Xuất hiện ở Mỹ từ năm 1965 nhưng hình thức “mua trước kỳ nghỉ” mới gia nhập Việt Nam thời gian gần đây với nhiều ưu thế.
Theo “Báo cáo mô hình timeshare: thực trạng và giải pháp” do nhóm nghiên cứu SMARTS công bố tại Hội thảo kinh tế chia sẻ do CIEM tổ chức gần đây, ngành công nghiệp Sở hữu kỳ nghỉ đã xuất hiện tại 180 quốc gia, với sự tham gia của 7.400 resort, tác động kinh tế cả trực tiếp và gián tiếp được ước lượng khoảng 114 tỷ USD.
Bùng nổ ở thế giới, mới lạ ở Việt Nam
Sự hấp dẫn của dịch vụ này nằm ở chỗ nó biến kỳ nghỉ, vốn là một chi tiêu dịch vụ, thành một loại tài sản có thể mua trước trong tương lai và nhờ đó mà tiết kiệm rất nhiều chi phí. Ví dụ, thay vì book phòng lẻ theo giá niêm yết khá đắt đỏ, bạn có thể mua gộp thời gian lưu trú trong nhiều năm để tiết kiệm đến 50 hoặc thậm chí đến 70% so với giá niêm yết.
Sở hữu kỳ nghỉ đã xuất hiện tại 180 quốc gia. |
Sở hữu kỳ nghỉ xuất hiện ở Mỹ từ năm 1965 với resort đầu tiên là Hilton Hale Kaanapali trên đảo Maui, Hawaii. Sau đó, hình thức dịch vụ này đã phát triển nhanh chóng và trở thành nhân tố quan trọng trong phát triển du lịch cũng như kinh tế Mỹ.
Báo cáo của nhóm SMARTS cho hay, tính đến cuối năm 2017, Sở hữu kỳ nghỉ đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ tại Mỹ với quy mô 9,6 tỷ USD. Có tới 1.570 resort trên toàn nước Mỹ với 205.100 đơn vị phòng, được sử dụng trong ngành công nghiệp Sở hữu kỳ nghỉ, hiệu suất sử dụng lên tới 81%.
Có 9,2 triệu hộ gia đình Mỹ sở hữu ít nhất một sản phẩm Sở hữu kỳ nghỉ với mức chi tiêu trung bình cho mỗi sản phẩm là 22.180 USD. Hiện nay, châu Mỹ là thị trường Sở hữu kỳ nghỉ lớn nhất thế giới; tiếp đến là châu Âu (25%) và châu Á – Thái Bình Dương (15%).
Tổng doanh thu của thị trường Sở hữu kỳ nghỉ toàn cầu đạt khoảng 14 tỷ USD mỗi năm (giai đoạn 2010 – 2015) và có khoảng 20 triệu hộ gia đình trên toàn thế giới sở hữu ít nhất một sản phẩm này. Tổng cộng có 7.400 resort trải rộng trên 180 quốc gia cung cấp dịch vụ Sở hữu kỳ nghỉ.
Ngành công nghiệp này tạo ra hơn một triệu công việc mỗi năm. Các hoạt động vận hành đóng góp trực tiếp một nửa số lượng công việc kể trên. Về tổng thể, các tác động kinh tế của ngành công nghiệp Sở hữu kỳ nghỉ, cả trực tiếp và gián tiếp, được ước lượng khoảng 114 tỷ USD.
Tại Việt Nam, Sở hữu kỳ nghỉ vẫn còn là một loại hình tương đối mới, phải đến gần đây mới bắt đầu thu hút nhiều thương hiệu gia nhập.
Mua Sở hữu kỳ nghỉ, không phải mua condotel
Theo nhóm nghiên cứu SMARTS, có hai vấn đề cần lưu ý với dịch vụ Sở hữu kỳ nghỉ tại Việt Nam.
Đầu tiên là sự nhập nhèm giữa khái niệm Sở hữu kỳ nghỉ và condotel. Nhiều dự án quảng cáo về Sở hữu kỳ nghỉ nhưng thực chất là bán hẳn căn hộ cho khách hàng, sau đó chủ sở hữu nếu không có nhu cầu sử dụng thường xuyên sẽ giao cho chủ đầu tư kinh doanh. Như vậy, đây thực chất là hình thức bán căn hộ condotel.
“Mô hình Sở hữu kỳ nghỉ hiện đại không bao gồm việc sở hữu tài sản thực, vốn kéo theo nhiều liên đới pháp lý liên quan tới Luật Đất đai, thuế, thừa kế… Khách hàng mua các sản phẩm Sở hữu kỳ nghỉ là mua kỳ nghỉ chứ không phải mua căn hộ. Sở hữu kỳ nghỉ cũng không được coi là một loại hình đầu tư, kinh doanh như condotel. Nếu có, nó chỉ là đầu tư cho nhu cầu giải trí, tiêu dùng cá nhân đơn thuần. Lợi nhuận của Sở hữu kỳ nghỉ đến từ việc tiết kiệm chi phí cho các kì nghỉ tương lai của khách hàng”, báo cáo của SMARTS cho biết.
Vấn đề thứ hai, một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã bán dịch vụ Sở hữu kỳ nghỉ “ảo” khi các dự án nghỉ dưỡng vẫn chưa hình thành. Điều này có thể khiến khách hàng không thể sử dụng dịch vụ ngay và mất lòng tin.
Nhiều chuyên gia nhận định, nên lựa chọn các doanh nghiệp cung cấp Sở hữu kỳ nghỉ với hệ thống nghỉ dưỡng đã hình thành, để tránh những rủi ro về tiến độ xây dựng cũng như pháp lý có thể khiến “tiền mất tật mang”. Ngoài ra, sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp đó có thể liên kết với những mạng lưới trao đổi kỳ nghỉ toàn cầu uy tín như RCI, bởi chính RCI sẽ thực hiện việc kiểm tra, giám sát xem các khách sạn, resort thuộc hệ thống có đủ điều kiện đáp ứng dịch vụ hay không.
Tại Việt Nam, một trong những thương hiệu đáp ứng cả hai tiêu chuẩn nói trên là FLC Holiday – dịch vụ Sở hữu kỳ nghỉ thuộc Tập đoàn FLC. Khách hàng của FLC Holiday có thể chọn nghỉ dưỡng tại hệ thống quần thể 5 sao đã vận hành và đang được mở rộng cả nước của FLC Hotels & Resorts, cũng như hơn 4.300 resort, khách sạn khắp thế giới thông qua mạng lưới RCI – đối tác của FLC Holiday.
FLC Quy Nhơn, một quần thể nghỉ dưỡng đã vận hành tại FLC Hotels & Resorts. |
Bên cạnh đó, chính sách của FLC Holiday còn được thiết kế, điều chỉnh khá nhiều so với thế giới để phù hợp hơn với thói quen du lịch của người Việt Nam, như khả năng phân tách kỳ nghỉ, khả năng đồng sở hữu… giúp chi phí đã tiết kiệm nay càng tiết kiệm hơn.
Kim Ngân
Thông tin chi tiết về FLC Holiday, liên hệ: 1900 6730.
Nguồn: Vnexpress.net