U60 tự chạy xe máy đi phượt cùng con trai - 6

Huy cùng mẹ thưởng thức những món ăn đặc sản.

Huy cho biết, nếu đi một mình hoặc với bạn bè, chi phí có thể thấp hơn, nhưng với anh, quan trọng nhất là mẹ được ăn ngon, ngủ ngon để bù lại sức lực.

Huy hy vọng câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng để giới trẻ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. “Nhiều bạn nghĩ đi phượt với ba mẹ là quê mùa hay ngại ngùng. Nhưng mình nghĩ, những chuyến đi với gia đình là cơ hội vàng để nói ra những tâm sự, hiểu nhau hơn và tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ”.

Anh cũng nhắn nhủ rằng việc đi du lịch không nhất thiết phải là phượt bằng xe máy. Quan trọng nhất là sự đồng hành và trân trọng từng khoảnh khắc bên người thân yêu.

Sau chuyến đi đến cực Nam Cà Mau, Huy và mẹ lên kế hoạch cho hành trình tiếp theo, chinh phục cực Đông ở Phú Yên vào tháng 3 năm sau, nếu sức khỏe của mẹ cho phép.

Video, Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguồn: Dantri.com.vn

‘Mách nước’ loạt địa điểm ăn chơi về đêm tại Đà Nẵng

Mùa hè này, đêm Đà Nẵng sẽ lột xác với loạt trải nghiệm lần đầu và chưa từng có, sẵn sàng chiêu đãi du khách đến thành phố biển.

Nếu nghĩ đêm Đà Nẵng chỉ có các tour sông Hàn hay những con phố tấp nập hàng quán thì bạn đã nhầm. Phố đi bộ đêm, chợ đêm và loạt trải nghiệm cực đã khác sẽ giúp bạn tân hưởng mùa hè đáng nhớ.

Không khí sôi động ở phố đêm

Đón đầu mùa hè 2024, Đà Nẵng đã kịp ra mắt nhiều khu phố đêm độc đáo. Một trong số đó là phố đi bộ Bạch Đằng. Tuyến phố nằm trên vỉa hè của con đường cùng tên, trải dài 1,2 km từ phía đuôi cầu Rồng đến giáp chân cầu Trần Thị Lý, với 27 ki-ốt, ôtô bán hàng cùng 2 sân khấu nghệ thuật hoành tráng tại đường Bình Minh 6 và cầu bán nguyệt.

Phố đi bộ Bạch Đằng bắt đầu hoạt động từ 15h đến 0h hàng ngày, được xem là điểm đến mua sắm, ăn uống, giải trí sôi động về đêm của du khách lẫn người dân Đà Nẵng.

Trước đó, UBND quận Sơn Trà cũng đưa vào hoạt động các dịch vụ, tiện ích tại cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi công viên bờ đông. Tại đây cũng đã lắp đặt nhiều cụm ánh sáng mỹ thuật, đặt các mô hình xe cổ làm điểm check-in và tổ chức triển lãm ảnh, trưng bày sản phẩm chuyên ngành định kỳ hàng quý vào dịp lễ, Tết.

Tuyến phố này còn là nơi diễn ra các sự kiện âm nhạc, vũ hội đường phố, hoạt động đồng diễn, nhảy flashmob, lễ hội yoga, nghệ thuật đường phố phục vụ du khách hàng đêm.

“Quẩy hết mình” tại quận giải trí mới Danang Downtown

Chính thức đổi nhận diện từ công viên châu Á thành Da Nang Downtown từ đầu tháng 6, điểm đến vốn rất quen với du khách và người dân Đà Nẵng đã thực sự lột xác để “sống đúng với khí chất năng động của mình”.

Không chỉ mang tới một không gian mua sắm và ẩm thực đa trải nghiệm, giúp du khách có thể ăn no, ăn ngon với giá hợp lý, lấp đầy vali bằng đủ loại đồ lưu niệm, quà cáp để mang về từ 200 gian hàng, chợ đêm Vui Phết còn khiến tất cả “đến là thấy vui chẳng muốn về” với loạt show đường phố tưng bừng và vui nhộn không đâu có.

Du lich Da Nang anh 3

Chợ đêm Vui Phết hứa hẹn nối dài trải nghiệm của du khách tại Da Nang Downtown mùa hè này.

Song, điều khiến Da Nang Downtown trở thành thỏi nam châm, đặc biệt khi hoàng hôn buông xuống, lại là loạt show diễn đẳng cấp lần đầu xuất hiện tại thành phố sông Hàn.

Ấn tượng đầu tiên là show nghệ thuật thể thao mạo hiểm “Awaken River – Dòng sông thức giấc” lúc 17h30, được dàn dựng và thực hiện bởi những tên tuổi hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Jetski và Flyboards. Kéo dài 20 phút, “Awaken River” diễn ra tất cả các ngày trong tuần.

Nếu “Awaken River” là món khai vị thì “Symphony of River” chính là “vedette” của bữa tiệc giải trí thịnh soạn mỗi đêm tại Da Nang Downtown. Với thời lượng kéo dài 45 phút, show nghệ thuật đa trải nghiệm này quy tụ gần 100 diễn viên, nghệ sĩ quốc tế với nhiều loại hình kết hợp những vũ điệu say đắm trên không cũng như mặt nước của hơn 20 vận động viên vô địch Jetski và Flyboards.

“Symphony of River” diễn ra vào 20h30 hàng ngày tại sân khấu bên sông Hàn, với khán đài có sức chứa hơn 2.000 chỗ ngồi. Điểm nhấn ấn tượng nhất nằm ở cuối show, khi từng đợt pháo hoa bừng sáng, vút lên cao với đủ sắc màu như nhảy múa trên mặt nước và bầu trời.

Song song đó, Da Nang Downtown cũng không thiếu những góc truyền thống lắng đọng cho khán giả yêu nghệ thuật dân gian. Tại sân khấu nhà hát Ầu Ơ có sức chứa 600 chỗ ngồi, show “Rối Việt” với 2 suất diễn vào 18h và 20h hàng ngày dẫn dắt khán giả khám phá vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam một cách sống động qua ngôn ngữ nghệ thuật giàu tính hình tượng của bộ môn rối cạn và rối nước.

Tự tình ở thị trấn Pháp lãng mạn trên đỉnh Bà Nà

Từ 15h, du khách đã có thể bắt những chuyến xe buýt miễn phí từ trung tâm thành phố tới Bà Nà chơi đêm. Giá vé đêm cũng ưu ái hơn, không phải đợi chờ lâu để lên – xuống cáp treo. “Bà Nà by Night” là một món quà thú vị cho du khách muốn tận hưởng những khoảnh khắc thực sự lãng mạn ở một không gian đẹp như cổ tích bên những lâu đài Pháp mờ ảo trong sương.

Du khách không thiếu những trải nghiệm vui thâu đêm ở Bà Nà. Tiêu biểu có thể kể đến show múa lửa, đốt lửa trại, show trình diễn nghệ thuật hóa trang, các tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ quốc tế, thưởng thức bia ngon, món ăn hấp dẫn… Vì vậy, nếu dưới phố vui theo một cách cuồng nhiệt, “Bà Nà by Night” có đủ cả sự sôi động lẫn lãng mạn, êm đềm và chút se lạnh đặc trưng, khiến những người đang yêu hoặc muốn tìm một chút riêng tư không thể làm ngơ.

Nguồn: Znews.vn

Tàu cao tốc nhanh nhất thế giới 450km/h của Trung Quốc sắp vận hành

Ngày 25/12, tàu cao tốc CR450 chạy thử từ thành phố Thiên Tân tới Bắc Kinh, thu hút sự chú ý từ truyền thông và dư luận thế giới.

Theo mô tả, tàu có hình dáng giống mũi tên còn phần mũi hình viên đạn. Tốc độ chạy thử nghiệm đạt 450km/h còn khi vận hành thực tế có thể là 400km/h. Qua đó, đây sẽ là tàu cao tốc chở khách nhanh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.

Tàu cao tốc nhanh nhất thế giới 450km/h của Trung Quốc sắp vận hành - 1

Hình ảnh hiếm hoi về tàu cao tốc CR450 của Trung Quốc với vận tốc 450km/h sắp đi vào hoạt động năm 2025 (Ảnh: Weibo).

Hình ảnh rò rỉ cho thấy, tàu CR450 có 8 toa, thiết kế hình mũi tên nhiều góc cạnh. 8 toa với số seri được phủ bằng băng dính trắng.

Thân tàu không được sơn nhưng có thể nhìn thấy thương hiệu Phục Hưng. Điều này cho thấy đoàn tàu mới được xây dựng trên nền tảng tàu CR400 ra mắt vào năm 2017.

Theo dữ liệu thông tin chính thức, tàu CR450 nặng khoảng 10 tấn, nhẹ hơn 12% so với mẫu tàu CR400 hiện tại. Lực cản vận hành và mức tiêu thụ năng lượng giảm 20% trong khi hiệu suất phanh tăng cùng mức.

Những dữ liệu cải tiến này giúp tăng tốc độ vận hành thương mại thêm 50km/h mà không ảnh hưởng đến mức độ tiếng ồn hoặc hiệu suất năng lượng của tàu.

Tuyến Thành Đô – Trùng Khánh được xây dựng theo tiêu chuẩn cao, được coi là ứng cử viên có khả năng cho tàu CR450 hoạt động ở tốc độ thiết kế tối đa.

Vào tháng 9, Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc tuyên bố, đoàn tàu CR450 đã bước vào giai đoạn lắp ráp hoàn chỉnh.

So với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, Trung Quốc xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc muộn hơn, nhưng hiện trở thành mạng lưới hoạt động lớn nhất. Mạng lưới đường sắt quốc gia này đạt chiều dài 159.000km trong đó có hơn 45.000km là đường sắt cao tốc, theo số liệu được tờ SCMP cập nhật cuối năm 2023.

Mạng lưới tàu cao tốc Phục Hưng hiện vận hành ở 31 tỉnh thành trên khắp quốc gia tỷ dân. Hệ thống vận chuyển hơn 10 triệu lượt khách mỗi ngày, tới 96% thành phố ở Trung Quốc.

Từ khi ra mắt, tàu Phục Hưng nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ du khách trong nước và quốc tế. Trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều video được du khách chia sẻ về trải nghiệm ngồi tàu mang lại cảm giác “êm ru” khi lướt dọc theo chiều dài Trung Quốc.

Hiện Trung Quốc còn phát triển một dự án đầy tham vọng khác với tàu cao tốc vận hành ở tốc độ khoảng 1.000km/h là loại thế hệ mới trong tương lai.

Tàu cao tốc nhanh nhất thế giới 450km/h của Trung Quốc sắp vận hành - 2

Trung Quốc còn phát triển dự án đầy tham vọng khác về tàu cao tốc chạy 1.000km/h nhanh hơn máy bay chở khách, nhưng phải di chuyển trong ống chân không (Ảnh minh họa: Global Times).

Theo Tân Hoa Xã, dù vẫn trong quá trình nghiên cứu và phát triển, nhưng các kỹ sư trong nhóm nghiên cứu cho biết, thế hệ tàu cao tốc mới này có thể đạt tốc độ nhanh hơn máy bay thương mại chở khách nhờ đường ống cận chân không và sử dụng đệm từ.  

Mega Constructions cho biết, đó là thế hệ tàu cao tốc Maglev Railway. Nếu dự án đi vào hoạt động, du khách di chuyển từ Thượng Hải tới Hàng Châu sẽ rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 9 phút. Thậm chí, việc đi lại giữa các thành phố lớn tại Trung Quốc chỉ diễn ra trong vòng chưa tới 10 phút.

Với vận tốc này thậm chí tàu cao tốc còn di chuyển nhanh hơn máy bay. Điều này được kỳ vọng sẽ cạnh tranh trực tiếp với ngành hàng không.

Nhóm kỹ sư của phòng đệm từ và lực đẩy đệm từ thuộc Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc cũng tham gia nghiên cứu dự án.

Sau những cuộc thử nghiệm thành công trong ống chân không, công nghệ này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống giao thông trong tương lai ở Trung Quốc cũng như trên thế giới.

Nguồn: Dantri.com.vn

Lưu ý khi du lịch Măng Đen, Đà Lạt mùa mưa

Xem dự báo thời tiết thường xuyên, chuẩn bị trang phục giữ ấm, cẩn thận khi lái xe, ăn các món ấm nóng… là những lưu ý khi đi du lịch Tây Nguyên vào mùa mưa.

Địa hình đồi núi là điểm khác biệt của Tây Nguyên, song du khách cần lưu ý về lịch trình, sức khỏe để chuyến đi suôn sẻ. Ảnh: Đà Lạt Review.

Tây Nguyên có 2 mùa tương phản rõ rệt là mùa khô (tháng 12-4) và mùa mưa (tháng 5-11). Từ tháng 7, khu vực này chính thức bước vào mùa mưa với những cơn mưa nhỏ dai dẳng hay lớn như trút nước vào buổi sáng hoặc chiều.

Du lịch các địa điểm như Đà Lạt (Lâm Đồng), Măng Đen (Kon Tum) hay Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông… vào mùa này, du khách có cơ hội ngắm phố núi khoác lớp áo mới, cây cối tươi tốt và khí hậu đặc biệt mát mẻ. Đây cũng là dịp lý tưởng để tận hưởng nhịp sống yên bình, trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân địa phương.

Tuy nhiên, do địa hình đồi núi đặc thù, du khách cần lưu ý về lịch trình, sức khỏe và di chuyển để đảm bảo an toàn trong suốt chuyến đi.

Lên kế hoạch theo dự báo thời tiết

Đến Tây Nguyên mùa này, du khách cần theo dõi dự báo thời tiết, cảnh báo mưa bão tại điểm đến trên điện thoại hoặc các phương tiện truyền thông để linh hoạt lịch trình vui chơi. Vào những ngày lượng mưa hoặc độ ẩm trong không khí cao, du khách nên ưu tiên các điểm tham quan, ăn uống trong nhà như bảo tàng, khu vui chơi, chợ có mái che, quán cà phê, nhà hàng…

du lich Tay Nguyen anh 1

Kiểm tra thời tiết giúp du khách lựa chọn địa điểm phù hợp nhất cho chuyến đi. Ảnh: Yến Nguyễn.

Khi tham gia các hoạt động như trekking, cắm trại, chèo SUP/kayak hay tắm thác, du khách nên tập trung thành đoàn hoặc theo nhóm. Nếu tách ra đi cá nhân sẽ không thể hỗ trợ nhau kịp thời khi cần thiết. Trường hợp dự báo khả năng mưa trên 50%, du khách cân nhắc chuyển hoạt động sang ngày khác.

Mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên khá thất thường. Trường hợp sáng nắng, chiều mưa, đêm lạnh buốt diễn ra thường xuyên. Việc lên kế hoạch dự phòng không bao giờ thừa. Để giữ tinh thần trong suốt chuyến đi, du khách hãy chuẩn bị trước lịch trình thay thế cho các điểm tham quan, vui chơi ngoài trời, phòng khi cơn mưa ập đến ngoài dự báo và kéo dài nhiều giờ.

Chọn điểm lưu trú an toàn

Khách sạn hoặc homestay kiên cố, hệ thống thoát nước tốt và xây dựng kín đáo ở khu vực trung tâm là lựa chọn tối ưu khi du lịch vào mùa mưa. Du khách hạn chế lưu trú gần bìa rừng, khu vực thác, suối, hồ nước hay vùng trũng thấp. Ngoài ảnh hưởng của gió mạnh, ngập lụt và thủy cường dâng cao, các khu vực này còn có nguy cơ gây nguy hiểm từ việc cây cối ngã đổ.

du lich Tay Nguyen anh 2

Hạn chế lưu trú gần bìa rừng, khu vực thác, suối, hồ nước hay vùng trũng thấp là cách đảm bảo an toàn cho bản thân. Ảnh: Hiếu Thiên.

Nhiều du khách có xu hướng thuê phòng ban công để hóng gió, ngắm núi rừng. Tuy nhiên, trong những ngày mưa lớn, gió quật mạnh dễ làm hỏng cửa kính và nước tràn vào phòng. Thay vào đó, du khách có thể giữ an toàn bằng cách thuê phòng có cửa sổ hướng ra núi rừng.

Chuẩn bị áo mưa và trang phục giữ ấm

Để thích nghi với thời tiết đỏng đảnh của Tây Nguyên, du khách nên mang theo áo mưa mọi lúc mọi nơi. Nếu mưa nhỏ, du khách có thể mặc áo mưa di chuyển để không gián đoạn lịch trình. Trường hợp mưa lớn, áo mưa sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm lạnh.

du lich Tay Nguyen anh 3

Áo mưa không thể thiếu trong vali khi du lịch Tây Nguyên từ tháng 7 đến tháng 11. Ảnh: Linh Huỳnh.

Trời mưa và độ ẩm cao khiến nhiệt độ giảm đi đáng kể, du khách nên xếp trang phục dài và dày như áo khoác phao, áo len, áo lông, vớ, bao tay, khăn choàng cổ… vào vali để giữ ấm cơ thể. Ngoài ra, quần áo mặc bên trong cũng nên chọn các chất liệu nhanh khô như cotton, linen, voan… để phòng trường hợp ướt mưa bất chợt nhưng quần áo không đủ thay thế.

Về giày dép, du khách nên ưu tiên giày dép chống thấm nước, có độ bám tốt để tránh trơn trượt. Dép lê, ủng hoặc sandal là lựa chọn phù hợp cho những ngày mưa lớn hoặc các điểm đến phải di chuyển qua đường nhiều bùn lầy.

Ngoài ra, túi zip hoặc đồ đựng bằng nhựa cũng giúp du khách bảo quản các vật dụng và giấy tờ quan trọng như vé máy bay, vé tàu, máy ảnh, điện thoại và các thiết bị điện tử khác.

Chú ý đến sức khỏe

Mùa mưa là thời điểm dễ phát sinh các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Du khách cần chuẩn bị túi y tế cá nhân gồm thuốc cảm, thuốc đau bụng, thuốc kháng sinh, thuốc trị côn trùng cắn, dầu gió, băng cá nhân, oxy già, miếng dán giữ nhiệt… cho những lúc cảm lạnh hay gặp tai nạn ngoài ý muốn.

du lich Tay Nguyen anh 4

Du khách nên chuẩn bị túi thuốc cá nhân, phòng trường hợp cảm lạnh hoặc đau bụng. Ảnh: Đặng Thùy Dương.

Trong trường hợp ướt mưa, hãy trở về nơi lưu trú sớm nhất để thay quần áo và sấy khô tóc. Việc nước mưa thấm vào da và gió lùa khiến cơ thể nhiễm lạnh nhanh hơn, nhất là du khách có sức đề kháng yếu.

Đặc biệt, du khách nên ăn chín uống sôi, tránh các thực phẩm có tính hàn như ốc, sò, nghêu, thức ăn để nguội qua đêm hoặc các đồ chế biến sẵn vì dễ làm đầy bụng và khó tiêu, nặng hơn là ngộ độc.

Cẩn thận khi lái xe

Đất ở Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ bazan, dễ rửa trôi và sạt lở. Trong những ngày mưa, du khách nên lái xe với tốc độ chậm, quan sát cẩn thận vì đường khá trơn trượt. Tránh băng qua đập tràn, đường mòn, đường gần vách núi hoặc đi trong đêm tối. Tuyệt đối không di chuyển lên các ngọn đồi cao hoặc những nơi chứa nhiều kim loại và dây điện.

du lich Tay Nguyen anh 5

Trời mưa càng làm đường trơn trượt, du khách nên gia giảm tốc độ và chú ý quan sát khi lái xe. Ảnh: Trần Thu Hiền.

Khi du lịch Tây Nguyên, du khách nên ưu tiên xe số hơn xe tay ga. Khu vực này chủ yếu là núi non với đường đèo và dốc cao. Chế độ điều chỉnh tốc độ của xe số giúp du khách dễ thích ứng với từng dạng địa hình. Xét về mặt chi phí, xe số tiết kiệm xăng và giá thuê cũng rẻ hơn.

Nguồn: Znews.vn

Vợ chồng Xuân Son mua bánh chuối gây sốt, chủ quầy chia sẻ về “khách ruột”

Vợ chồng Xuân Son thích bánh chuối chiên

Mới đây, cư dân mạng chia sẻ loạt hình ảnh vợ chồng cầu thủ Nguyễn Xuân Son đi mua bánh chuối chiên ở TP Nam Định thu hút nhiều lượt tương tác và bình luận.

Trong hình ảnh, tuyển thủ Xuân Son và bà xã Marcele Seippel đi xe máy đến mua bánh chuối. Họ mặc trang phục đơn giản, đứng chờ như nhiều vị khách khác để nhận hàng. Khoảnh khắc đời thường giản dị của chàng cầu thủ gốc Brazil ngay lập tức gây sốt trên mạng xã hội.

Nhiều người sau khi xem hình ảnh đã xin địa chỉ quầy chuối chiên được Xuân Son tin tưởng trong thời gian qua. Một số bạn trẻ bày tỏ, muốn đến mua bánh và check-in tại quầy vì thần tượng hay ghé qua đây. 

Vợ chồng Xuân Son mua bánh chuối gây sốt, chủ quầy chia sẻ về khách ruột - 1

Vợ chồng Xuân Son đi mua bánh chuối ở TP Nam Định cách đây vài tháng (Ảnh: Vũ Đạt).

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Vũ Đạt (Chủ quầy chuối chiên Nam Định, ngã tư đường Nguyễn Du – Bắc Ninh, TP Nam Định) xác nhận các hình ảnh đang được đăng tải trên mạng xã hội do anh chụp cách đây vài tháng. Ít ngày trở lại đây, sau màn trình diễn ấn tượng của Xuân Son ở tuyển Việt Nam, nhiều người chia sẻ lại, gây chú ý. 

Theo anh Đạt, gia đình cầu thủ Xuân Son là khách quen của quán hơn 1 năm qua. Trừ những khi thi đấu xa nhà, gần như ngày nào, tiền đạo của tuyển Việt Nam cũng đến mua bánh chuối chiên hoặc đặt qua điện thoại chuyển đến tận nhà.

“Cầu thủ Xuân Son rất thích món bánh chuối. Mỗi lần đến, anh chàng đều mua 8-10 cái. Gia đình cậu ấy hòa đồng, vui vẻ, luôn nở nụ cười tươi với mọi người xung quanh. Phong cách ăn mặc của họ thoải mái, không hề tỏ ra là ngôi sao sân cỏ”, anh Vũ Đạt chia sẻ.

Nhớ lần đầu tiên Xuân Son đến mua bánh cách đây 1 năm, anh Vũ Đạt ngờ ngợ vì gương mặt vị khách này rất quen. Vài giây sau, ông chủ quầy chuối chiên nhận ra chàng trai có mái tóc xoăn, thể hình vạm vỡ, nụ cười “tít mắt” là tiền đạo đang thi đấu cho Nam Định FC.

Sau lời chào làm quen, anh Vũ Đạt hỏi: “Bạn có phải là cầu thủ đang thi đấu cho Nam Định FC?”, Xuân Son đáp lại: “Đúng rồi” kèm nụ cười thân thiện. Từ lần đó, chàng cầu thủ tài hoa trở thành khách “ruột” của quán.

Mỗi ngày bán 200 bánh chuối chiên

Quầy bánh chuối chiên của vợ chồng anh Vũ Đạt ở đối diện trường THPT Nguyễn Khuyến, TP Nam Định. Nhờ nằm tại vị trí ngã tư, thuận tiện giao thông nên quầy hàng luôn đông khách.

Được biết, người đàn ông này bắt đầu bán bánh chuối chiên cách đây 3 năm. Sau thời gian đầu gặp một chút khó khăn, đến nay lượng khách đã ổn định. Anh học cách làm bánh chuối chiên ở TPHCM từ một người quen.

Quầy mở cửa 13h-19h hàng ngày, có bánh chuối chiên và bánh khoai lang sữa dừa chiên với giá 10.000 đồng/cái. Hàng ngày, khoảng 8h sáng, anh Vũ Đạt và vợ đã tất bật chuẩn bị các nguyên liệu để kịp giờ mở bán buổi chiều.

Theo nam chủ quán, bánh chuối ở đây được làm từ chuối goòng. Trước khi chiên, chuối được ép mỏng, nhúng vào bột và chiên trên chảo dầu. Thành phẩm là chiếc bánh có vỏ giòn, chín đều, bên trong giữ được mùi thơm của chuối. 

Vợ chồng Xuân Son mua bánh chuối gây sốt, chủ quầy chia sẻ về khách ruột - 2

Vợ chồng Xuân Son luôn chọn thời trang đơn giản mỗi khi ra đường (Ảnh: Vũ Đạt).

Mỗi ngày, hai vợ chồng dùng khoảng 15 nải chuối để làm 200 chiếc bánh cho khách hàng. Đa phần khách lựa chọn bánh chuối chiên, còn bánh khoai lang chỉ là món phụ. 

“Chuối dùng để làm bánh được chúng tôi chọn rất kỹ từ các mối quen. Tiêu chuẩn hàng đầu là chuối không được quá xanh hay quá chín để đảm bảo chất lượng. Hai vợ chồng nhập về số lượng lớn để chuối chín một cách tự nhiên, không dùng hóa chất thúc ép”, anh Vũ Đạt tiết lộ.

Sau khi các hình ảnh chụp Xuân Son đến quầy bán bánh chuối chiên được chia sẻ, lượng khách hàng của anh Vũ Đạt vẫn ở mức ổn định. Tuy nhiên, người đàn ông dự đoán, khách sẽ đông trong những ngày tới, vì nhiều người hâm mộ tò mò, muốn trải nghiệm như thần tượng của họ.

Anh Đạt cho rằng, may mắn khi quầy hàng có khách “ruột” là Xuân Son. Hai vợ chồng luôn xác định phải bán hàng bằng cái tâm, đảm bảo chất lượng mới có thể giữ chân được khách hàng về lâu dài.

Vì tính chất công việc bán hàng kết thúc muộn, anh Vũ Đạt ít có cơ hội đến sân Thiên Trường cổ vũ cho Xuân Son và các đồng đội ở Nam Định FC. Tuy nhiên, anh vẫn dõi theo từng trận qua màn hình tivi. 

Vợ chồng Xuân Son mua bánh chuối gây sốt, chủ quầy chia sẻ về khách ruột - 3

Bánh chuối chiên mà cầu thủ Xuân Son ưa thích (Ảnh: Hà Linh).

“Tôi muốn gửi lời chúc Xuân Son và các cầu thủ tuyển Việt Nam sẽ thi đấu thật tốt trong trận chung kết, ghi nhiều bàn thắng và mang chức vô địch về cho nước nhà”, anh Vũ Đạt gửi lời chúc trước thềm trận chung kết lượt đi giải ASEAN Cup.

Nguồn: Dantri.com.vn

Mẹo giữ da khi đi biển dịp hè

Chống nắng kỹ càng là một trong những bước quan trọng giúp làn da không bị sạm đen, cháy nắng khi đi biển dịp hè.

Mùa hè với ánh nắng chói chang cũng là lúc hành trình du lịch biển bắt đầu. Việc dành hàng giờ vui chơi trên bãi biển có thể khiến làn da bị đen sạm, cháy nắng, làm trầm trọng tình trạng nám da.

Do đó, việc chống nắng cẩn thận khi đi biển là một bước quan trọng để bảo vệ làn da khỏe mạnh. Dưới đây là những mẹo chống nắng hữu ích giúp du khách đi biển không lo tổn hại đến làn da.


10 ngày trước chuyến đi

  1. Không tẩy tế bào chết: Thông thường, chúng ta nên tẩy da chết khoảng một tuần một lần để loại bỏ hết bụi bẩn tích tụ trên da. Tuy nhiên, khi có kế hoạch du lịch biển, trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày trước chuyến đi, bạn cần tuyệt đối không tẩy tế bào chết. Việc làm sạch da quá mức khiến cho tia cực tím tác động đến da mạnh hơn, khiến da khô, dễ bị tổn thương.
  2. Bổ sung các loại thực phẩm và trái cây chứa vitamin A, C, chất chống oxy hóa vào khẩu phần ăn hàng ngày. Nhưng dưỡng chất này sẽ giúp nuôi dưỡng làn da và kích thích sản sinh những tế bào da mới.


Trong chuyến đi

  • Sử dụng kem dưỡng: Trước khi dùng kem chống nắng, bạn cần sử dụng kem dưỡng ẩm cho vùng mặt và vùng body. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thêm 2-3 viên chống nắng mỗi ngày nếu di chuyển liên tục dưới nắng.
  • Cách bôi kem chống nắng: Đầu tiên, bạn cần đảm đảm bảo thoa kem chống nắng lên da ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài cho tất cả vùng da tiếp xúc, bôi với liều lượng vừa đủ, không dùng quá nhiều hoặc quá ít. Bạn cần thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng hoặc sau khi bơi hoặc đổ nhiều mồ hôi.
  • Bôi son dưỡng môi có tác dụng chống nắng với chỉ số SPF là 30 hoặc cao hơn.
  • Đối với trẻ nhỏ, kem chống nắng được sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.


Chọn thời điểm tắm biển hợp lý

Một bí quyết “vàng” để bảo vệ da khi đi biển là hạn chế ra ngoài khi thời điểm nắng gắt. Khoảng thời gian 13-15h là lúc các tia UV hoạt động mạnh nhất. Vì vậy, bạn không nên để da tiếp túc với ánh nắng mặt trời vào lúc này.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các phương pháp chống nắng cơ học như: áo dài tay, mũ rộng vành, kính râm…

Nguồn: Znews.vn

Khách Tây nhảy múa xuyên đêm, “nhập gia tùy tục” đón năm mới ở Việt Nam

0h ngày 1/1, pháo hoa rực rỡ trên bầu trời khu vực Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều nhóm bạn trẻ, các cặp đôi người nước ngoài hòa mình vào dòng người, đón năm mới theo cách riêng.

Nhiều khách Tây tập trung thành nhóm nhỏ hoặc ngồi uống bia, ăn đồ ăn Việt Nam. Họ cùng nhau đếm ngược rồi hô to “Happy New Year” (chúc mừng năm mới) vào thời khắc chuyển giao năm mới ở Việt Nam.

Khách Tây nhảy múa xuyên đêm, nhập gia tùy tục đón năm mới ở Việt Nam - 1

Hàng quán trên phố Tạ Hiện chật kín khách, 80% là khách Tây. Họ vui vẻ hát hò, nhảy múa. “Xin chào Việt Nam!”, nhóm khách Tây hô vang, hòa mình vào không khí đón năm mới ở phố cổ Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Hà Nam).

Khách Tây nhảy múa xuyên đêm, nhập gia tùy tục đón năm mới ở Việt Nam - 2

Nữ du khách thích thú tự chụp ảnh cùng không khí nhộn nhịp đón năm mới ở phố Tây Tạ Hiện (Hoàn Kiếm, Hà Nội) (Ảnh: Nguyễn Hà Nam).

Khách Tây nhảy múa xuyên đêm, nhập gia tùy tục đón năm mới ở Việt Nam - 3

Erisha (áo xanh, người Scotland), cùng nhóm bạn hòa chung không khí náo nhiệt ở khu vực Hàm Cá Mập (số 7 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nữ du khách cho biết, cô rất vui khi được đón khoảnh khắc chuyển giao năm mới tại Việt Nam.

“Chúng tôi đi dạo phố để tận hưởng không khí sau đó sẽ lên pub để ăn mừng và ngắm pháo hoa”, Erisha nói (Ảnh: Nguyễn Hà Nam).

Khách Tây nhảy múa xuyên đêm, nhập gia tùy tục đón năm mới ở Việt Nam - 4

Từ chiều 31/12/2024, rất đông du khách nước ngoài có mặt tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục  – trung tâm Thủ đô Hà Nội để vui chơi, chuẩn bị thời khắc đón năm mới. Hàng quán tại các khu phố lân cận hầu như không còn chỗ trống (Ảnh: Nguyễn Hà Nam).

Khách Tây nhảy múa xuyên đêm, nhập gia tùy tục đón năm mới ở Việt Nam - 5

Michel Framce và Fleur (áo đỏ, quốc tịch Pháp) ngồi trên vỉa hè phố Lê Thái Tổ, sát Hồ Gươm hơn 3 tiếng để chờ pháo hoa.

“Tôi rất yêu thích không khí náo nhiệt này, thời tiết và con người ở Hà Nội thật tuyệt vời”, Michel nói (Ảnh: Nguyễn Hà Nam).

Khách Tây nhảy múa xuyên đêm, nhập gia tùy tục đón năm mới ở Việt Nam - 6

Mira (người Indonesia) mặc bộ trang phục nhiều màu sắc, theo Mira là “rực rỡ như pháo hoa”, hòa vào dòng người.

Mira cho biết, đây là lần đầu tiên cô được đón năm mới tại Việt Nam. Không khí ở đây vô cùng đông đúc và náo nhiệt, khá giống không khí đón năm mới ở quê hương cô. Nữ du khách ấn tượng với các bạn trẻ ở Hà Nội ăn mặc rất đẹp và cá tính (Ảnh: Nguyễn Hà Nam).

Khách Tây nhảy múa xuyên đêm, nhập gia tùy tục đón năm mới ở Việt Nam - 7Khách Tây nhảy múa xuyên đêm, nhập gia tùy tục đón năm mới ở Việt Nam - 8

Vào thời khắc chuyển giao năm mới mọi người khoác vai nhau, ôm hôn, chụp ảnh… cùng nhau ăn mừng (Ảnh: Nguyễn Hà Nam).

Khách Tây nhảy múa xuyên đêm, nhập gia tùy tục đón năm mới ở Việt Nam - 9

Tại TPHCM, nhiều người nước ngoài đổ ra bến Bạch Đằng (quận 1) nhảy múa trên nền nhạc DJ chờ đến thời khắc giao thừa. (Ảnh: Cao Bách).

Khách Tây nhảy múa xuyên đêm, nhập gia tùy tục đón năm mới ở Việt Nam - 10

Anh Andrew (người Anh) cùng vợ và con trai trải bạc trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TPHCM) chờ xem pháo hoa. “Đây là lần đầu tiên gia đình tôi đón giao thừa ở Việt Nam. Tôi rất thích không khí tại đây. Mọi người tại đây rất hòa đồng và hiếu khách”, nam du khách nói (Ảnh: Khoa Nguyễn).

Khách Tây nhảy múa xuyên đêm, nhập gia tùy tục đón năm mới ở Việt Nam - 11

Anh Tony (49 tuổi, người Mỹ) mới sang Việt Nam vài tháng, hiện sống và làm việc tại TPHCM.

Nói về lần đầu đón Tết Dương lịch tại Việt Nam, anh không giấu được sự hào hứng: “Tôi rất háo hức khi thấy những con người tràn đầy năng lượng này chào đón năm mới với nhiều hy vọng cho tương lai. Thật tuyệt vời khi tôi có cơ hội chia sẻ khoảnh khắc ý nghĩa này cùng người dân Việt Nam tại thành phố tuyệt vời này”.

Anh Tony bất ngờ trước hình ảnh người dân tụ tập đông đúc trong đêm giao thừa (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nguồn: Dantri.com.vn

TIN MỚI NHẤT