Turquie – vùng đất vô thừa nhận

0
199

Nằm giữa biên giới 3 nước Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, từ lâu Turquie trở thành một vùng đất vô thừa nhận. Những cư dân ở đây không có “sổ hộ khẩu” chính thức thuộc quốc gia nào. Trẻ em sinh ra, người già chết đi đều trên mảnh đất bị bỏ rơi đó. Nhưng không vì thế mà cuộc sống nơi đây lụi tàn.

ád

Turquie – vùng đất không có “sổ hộ khẩu”.

Ở Turquie người ta vẫn tồn tại, vẫn hòa mình vào gió, cát, nắng của thảo nguyên và họ luôn nhìn về phía trước.

Cư dân Turquie chủ yếu thuộc tộc người Kurd, tức những người sống ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền Bắc Iraq. Thực ra quê hương người Kurd di cư từ thảo nguyên Trung Á xuống Afghanistan và Pakistan. Thấy khí hậu vùng Nam Á quá khắc nghiệt, nóng ẩm quanh năm, đặc biệt là mưa lũ thường xuyên, người Kurd vượt qua hàng nghìn km sa mạc để quần cư ở ngã ba biên giới Iran, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong cuộc hành trình dài và vất vả ấy, nhiều người Kurd bị chết đói, chết khát, một số trở thành thức ăn cho các loài động vật ăn thịt như báo gấm, sư tử, linh cẩu…

Thế kỷ 13, người đứng đầu bộ lạc người Kurd đã đánh thắng tộc người Edgar thành lập một vương quốc riêng của người Kurd. Nhưng số phận của nhà nước người Kurd thật ngắn ngủi khi người Shitte mạnh lên, liên tục bành trướng và mở rộng đất đai buộc người Kurd bị phân tán, xé nhỏ. Chính vì vậy, đến nay, người Kurd có mặt ở cả Trung Á, Nam Á, Trung Đông, thậm chí Bắc Phi và Nam châu Âu. Tuy sống ở nhiều nơi nhưng người Kurd có tinh thần đoàn kết rất cao, họ luôn nung nấu ý định tái lập vương quốc của người Kurd. Đó là lý do chính mà từ chính quyền S. Hussein trước đây đến chính phủ của Thủ tướng Y.Allawi hiện nay (Iraq), kể cả Istanbul và Tehran đều “bỏ rơi” người Kurd, trong đó có những cư dân ở Turquie là điển hình cho tình trạng này.

Turquie có diện tích khoảng 245 km2, rộng gấp 60 lần lãnh thổ nhỏ nhất thế giới là Vatican. Dân số Turquie bao nhiêu, người ta không thống kê được, hay nói đúng ra chẳng có ai làm nhiệm vụ này. Vì thế, người Kurd ở Turquie sinh đẻ rất “vô kế hoạch”. Nhiều gia đình có tới 24 đứa con, còn bình thường cũng 15-17 đứa. Như vậy nếu xét ở góc độ tăng dân số tự nhiên thì Turquie đứng đầu thế giới. Ở làng Tekelli, cách biên giới Iraq 12 km, cách biên giới Iran 8 km và cách thủ đô Istanbul 1.600 km có tới 950 người, trong đó 870 là trẻ em. Có những ông bố bà mẹ mới ngoài 20 tuổi đã kịp có 6 đứa con.

Một số người lớn trong làng tự nhận họ mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Anh thanh niên còn kéo căng lá cờ của Liên minh châu Âu và tự hào là Thổ Nhĩ Kỳ sắp gia nhập khối này. Khi đó anh sẽ có cơ hội được đi khắp 25 nước EU. Tuy nhiên, người cao tuổi nhất làng, ông Kelash, không tin tưởng vào điều ấy. Nam giới trong làng đều để râu – nét đặc trưng của người Kurd. Điều đặc biệt là trẻ em nơi đây vẫn được đến trường học chữ viết và ngôn ngữ của người Kurd. Người dân làng Tekelli sống bình yên bởi có lẽ chính quyền cả 3 nước Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đều “ngại” đụng chạm vào họ. Làng Tekelli nói riêng và cả vùng Turquie nói chung vẫn giao lưu với người dân cả 3 nước, vì vậy hàng hóa ở đây cũng nhiều và mang nhãn “Made in…” của nhiều quốc gia.

Những “đặc sản” của Tekelli gồm có sữa cừu, sữa dê và… gió. Gió thổi suốt ngày đêm, khô khốc và mang theo cát từ hàng trăm cây số tới. Cũng may làng nằm lọt vào một thung lũng nên cát đã bị ngăn bớt lại. Bà mẹ ngồi vắt sữa dê thì chồng hoặc con gái phải lấy cái gì đó che chắn xung quanh nếu không muốn cát trộn lẫn vào sữa. Làng Gunyazl nằm kế bên, ngoài nuôi dê, cừu còn làm cả nghề dệt. Phụ nữ ở đây luôn bận rộn. Họ làm được hàng chục loại bánh từ sữa dê và dệt nên những chiếc khăn choàng đầu trông rất đẹp. Đàn ông suốt ngày có mặt ngoài thảo nguyên, có khi phải đi xa cả mấy chục cây số mới tìm thấy nước và đồng cỏ cho gia súc. Vùng này không có ngựa, vì thế đàn ông làng Gunyazi thường chọn một con cừu hoặc con dê to cao nhất để cưỡi đi trên quãng đường dài. Có những cơn bão cát kéo dài cả giờ đồng hồ khắp thảo nguyên mịt mùng không nhìn thấy gì. Khi đó người chăn thả gia súc phải nhanh chóng lấy khăn hoặc áo trùm kín đầu và ngồi im. Bão cát kết thúc, cát ngập ngang thắt lưng họ, những con cừu cũng phủ đầy cát, mắt đỏ sọc.

Ở Turquie, người dân không có khái niệm về bầu cử. Họ bận rộn với cuộc mưu sinh hơn là chuyện chính trị. Người dân ở đây không quan tâm nhiều đến việc họ đang đứng ở đâu trên tấm bản đồ khu vực và thế giới. Họ dồn mọi sức lực để sinh tồn giữa thiên nhiên khắc nghiệt. 

Ở Turquie thừa cát nhưng rất khan hiếm nước. Trong một ngày người ta phải dành 2-3 tiếng để kiếm nước về dùng. Nghề làm ăn phát đạt nhất ở đây là đi tìm kiếm các nguồn nước. Đôi khi là các khe suối, mỏ nước hay một mạch nước ngầm dưới gốc cây. Còn muốn đào giếng phải đào sâu cả trăm mét mới có nước dùng.

Tuy vô thừa nhận nhưng Turquie không hoàn toàn bị bỏ rơi. Nhiều dự án quốc tế vẫn đến với Turquie giúp phụ nữ và trẻ em nơi đây vơi bớt những khó khăn. Gần đây, chính quyền Istanbul cũng có những động thái “xích gần” lại Turquie vì xét trên thực tế, vùng đất này thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn là Iran và Iraq. EU cũng gây sức ép lên Istanbul về vấn đề Turquie trước khi chấp nhận nước này gia nhập EU.

(Theo Thế Giới Phụ Nữ)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn