Đúng dịp kỷ niệm 58 năm giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2013), huyện Kiến Thụy khai trương tour du lịch tâm linh, sinh thái, đón đoàn khách đầu tiên đến từ Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2013.
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
Theo ông Ngô Minh Khiêm, Phó phòng Văn hóa, thông tin huyện Kiến Thụy, địa phương phối hợp Công ty dịch vụ, thương mại và du lịch Mix (Hà Nội) xây dựng tour du lịch tâm linh sinh thái Kiến Thụy với điểm đến đầu tiên là chùa Linh sơn Viên Giác trên đỉnh núi Đối. Đến đây, du khách sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu về sự tích núi Đối, núi Chè, câu chuyện tình cảm động của thần Đồ Sơn với người thôn nữ thôn Chè của miền đất Dương Kinh xưa. Du khách được chiêm bái 3 pho tượng tam thế bằng đồng dát vàng, thăm hành lang La Hán với 500 pho tượng bằng đá xanh nguyên khối, thăm lầu quan âm, tháp chuông. Điểm độc đáo của quần thể di tích này là tọa lạc trên đỉnh Núi Đối, từ đây có thể phóng tầm mắt ngắm thị trấn Núi Đối, sông Đa Độ, Núi Chè và xa xa là biển Đồ Sơn… Điểm đến thứ 2 trong tour du lịch tâm linh, sinh thái là đền Mõ, nơi thờ công chúa Quỳnh Trân, con gái vua Trần Thánh Tông. Đây là một quần thể kiến trúc đặc sắc, có cây gạo đại thụ hơn 720 tuổi, nằm trên diện tích khuôn viên gần 2,5 ha của đền. Cây gạo, theo tương truyền có cách đây 727 năm, do chính tay công chúa Quỳnh Trân trồng với ước mong nhân dân địa phương no ấm. Trải qua nhiều thế kỷ, thân cây xù xì, rêu phong nhưng đến mùa vẫn nở hoa rực đỏ, tỏa bóng mát quanh đền. Vào tháng 3/2011, cây gạo đại thụ này được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường công nhận là cây di sản Việt Nam.
Sau khi tham quan đền Mõ và cây gạo di sản, du khách tới dâng hương tại khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc, đây là một trong ba công trình của thành phố Hải Phòng hoàn thành xây dựng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Tại khu tưởng niệm các vua nhà Mạc, trong chính điện có nhiều đồ thờ, cổ vật quý giá. Từ chiếc bình với hình ảnh chùa Một Cột, chim hạc đến chiếc đại hồng chung nặng 1.527kg (cân nặng ứng với năm vua Mạc Đăng Dung lên ngôi), chiếc chiêng đồng với hình ảnh 2 con rồng khắc nổi, lư hương màu lam từ thời nhà Mạc. Đặc biệt là thanh Định Nam Đao từng cùng vua Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận “bách chiến bách thắng”, những câu chuyện kỳ thú trong suốt 418 năm thanh long đao bị lưu lạc. Hiện, thanh long đao hơn 500 tuổi và là đại đao lớn nhất Đông Nam Á.
Du khách được ăn cơm chay, thưởng Mạc trà và tiếp tục hành trình thăm rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp. Tại đây, du khách đi bộ và đi thuyền trong rừng ngập mặn rộng 860 ha, thăm các hộ dân nuôi ong, nuôi dê, cùng người dân đi bắt cá lát hoa, cáy . Hoặc có thể lên thuyền đi thăm bãi nuôi ngao tại Cồn Cát, thưởng thức các món đặc sản trong rừng ngập mặn.
Để khai thác hiệu quả tour du lịch tâm linh, sinh thái độc đáo này, huyện Kiến Thụy phối hợp Công ty CP dịch vụ thương mại và du lịch Mix khảo sát tour trong nhiều tháng, tích cực đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, kết nối các hộ dân trong vùng di tích phát triển và từng bước chuyên nghiệp các sản phẩm dịch vụ. Huyện tiếp tục triển khai đề án phát triển du lịch, theo đó, tập trung kêu gọi đầu tư vào Khu du lịch sinh thái sông Đa Độ phần bao quanh xã Ngũ Đoan tới cửa sông Văn Úc và những vùng nằm trên địa bàn xã Thuận Thiên, xã Hữu Bằng (rộng khoảng 250 ha); khu di tích Khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc (Kinh đô thứ hai dưới triều nhà Mạc), tái dựng lại cung điện ở làng Cổ Trai; cải tạo, phục chế những công trình kiến trúc văn hóa cổ trong nội cung Dương Kinh xưa…Huyện cũng xây dựng các khu du lịch sinh thái ở Núi Đối, núi Trà Phương (rộng 15 ha); khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp (860 ha)…
Từ nay đến cuối năm 2013, hưởng ứng Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng- Hải Phòng, huyện xây dựng tour du lịch dọc sông Đa Độ. Du khách có thể du ngoạn bằng thuyền trên sông Đa Độ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đồng quê với những thửa ruộng bạt ngàn màu xanh, cùng những rặng tre tỏa bóng mát rượi, tìm về những di tích cổ trong vùng kinh đô Dương Kinh xưa và điểm đến cuối cùng sẽ là khu tưởng niệm các vua nhà Mạc; Huyện xây dựng chương trình thi câu cá trên sông Đa Độ, đồng thời tiếp tục phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao& Du lịch Hải Phòng, kết nối vùng di tích Dương Kinh xưa với tuyến du lịch sinh thái Đồ Sơn- Kiến Thụy- Tiên Lãng. Với các điểm đến là biệt thự Bảo Đại, bến tàu không số, bến Nghiêng, đảo Dấu (Đồ Sơn), đền Mõ (Ngũ Phúc), chùa Trà Phương, khu tưởng niệm các vua nhà Mạc (Kiến Thụy), rừng ngập mặn Vinh Quang, đền Gắm, và khu mả Nghè (quê ngoại Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở Tiên Lãng./.
Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn