Sẽ phát hành trái phiếu để huy động 180.000 tỷ trong dân

0
33

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết cơ quan này đã tính đến nhiều nguồn lực cho chương trình phục hồi kinh tế, trong đó có phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động tiền.

Thủ tướng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn Sáng 12/11, sau khi kết thúc phần chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
  • Tranh luận về tăng bội chi và nợ công

    Tranh luận với Bộ trưởng KHĐT về khả năng tăng bội chi và nợ
    công, đại biểu Lê Minh Nam (Hậu Giang) cho rằng chúng ta cần đánh giá kỹ lưỡng,
    thận trọng về nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn đầu tư công và các yếu tố liên quan
    trước khi quyết định.

    Ông phân tích về nợ công cuối năm 2021 ước tính 44% GDP – ở
    mức thấp, do từ năm 2021 ta điều chỉnh tăng GDP theo cách tính mới. Do đó giá
    trị tuyệt đối của nợ công không giảm nhưng mẫu số GDP tăng nên tỷ lệ này thấp.
    “Việc này tạo cảm giác còn dư địa tăng nợ công nhưng thực chất không hoàn toàn
    như vậy”, ông Nam nói.

    Ông dẫn lời Bộ trưởng Tài chính trong giai đoạn 2016-2020, tổng
    vay của Chính phủ là 1,852 triệu tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025 dự kiến vay 3,068
    triểu tỷ nên nợ công dự kiến năm 2025 khoảng 45,6% theo GDP mới, còn nếu tính
    theo GDP cũ khoảng 57,9% – tức đã vượt ngưỡng 55%.

    “Vì vậy nếu phải ưu tiên kiểm soát nợ công để đảm bảo an ninh
    tài chính và các cân đối vĩ mô thì phải thận trọng”, ông Nam phân tích.

    Về bội chi, ông Nam cho biết Chính phủ đặt mục tiêu giảm dần
    thâm hụt ngân sách giai đoạn 2021-2025 khoảng 3,7% GDP, như vậy, nếu tăng bội
    chi 1% sẽ tăng gánh nặng giảm thấp tỷ lệ này trong những năm tiếp theo nên phải
    thận trọng tỷ lệ nợ công và bội chi để hạn chế rủi ro.

    “Trước khi tính đến kịch bản tăng nợ công và bội chi nên
    tính đến sử dụng các gói kích cầu, chính sách tài khóa, tiền tệ hợp lý để thúc
    đẩy phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách, giảm bội chi và tăng cường quản trị
    nguồn lực hiện có, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công”, ông
    Nam nêu quan điểm.

    Chia sẻ với quan điểm của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Chí
    Dũng khẳng định việc xây dựng chương trình phuc hồi kinh tế đã được tính toán
    thận trọng, trong đó có lưu ý vấn đề tăng bội chi và nợ công cũng như khả năng
    hấp thụ của nền kinh tế để không phá vỡ an toàn tài chính chung.

    Ông nhấn mạnh đây là vấn đề quan trọng để đảm bảo kinh tế vĩ
    mô và các cân đối lớn nên phải tính toán thận trọng đảm bảo phục hồi, phát triển
    nền kinh tế và cân nhắc vấn đề an toàn tài chính. Cụ thể trong vấn đề này, ông
    Dũng cho biết sẽ được Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chia
    sẻ sau.

    Riêng về đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết đã
    nói rất nhiều, đây là vấn đề nan giải mà chưa giải quyết được triệt để. “Giải
    pháp đột phá để giải ngân cao hơn trong năm tới rất quan trọng, nếu làm không tốt
    thì kể cả gói hỗ trợ có tập trung cho đầu tư công cũng rất khó hấp thụ và giải
    ngân được”, ông Dũng nói.

  • Quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đặt vấn đề khó khăn đối với
    các doanh nghiệp nội trong giai đoạn hiện nay. 9 tháng đầu năm, ông An cho biết
    91.000 doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường. Số này chủ yếu là doanh nghiệp
    nhỏ, lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

    Ông đề nghị Bộ trưởng đánh giá kỹ đối với các chính sách hỗ
    trợ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông cũng nhấn
    mạnh vai trò của các ngân hàng trong gói hỗ trợ, cần điều chỉnh mức lãi suất hợp
    lý. Nếu số doanh nghiệp này không hồi phục kịp thời, ông tin rằng mức tăng trưởng
    6,5% GDP sẽ rất khó khăn.

    Thừa nhận thực trạng mà địa biểu An nêu, Bộ trưởng Nguyễn
    Chí Dũng cho biết vừa qua các chính sách hỗ trợ mới chủ yếu hướng tới doanh
    nghiệp khỏe, có doanh thu, có lợi nhuận. Song, doanh nghiệp yếu, bị mất doanh
    thu thì chưa được quan tâm, hỗ trợ đúng mức.

    Các doanh nghiệp nhỏ chưa được hỗ trợ trực tiếp bằng các
    chính sách tài khóa, mới chủ yếu là chính sách chung. “Chúng tôi lưu ý vấn đề
    này để tham mưu Chính phủ có chính sách cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn
    mà không có doanh thu, không có lợi nhuận”, ông Dũng nói.

  • Chương trình phục hồi kinh tế phải mạnh dạn hơn

    Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội Nguyễn Cao Sơn (Hòa
    Bình) về việc xây dựng kịch bản để ứng phó với rủi ro, đảm bảo các cân đối lớn
    của nền kinh tế. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ KHĐT tiếp cận theo 2 kịch
    bản là không có chương trình phục hồi hoặc có chương trình phục hồi. Từ đó xác
    định mức nợ công, bội chi, lạm phát với từng kịch bản.

    Hiện Bộ KHĐT đang cùng Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước thực
    hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội tính toán về việc sử dụng các
    công cụ về chính sách tài khóa, tiền tệ, cũng như khả năng phân bổ, sử dụng và
    hấp thụ của nền kinh tế.

    “Về quan điểm, chúng tôi cho rằng phải mạnh dạn hơn để phát
    triển kinh tế, đảm bảo phục hồi phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phục hồi của
    các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vẫn phải đảm bảo tăng trưởng quy mô GDP của nền
    kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm cho xã hội nhưng vẫn đảm bảo an
    toàn về nợ công và bội chi ngân sách”, ông nói.

    Ông cũng nhấn mạnh công cụ quan trọng nhất là phải theo dõi
    chặt chẽ diễn biến của giá cả, nợ xấu… điều chỉnh điều hành linh hoạt cung tiền
    để giảm áp lực lạm phát. Bảo đảm nguồn cung nguyên nhiên vật liệu, đầu tư công,
    đảm bảo hiệu quả mang tính dẫn dắt nguồn vốn ngoài Nhà nước cùng tham gia.

    Thu tuong se tra loi chat van dai bieu Quoc hoi anh 1
  • Chương trình phục hồi kinh tế sẽ tính đến khả năng trả nợ

    Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương)
    về cách tiếp cận xây dựng chương trình khôi phục nền kinh tế sau đại dịch, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
    nêu 7 định hướng lớn.

    Trước hết là tiếp cận theo diễn biến của tình hình dịch bệnh,
    tiến độ tiêm vaccine và khả năng cung ứng thuốc điều trị khi chuyển sang trạng
    thái bình thường mới là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
    Covid-19. Từ đó chủ động xây dựng phương án và kịch bản để đối phó.

    Hai là xây dựng chính sách theo hướng mở để có thể điều chỉnh
    linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế của các đối tượng cần hỗ trợ trong từng
    thời gian cụ thể.

    Ba là vừa hỗ trợ phục hồi nhanh trong ngắn hạn vừa lồng ghép
    với chiến lược, kế hoạch 5 năm trong dài hạn.

    Bốn là các chính sách phải bảo đảm kinh tế vĩ mô và các cân
    đối lớn của nền kinh tế như an toàn tài chính quốc gia, hoạt động của các tổ chức
    tín dụng và các chỉ tiêu về nợ công, lạm phát.

    Năm là các chính sách này hướng tới tác động cả về phía cung
    và phía cầu, cả về kinh tế và an sinh xã hội, lao động việc làm và phải có trọng
    tâm trọng điểm.

    Sáu là phù hợp với khả năng huy động và trả nợ.

    Cuối cùng là có nhóm giải pháp kiểm soát, giám sát chặt chẽ
    trong việc thực hiện để đạt các mục tiêu đề ra.

    Thu tuong se tra loi chat van dai bieu Quoc hoi anh 2
  • Không nới bội chi và nợ công khó tăng trưởng

    Cũng trong phiên chiều 11/11, Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng nếu Chính phủ hỗ trợ bằng tiền mặt, tung tiền ra thị trường, cấp tiền cho người dân thì rủi ro, nguy cơ lớn là tăng lạm phát.

    Ông cũng thể hiện quan điểm ủng hộ nới bội chi và nợ công trong khoảng có thể kiểm soát được vì nếu không nới thì rất khó có điều kiện để tăng trưởng.

    “Không tăng trưởng thì không thể thực hiện các mục tiêu đề ra như kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2021-2025, chiến lược 2021-2030, khát vọng đến năm 2045 là nước phát triển”, ông Dũng nói.

    Cũng từ đó, ông cho rằng Việt Nam có thể bỏ hết các cơ hội từ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ thời kỳ “dân số vàng” hay từ các hiệp định thương mại tự do, lỡ nhịp cuộc chơi và tụt hậu.

    Ông đề nghị nghiên cứu nới bội chi và nợ công để thúc đẩy quy mô nền kinh tế lớn lên, khi đó tự khắc bội chi và nợ công sẽ giảm xuống, có thể cao hơn số cũ một chút nhưng có thể chấp nhận được. Bộ trưởng KHĐT nhắc lại nếu không nới nợ công và bội chi sẽ không có đầu tư, không có phát triển.

    Thu tuong se tra loi chat van dai bieu Quoc hoi anh 3
  • Trình Quốc hội chương trình phục hồi kinh tế vào kỳ họp cuối năm

    Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ KHĐT đang nghiên cứu tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi phát triển kinh tế, xã hội để trình Quốc hội trong kỳ họp tới.

    “Đây là một vấn đề lớn, phức tạp, quan trọng của đất nước, tác động toàn bộ tới nền kinh tế”, ông Dũng nhấn mạnh.

    Chương trình sẽ đảm bảo chủ động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đảm bảo tăng trưởng 2021-2025 là 6,5-7%. Ông Dũng nói và cho biết dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội về chương trình phục hồi kinh tế vào kỳ họp cuối năm. Chương trình dự kiến kéo dài trong 2 năm (2022-2023).

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn