Phi công Ấn Độ được cấp bằng sau 35 phút ngồi ghế phụ

0
209

Anupam Verma, phi công trẻ 25 tuổi, thừa nhận không biết hạ cánh khẩn cấp. Anh là một trong những phi công không biết lái máy bay ở Ấn Độ.

Anupam Verma là con trai của một người nông dân nghèo ở Ấn Độ. Cha Verma trồng rau trên mảnh đất có diện tích bằng nửa sân vận động để nuôi gia đình 7 người. Anh nhận trợ cấp 2,8 triệu rupee (gần 1 tỷ đồng) từ chính phủ để tham gia khóa học lái máy bay thương mại.

phi-cong-an-do-duoc-cap-bang-sau-35-phut-ngoi-ghe-phu

Ở nhiều nước, để làm việc cho một hãng hàng không lớn, phi công cần có 3.000 giờ bay (1.500 giờ bay đa động cơ và ít nhất là 1.000 giờ bay thực tế). Ảnh: Alamy.

Vào ngày đầu tiên nhập học, Verma được ngồi ghế cơ phó để trải nghiệm cảm giác bay trên phi cơ trong vòng 35 phút. Khi hạ cánh, anh được cấp ngay giấy chứng nhận có kinh nghiệm bay trong 360 giờ.

Sau đó, nhà trường trấn an Verma rằng anh sẽ được thực hành nhiều hơn nữa trong suốt quá trình học. Tuy vậy, tất cả thời gian ở trên trời của chàng phi công cho đến khi tốt nghiệp là 3 tiếng. Còn lại, anh đều chỉ được học qua sách vở.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi lái máy bay và xảy ra tình huống khẩn cấp? Tôi thậm chí còn không biết cách hoặc tìm nơi đáp cho máy bay. Chúng tôi sẽ giết chết không chỉ hành khách, mà còn có thể đâm vào một ngôi làng gần đó và khiến nhiều người hơn nữa thiệt mạng”, Verma bày tỏ sự lo ngại của mình.

Màn hạ cánh tuyệt đẹp của phi công

 
 
Màn hạ cánh tuyệt đẹp của phi công

Màn hạ cánh tuyệt đẹp của một phi công được nhiều người trong nghề khen ngợi.

Tiết lộ trên Bloomberg, chàng trai trẻ cho biết anh đăng ký học vào tháng 12/2009, tại trường Yash Air ở thành phố Indore, nằm giữa Mumbai và Delhi.

Vào năm 2015, khi 25 tuổi, chàng trai quyết định phá vỡ im lặng, nói lên sự thật và kiện trường dạy bay Yash Air. Tòa án ra phán quyết buộc trường dạy bay phải trả lại học phí cho Verma. Cùng năm đó, chàng trai thi đỗ vào học viện Indira Gandhi Rashtriya Uran Akademi ở bang Uttar Pradesh để trở thành phi công thực thụ.

Theo điều tra từ Bloomberg, Verma là một trong số hàng tá phi công ở Ấn Độ không biết lái máy bay, những người được cấp bằng lái một cách dễ dãi và qua loa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức về sự an toàn cho tính mạng của hành khách như Verma. Do đó, vẫn còn không ít các phi công tại Ấn Độ vẫn không biết hạ cánh, thiếu những kỹ năng cơ bản nhất.

Một phi công Ấn Độ đang nộp đơn xin vào IndiGo, hãng vận tải lớn nhất quốc gia, từng tiết lộ trên Bloomberg rằng anh thực tế chỉ mới có kinh nghiệm bay ít hơn 120 giờ, nhưng trên chứng chỉ của anh lại ghi là 200 giờ.

Một phi công khác đang ứng tuyển vào Air India cũng cho biết, số giờ bay thực tế của mình ít hơn rất nhiều lần so với những gì thể hiện trên giấy chứng nhận.

Tuy nhiên, cả hai người này sau đó đều trượt khi xin việc.

Màn cất cánh đẹp mắt của một phi công có tay nghề cao

 
 
Màn cất cánh đẹp mắt của một phi công có tay nghề cao

Màn cất cánh đẹp mắt của một phi công có tay nghề cao.

Mohan Ranganathan, cựu phi công thương mại kiêm nhà tư vấn an toàn hàng không ở thành phố Chennai, tiết lộ rằng các tài liệu thống kê cho thấy số giờ bay thực hành của nhiều học viên là giả. Thậm chí Mohan còn biết những người được cấp bằng lái với kinh nghiệm hàng trăm giờ bay nhưng thực tế, họ chỉ lái máy bay mô hình. Việc chỉ bay 20 giờ, nhưng khai thành 150 giờ không còn là điều quá xa lạ nữa.

Nhận thấy vấn nạn này ngày một gia tăng, năm 2011 chính phủ Ấn Độ thanh tra hơn 4.000 trường hợp được cấp bằng phi công. Theo cảnh sát, có ít nhất 18 trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, con số chính thức về sai phạm không được công bố. Cũng trong cuộc điều tra này, phần lớn các học viện dạy bay đều bị phát hiện mắc lỗi. Mohan cho biết các nhà điều tra đã dở khóc dở cười khi thanh tra một trường hợp máy bay không có động cơ những vẫn được khai khống là bay trên trời hàng trăm giờ.

Nguyên nhân của việc cấp bằng dễ dãi là sự phát triển “quá nhanh, quá nguy hiểm” của ngành hàng không Ấn Độ. Các hãng bay được chính phủ đầu tư mạnh mẽ, liên tục có nhu cầu tuyển phi công. Bên cạnh đó, nguồn trợ cấp khổng lồ từ chính phủ cũng thúc đẩy hàng trăm thanh niên nghèo ở Ấn Độ đổ xô đi học cái nghề được xếp vào ngành khó nhất thế giới này.

Một câu hỏi nhiều du khách đặt ra khi biết về tình trạng “phi công giấy” ở Ấn Độ này là: Liệu chính quyền và người dân có biết điều này?

Theo Bloomberg, câu trả lời là “Có”.  Một cựu phi công với hơn 40 năm kinh nghiệm cho biết: “Các hãng bay đều nhận ra ngay phi công có năng lực và người giả mạo giờ bay. Nhưng hãng không thể sa thải những người này vì họ được Tổng cục Hàng không Dân dụng cấp bằng. Do đó, nếu hãng nào trót thuê phải những phi công trên, họ sẽ phải đưa đi đào tạo lại và chấp nhận tốn kém”.

Sau tiết lộ của Bloomberg, 7 hãng hàng không lớn nhất Ấn Độ đều từ chối bình luận về vấn đề này. Một số tiết lộ cầm chừng rằng họ chỉ tuyển phi công từ các trường có danh tiếng tại Ấn Độ.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Ấn Độ ông Sathiyavathy cho biết chính phủ sẽ sớm tiến hành sát hạch và cấp lại giấy chứng nhận cho toàn bộ phi công, để đảm bảo an toàn cho hành khách trên từng chuyến bay.

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn