Điểm đến du lịch

Những địa điểm du lịch hấp hẫn những địa điểm du lịch trong nước, địa điểm du lịch nước ngoài được chúng tôi tổng hợp và đưa tin đến Quý bạn đọc đam mê du lịch có cái nhìn tổng quan nhất về các địa danh du lịch để quyết định cho mình cho những chuyến du lịch ý nghĩa nhất

Phú Quốc nổi tiếng với 04 sản phẩm hấp dẫn du khách

Phú Quốc được mệnh danh là “đảo ngọc” không chỉ đẹp về phong cảnh hữu tình mà còn có nhiều sản phẩm thu hút khách du lịch đến với hòn đảo này.

Nước Mắm Phú Quốc

Nước mắm Phú Quốc không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng trên khắp thế giới. Nước mắm Phú Quốc có truyền thống trên 200 năm và được sản xuất từ nguyên liệu chính là cá cơm tươi đánh bắt quanh đảo Phú Quốc.

 

Nhà thùng nước mắn Phú Quốc

Cá cơm có từ đầu năm đến cuối năm nhưng nhiều nhất và tốt nhất từ tháng 7-8 đến tháng 12. Cá cơm có đến hơn chục loại, nhưng phải là cá cơm Sọc tiêu, cá cơm Than và cá cơm Đỏ thì nước mắm mới tốt có màu cánh gián đậm, thơm ngon tinh khiết. Theo kinh nghiệm của một số nhà thùng lâu đời trên đảo, thì cá cơm phải được “chuộp” (ướp muối) ngay trên tàu rồi chở về đất liền mới đảm bảo độ “tươi”, không làm tăng hàm lượng histamine.

Đây là loại chất liệu giàu protein thiết yếu đối với mọi bếp ăn từ bình dân đến cao cấp, từ nhà hàng đến các hộ gia đình. Nước mắm là bạn đồng hành của nhiều đĩa thức ăn trên bàn, qua các hình thức pha chế khác nhau. Du khách có thể tham quan cách chế biến món đặc sản quê hương này ngay tại các “nhà thùng” và mua về làm quà cho người thân, bạn bè.

Nước mắm Phú Quốc bắt đầu được áp dụng quy định dán nhãn “chỉ dẫn địa lý”. Theo quy định này, chỉ có nước mắm được đóng chai tại Phú Quốc và có dán nhãn của cơ quan chức năng thì mới đảm bảo chất lượng.

Tiêu Phú Quốc

Tiêu Phú Quốc nổi tiếng về chất lượng do hạt mẩy, vỏ mỏng, ruột đặc, cay nồng và thơm không đâu sánh bằng và được coi là một trong những đặc sản của Phú Quốc. Tiêu được trồng ở khắp nơi trên đảo với tổng diện tích lên đến 470 ha, sản lượng 1250tấn/năm (2007), nhưng nhiều nhất là Khu Tượng, cách thị trấn Đương Đông khoảng 15km về phía Bắc.

Du khách có thể dừng chân chụp ảnh và tham quan một vườn tiêu ở đây trên đường đi Bắc đảo, hoặc cũng có thể thăm vườn tiêu ở khu vực Suối Đá, trên đường đi thăm làng chài Hàm Ninh.

Vài năm trở lại đây, cây tiêu Phú Quốc có giá trở lại, hiện giá tiêu ngon phổ biến khoảng 200.000đ/kg. Cũng như nước mắm, tiêu Phú Quốc cũng có quy định chỉ dẫn địa lý và định hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

Rượu sim Phú Quốc

Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc. Mặc dù cây sim có ở nhiều nơi, nhưng sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Cây sim có 2 loại Hồng sim và Tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là Hồng sim.

 

Rượu sim Phú Quốc

Sim rừng Phú Quốc chính rộ kéo dài từ tháng Chạp tới tháng 2 (âm lịch) hàng năm. Vào mùa sim, người dân trên đảo đi nhặt về rửa sạch, phơi khô rồi đem ủ cho lên men từ 40 đến 45 ngày. Sau khi sản phẩm lên men hoàn chỉnh ta sẽ được mật sim. Du khách có thể chọn mua mật sim về pha với rượu thường, hoặc mua loại rượu sim được chế biến đóng chai bán sẵn. 

Sim được xem như một vị thuốc có nhiều tác dụng tốt, đặc biệt trái sim có thể trị bệnh nhức mỏi hiệu quả. Rượu vang sim Phú Quốc được coi là một loại dược tửu, được chế biến từ trái sim tím theo phương thức cổ truyền, có tác dụng dễ tiêu hoá và tăng cường sinh lực. Rượu được đóng gói với chai 650ml bao bì đẹp và an toàn…

Ngọc trai Phú Quốc

Ngọc trai Phú Quốc là sản phẩm hấp dẫn đối với du khách chuộng vẻ đẹp cổ điển mà quý phái. Thiên nhiên hào phóng ban tặng cho vùng đất này những cảnh quan đẹp, an toàn trước những cơn thịnh nộ của biển cả và là điều kiện tốt để nuôi cấy ngọc trai. Bởi thế, ngọc trai Phú Quốc được xếp trong nhóm ngọc trai đẹp nhất thế giới.

Ngọc trai Phú Quốc chỉ chiếm khoảng 20% thị trường ngọc trai trên đảo, ngọc trai tự nhiên lại càng hiếm. Với những người sành ngọc trai, quan trọng nhất là màu sắc, độ bóng của ngọc. Những người yêu nét đẹp cổ điển và quý phái của ngọc trai thường chọn ngọc màu trắng sữa, loại ngọc này rất phổ biến và dễ kết hợp với trang phục. Sang trọng hơn thì có ngọc trai màu đen.

Ngọc trai Phú Quốc mang vẻ đẹp long lanh và huyền bí của đại dương. Giá trị và sắc đẹp của viên ngọc trai là độ bóng, màu sắc được tạo ra bởi các lớp ngọc (xà cừ). Ngọc trai là một loại châu báu đặc biệt mang sự sống, là một loại trang sức độc đáo sang trọng và quý phái nhưng cũng đầy vẻ tự nhiên, mang lại cho người sử dụng nhiều điều tốt lành. Tuy nhiên, để mua được ngọc trai chính hiệu thì du khách nên trực tiếp tới các cơ sở nuôi cấy dọc theo khu vực Bắc Bãi Trường, không nên mua ở chợ vì sẽ dễ mua nhầm ngọc trai giả. 

 

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

TPHCM: Khai thác 6 tour du lịch đường sông

Sau một thời gian khảo sát và chuẩn bị, từ 1/6, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) chính thức khai thác 6 tour du lịch đường sông trên địa bàn TPHCM.

Các tour đường sông sẽ theo các tuyến: Bạch Đằng-Thanh Đa; Bạch Đằng-Đại lộ Đông Tây; Bạch Đằng-Phú Mỹ Hưng; Bạch Đằng-Địa đạo Củ Chi; Bạch Đằng-Nhà vườn quận 9; Tuyến tham quan khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ với các tuyến điểm tham quan tại khu du lịch Vàm Sát, khu đảo khỉ, khu du lịch Cần Giờ; tuyến Bạch Đằng về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ. 

Đánh giá về sự kiện Saigontourist chính thức đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch đường sông, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết: “Lãnh đạo Thành phố rất chú trọng khai thác du lịch đường sông, mục tiêu phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch, từng bước đưa TPHCM thành trung tâm dịch vụ hạ tầng về tàu thuyền du lịch”.

Bà Hồng cũng nhận định rằng sự kiện Saigontourist đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch đường sông sẽ góp phần quan trọng tạo ra sức hấp dẫn của du lịch Thành phố, mang đến sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, tạo ra nhiều lựa chọn thú vị cho du khách.

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

Sắp hình thành tuyến du lịch ven Vịnh Thái Lan

Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Mai Văn Huỳnh vừa có buổi làm việc với Tổng lãnh sự Hoàng gia Thái Lan, bà Suwannaponse và đại diện 5 tỉnh ven biển phía Đông của Vương quốc Thái Lan về khả năng mở tuyến du lịch ven Vịnh Thái Lan. Đại diện các tỉnh Tiền Giang, Cà Mau và TP. Hồ Chí Minh cũng tham dự buổi gặp.

Kiên Giang có nhiều cơ hội phát triển du lịch cửa khẩu

Nội dung buổi làm việc là nhằm chuẩn bị cho chuyến khảo sát tuyến du lịch đường bộ ven Vịnh Thái Lan đi qua ba nước Việt Nam – Campuchia – Thái Lan.

Tại buổi gặp, ông Mai Văn Huỳnh khẳng định, tỉnh Kiên Giang luôn mở rộng cơ hội hợp tác với các tỉnh của Thái Lan.

Từ năm 2005, Kiên Giang đã ký thoả thuận hợp tác song phương với tỉnh Chantaburi, gần đây là tỉnh Trat của Thái Lan và cũng như một số tỉnh của Campuchia ven Vịnh Thái Lan .

Dự kiến, chuyến khảo sát sẽ bắt đầu từ tỉnh Cà Mau sang Kiên Giang, sau đó đi Sihanouk Ville, Koh Kong (Campuchia) rồi sang tỉnh Trat, Chantaburi, Rayong, Chonburi (Thái Lan).

Tại tỉnh Chonburi, đoàn khảo sát sẽ thăm thành phố du lịch nổi tiếng Pattaya, sau đó kết thúc chuyến khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh.

Tổng lãnh sự Thái Lan, bà Suwannaponse khẳng định, chuyến khảo sát này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc kết nối hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh ven biển phía Đông Thái Lan với các tỉnh Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, trong đó tỉnh Kiên Giang là một trong những điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với du khách nhiều nước.

“Sau chuyến khảo sát này, chúng tôi rất hy vọng trong tương lai việc kết nối hợp tác du lịch giữa các địa phương của Thái Lan và Việt Nam sẽ không chỉ có đường bộ, mà còn thông qua cả đường biển và đường hàng không. Tuy nhiên, việc hợp tác chỉ có thể thực sự triển khai có kết quả, khi mỗi địa phương của cả ba nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đầu tư hạ tầng du lịch tương xứng. Đây cũng chính là điều tôi hết sức quan tâm và là mục đích chính của chuyến khảo sát lần này”, bà Suwannaponse nói.

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

Bí mật “Bảo tàng sống” Hòn Cau

Với những ưu thế do thiên nhiên hào phóng ban tặng con người, Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Tuy Phong – Bình Thuận) chứa đựng một hệ thực vật, sinh vật vô cùng phong phú và hấp dẫn, được khách du lịch quốc tế xem là điểm lặn biển rất lý tưởng.

 

Phiêu lưu dưới đáy đại dương      

Chúng tôi có mặt tại Khu du lịch lặn biển Việt Nam – Scuba (Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận) trong chuyến lặn biển cùng đoàn du khách Hàn Quốc. Sau khi hai nhân viên lặn hướng dẫn chu đáo cho từng du khách chuẩn bị các đồ dùng cần thiết, chiếc ca nô cao tốc nổ máy đưa chúng tôi trực chỉ ra biển, bắt đầu cho chuyến hành trình đến với biển, đảo.

Tháng năm, gió nhẹ nhàng, nắng trải đều trên mặt biển Hòn Cau mênh mông xanh thẳm, chúng tôi cảm nhận từng đợt sóng mằn mặn tạt vào mặt, vào tóc mình khi chiếc ca nô lướt trên mặt biển. Cảm giác phiêu lưu trên biển cả thật là hấp dẫn khiến mọi người như quên đi bao áp lực của cuộc sống thường ngày. Dập dềnh trên đại dương xanh chừng 30 phút, Hòn Cau hiện ra như một chú rùa biển khổng lồ, tuyệt đẹp. Thiên nhiên thật hào phóng ban tặng cho con người một tuyệt tác vô cùng quý giá. Với diện tích 12.500 ha và vùng phục hồi sinh thái trên 800 ha tươi đẹp cùng một hòn đảo có diện tích 140 ha còn nét hoang sơ, bí hiểm nằm cách đất liền hơn 6 hải lý, Khu bảo tồn biển Hòn Cau vẫn nguyên vẹn vẻ hoang sơ, là nơi đẹp nhất chưa bị tàn phá bởi hoạt động khai thác hải sản. Nhiệt độ ở đây khá thích hợp cho du lịch lặn biển. Tầm nguyên nhìn dưới đáy biển có thể từ 5-20m, nước trong và sạch. Đại dương xanh mang vẻ đẹp quyến rũ này còn ẩn chứa nhiều bí mật, thôi thúc niềm đam mê khám phá.

Chúng tôi dừng lại một điểm lặn cách bờ chừng 20 hải lý. Các nhân viên cứu hộ neo tàu, hướng dẫn du khách đeo dụng cụ lặn nông để ngắm san hô gồm có kính đeo mắt, kẹp mũi, chân vịt… Mọi thiết bị và các động tác sơ khởi cho chuyến lặn đều được hai nhân viên tận tình hướng dẫn. Những vị khách xứ sở Kim Chi gần như không chừa một ai, tất cả đều hồ hởi xuống biển ngắm cảnh. Qua làn nước, những ngọn san hô đung đưa theo làn sóng, những con cá nhiều màu sắc bơi tung tăng như trong các bộ phim về thế giới động vật dưới biển. Suốt dọc dài hơn 2 km, các rặng san hô nguyên thủy dạng cứng và mềm, lớn nhỏ đua nhau khoe sắc xanh, đỏ, tím, vàng… Đặc biệt lặn xuống ở độ sâu trên 15m, thế giới đại dương là ngôi nhà chung của hàng ngàn loài cá quý hiếm và sinh vật lạ. Thật tuyệt vời, chỉ với những con tôm, cua, hải sâm, hải quỳ và tảo… cũng tạo nên một cuộc sống sôi động, một bức tranh đa sắc màu. Hướng dẫn viên tên Cường gợi: Xuống độ sâu cỡ đó thì không còn cảnh đẹp của san hô, nhưng nhiều hang động để cho người ta khám phá. Có những hang động sâu 5 – 10 mét, khách phải dùng đèn để quan sát những sinh vật biển chuyên sống trong bóng tối. Bọn mực, tôm hùm, cá đuối thường gặp ở độ sâu này. Anh Cường cho biết thêm: Khu vực này có nhiều loại sò, ốc rất to, những con cá mú hồng cỡ 2-3 ký và vô số các loài cá kẽm, cá gáy…, chúng rất dạn dĩ, thân thiện. Khi tôi hỏi làm sao để đảm bảo cho sự an toàn của những sinh vật này, anh Cường quả quyết: Đây là những khu vực du lịch lặn cũng là khu bảo tồn biển, cho nên việc bảo vệ môi trường ở đây được giữ gìn tuyệt đối. Những sinh vật biển dưới nước trở thành một “bảo tàng sống”, không ai được quyền săn bắt hoặc vi phạm đến chúng.

Trong khung cảnh biển trời vẫy gọi, tất cả du khách lao xuống biển với bộ đồ lặn với cảm giác hân hoan. Chị Yang Sueng Eun từ xứ sở Kim Chi (Hàn Quốc) đến Scuba (Tuy Phong) cũng vượt qua cánh đàn ông khi lặn xuống độ sâu gần 10 mét để xem dưới thềm biển có gì… Còn tôi thì cảm thấy anh chàng người Hàn Quốc tên Lee Myung Sung thích thú ra mặt khi lặn đùa giỡn với từng đàn cá. Lee Myung Sung nói: “Tôi đã lặn ở nhiều nơi ở Hàn Quốc, nhưng khi lặn ở đây thì thật tuyệt vời”. Một số du khách thành thạo lặn biển đã thực hiện một lần lặn trung bình trên 40 phút, sau đó lên tàu nằm nghỉ ngơi, thả hồn giữa sóng nước, mây trời. Nụ cười hồ hởi, mãn nguyện nở trên gương mặt là điều chúng tôi bắt gặp ở du khách ngay khi họ bước lên sàn tàu sau một chuyến lặn biển Hòn Cau. Đến lượt mình, tôi được anh Cường hướng dẫn kèm đi đến rặng san hô. Hiện ra trước mắt tôi, qua làn nước trong vắt là những rặng san hô nhiều màu sắc, nhiều loài rất lạ mà tôi chưa bao giờ được nhìn thấy. Tôi khẽ chạm tay vào 1 nhành san hô, nó mềm mại như một dải lụa đung đưa theo làn nước. Người hướng dẫn xua tay có ý nói tôi đừng chạm nữa. Sau khi lên tàu tôi mới biết, tuy mềm mại là thế nhưng san hô rất dễ tổn thương, và nó mọc ra rất chậm mỗi năm nó chỉ mọc thêm khoảng vài milimet nên chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ. Lặn biển, xuống độ sâu cỡ 10 mét, nhìn thấy quang cảnh kỳ tuyệt của dãy san hô, khách cứ tưởng là cũng đã biết nhiều về thủy cung, nhưng các hướng dẫn viên cho biết đó chỉ như “thám hiểm một khu rừng mà chỉ mới đi vào bìa rừng”. Nằm thư giãn trên sàn tàu giữa biển xanh, trời mây bao la, nhìn về phía xa xa thấp thoáng là những ngôi nhà cao tầng, những trụ điện gió quay tít tắp và công trình Trung tâm điện lực Vĩnh Tân đang rộn ràng bên bờ biển.

Ngoài thế mạnh là vùng biển đẹp, sức hút từ thế giới dưới lòng đại dương, thời tiết cũng là lợi thế để hấp dẫn du khách tham gia lặn biển. Ông Yang ILL Moon, Giám đốc Khu du lịch lặn biển Việt Nam – Scuba nói “Hòn Cau là điểm lặn rất đẹp so với các vùng biển Đà Nẳng, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng… Chúng tôi rất tự hào vì nơi này có một hệ sinh vật biển vô cùng phong phú, nhiều hang động rất đẹp”. Theo ông Yang ILL Moon từ khoảng tháng giêng đến tháng 7 hàng năm là thời điểm lý tưởng nhất để du lịch lặn biển. Biển êm, sóng dịu nên ngoài việc ngắm san hô, du khách còn khám phá 4 chiếc tàu của Nhật Bản bị đắm trong chiến tranh và nhiều hang động. Nhiều đoàn khách quốc tế còn thuê tàu đi lặn ban đêm để ngắm các loài nhuyễn thể ăn đêm. Cảm giác mạo hiểm sẽ còn cao hơn so với lặn ngày.

Nâng cao nhận thức về môi trường biển qua du lịch lặn biển

Thành lập từ năm 1999, Khu du lịch lặn biển Việt Nam – Scuba luôn là điểm đến ưa thích, đưa sản phẩm du lịch mang nhiều màu sắc và nhiều trải nghiệm độc đáo cho du khách khi đến Tuy Phong. Ngoài cơ sở vật chất, tiện nghi phục vụ nghĩ dưỡng hiện đại, Việt Nam – Scuba có 4 huấn luyện viên lặn đều có bằng lặn quốc tế do Hiệp hội lặn biển Hàn Quốc cấp, đảm bảo một chuyến lặn an toàn và thú vị; đồng thời đầu tư khá bài bản các trang thiết bị lặn, máy ghi hình dưới nước để du khách có thể lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời dưới đáy đại dương. Giá một chuyến lặn ngoài khơi 100 USD/người, gần bờ 50 USD/người, bao gồm chi phí các dịch vụ hỗ trợ kèm theo, bằng 1/3 mức giá du lịch lặn biển của Thái Lan.

Với tiềm năng, thế mạnh về du lịch, Tuy Phong có những bước phát triển khá mạnh, nhiều sản phẩm du lịch đưa vào khai thác hiệu quả, trong đó lặn biển là một trong những loại hình độc đáo, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với bạn bè thế giới. Khu du lịch lặn biển Việt Nam – Scuba đã tổ chức khá nhiều chuyến thám hiểm vùng biển đảo Hòn Cau xinh đẹp, thơ mộng, phục vụ chu đáo những vị khách thích tìm cảm giác mạnh, phiêu lưu mạo hiểm cũng như muốn tận mắt nhìn ngắm “Bảo tàng sống” dưới lòng đại dương xanh. Nhiều chuyên gia lặn biển của Hàn Quốc, Canada, Mỹ, Pháp, Nga đã từng thám hiểm nhiều vùng biển trên thế giới, nhưng khi đến nơi này, họ vẫn giữ trọn một cảm giác tuyệt vời và luôn hẹn ngày trở lại. Không chỉ có du khách nước ngoài, mà các đoàn khách Việt từ thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt… cũng tìm đến Việt Nam – Scuba để tận hưởng cảm giác khám phá thế giới đại dương. Ngoài lặn biển, Khu vực bảo tồn biển Hòn cau được Viện Hải dương học Nha Trang tổ chức nhiều đợt nghiên cứu khoa học.

Trao đổi với chúng tôi, ông Yang ILL Moon, Giám đốc khu du lịch lặn biển Việt Nam – Scuba cho biết “Các nước đang phát triển rất coi trọng việc giáo dục, nhận thức môi trường biển. Quan sát trực quan sinh động qua hoạt động bơi lặn là phương tiện tuyên truyền ngắn nhất cho công tác giáo dục nhận thức môi trường biển đến người dân. Do đó, cần có một chính sách đầu tư khai thác hợp lý loại hình du lịch biển”. Theo ông Yang ILL Moon, nhiều nơi khai thác du lịch lặn biển một cách ồ ạt và hậu quả là môi trường ô nhiễm, các rạn san hô bị tàn phá, vừa gây lãng phí lớn vừa không bảo tồn sinh thái biển, nhưng nơi này vẫn giữ được vẻ đẹp rực rỡ của san hô qua hàng nghìn năm phát triển.

Theo nhóm Công tác Tiểu ban San hô của dự án Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) nhận định san hô Việt Nam có độ đa dạng về thành phần loài vào loại cao nhất thế giới. Kết quả sơ bộ qua khảo sát, Việt Nam có khoảng 1.222 km2 rạn san hô, được phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, với diện tích lớn nhất và tính đa dạng sinh học cao ở miền Trung và miền Nam. Các nghiên cứu của Việt Nam về san hô đã ghi nhận gần 400 loài san hô tạo rạn tại vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận và Côn Đảo. Độ đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái biển của Việt Nam đang nuôi dưỡng trên 11.000 loài sinh vật, trong đó có gần 2.500 loài cá biển, 225 loài tôm, hơn 500 loài thực vật nổi, gần 700 loài động vật nổi, gần 100 loài thực vật rừng ngập mặn, 5 loài rùa biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 43 loài chim biển.

Minh Chiến

 

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

Mở tour du lịch tâm linh, sinh thái vùng biển Hải Phòng

Đúng dịp kỷ niệm 58 năm giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2013), huyện Kiến Thụy khai trương tour du lịch tâm linh, sinh thái, đón đoàn khách đầu tiên đến từ Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2013.

 

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;}

Theo ông Ngô Minh Khiêm, Phó phòng Văn hóa, thông tin huyện Kiến Thụy, địa phương phối hợp Công ty dịch vụ, thương mại và du lịch Mix (Hà Nội) xây dựng tour du lịch tâm linh sinh thái Kiến Thụy với điểm đến đầu tiên là chùa Linh sơn Viên Giác trên đỉnh núi Đối. Đến đây, du khách sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu về sự tích núi Đối, núi Chè, câu chuyện tình cảm động của thần Đồ Sơn với người thôn nữ thôn Chè của miền đất Dương Kinh xưa. Du khách được chiêm bái 3 pho tượng tam thế bằng đồng dát vàng, thăm hành lang La Hán với 500 pho tượng bằng đá xanh nguyên khối, thăm lầu quan âm, tháp chuông. Điểm độc đáo của quần thể di tích này là tọa lạc trên đỉnh Núi Đối, từ đây có thể phóng tầm mắt ngắm thị trấn Núi Đối, sông Đa Độ, Núi Chè và xa xa là biển Đồ Sơn… Điểm đến thứ 2 trong tour du lịch tâm linh, sinh thái là đền Mõ, nơi thờ công chúa Quỳnh Trân, con gái vua Trần Thánh Tông. Đây là một quần thể kiến trúc đặc sắc, có cây gạo đại thụ hơn 720 tuổi, nằm trên diện tích khuôn viên gần 2,5 ha của đền. Cây gạo, theo tương truyền có cách đây 727 năm, do chính tay công chúa Quỳnh Trân trồng với ước mong nhân dân địa phương no ấm. Trải qua nhiều thế kỷ, thân cây xù xì, rêu phong nhưng đến mùa vẫn nở hoa rực đỏ, tỏa bóng mát quanh đền. Vào tháng 3/2011, cây gạo đại thụ này được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường công nhận là cây di sản Việt Nam.

 

Sau khi tham quan đền Mõ và cây gạo di sản, du khách tới dâng hương tại khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc, đây là một trong ba công trình của thành phố Hải Phòng hoàn thành xây dựng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Tại khu tưởng niệm các vua nhà Mạc, trong chính điện có nhiều đồ thờ, cổ vật quý giá. Từ chiếc bình với hình ảnh chùa Một Cột, chim hạc đến chiếc đại hồng chung nặng 1.527kg (cân nặng ứng với năm vua Mạc Đăng Dung lên ngôi), chiếc chiêng đồng với hình ảnh 2 con rồng khắc nổi, lư hương màu lam từ thời nhà Mạc. Đặc biệt là thanh Định Nam Đao từng cùng vua Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận “bách chiến bách thắng”, những câu chuyện kỳ thú trong suốt 418 năm thanh long đao bị lưu lạc. Hiện, thanh long đao hơn 500 tuổi và là đại đao lớn nhất Đông Nam Á.

Du khách được ăn cơm chay, thưởng Mạc trà và tiếp tục hành trình thăm rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp. Tại đây, du khách đi bộ và đi thuyền trong rừng ngập mặn rộng 860 ha, thăm các hộ dân nuôi ong, nuôi dê, cùng người dân đi bắt cá lát hoa, cáy . Hoặc có thể lên thuyền đi thăm bãi nuôi ngao tại Cồn Cát, thưởng thức các món đặc sản trong rừng ngập mặn.  

Để khai thác hiệu quả tour du lịch tâm linh, sinh thái độc đáo này, huyện Kiến Thụy phối hợp Công ty CP dịch vụ thương mại và du lịch Mix khảo sát tour trong nhiều tháng, tích cực đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, kết nối các hộ dân trong vùng di tích phát triển và từng bước chuyên nghiệp các sản phẩm dịch vụ. Huyện tiếp tục triển khai đề án phát triển du lịch, theo đó, tập trung kêu gọi đầu tư vào Khu du lịch sinh thái sông Đa Độ phần bao quanh xã Ngũ Đoan tới cửa sông Văn Úc và những vùng nằm trên địa bàn xã Thuận Thiên, xã Hữu Bằng (rộng khoảng 250 ha); khu di tích Khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc (Kinh đô thứ hai dưới triều nhà Mạc), tái dựng lại cung điện ở làng Cổ Trai; cải tạo, phục chế những công trình kiến trúc văn hóa cổ trong nội cung Dương Kinh xưa…Huyện cũng xây dựng các khu du lịch sinh thái ở Núi Đối, núi Trà Phương (rộng 15 ha); khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp (860 ha)…

Từ nay đến cuối năm 2013, hưởng ứng Năm du lịch quốc gia  Đồng bằng sông Hồng- Hải Phòng, huyện xây dựng tour du lịch dọc sông Đa Độ. Du khách có thể du ngoạn bằng thuyền trên sông Đa Độ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đồng quê với những thửa ruộng bạt ngàn màu xanh, cùng những rặng tre tỏa bóng mát rượi, tìm về những di tích cổ trong vùng kinh đô Dương Kinh xưa và điểm đến cuối cùng sẽ là khu tưởng niệm các vua nhà Mạc; Huyện xây dựng chương trình thi câu cá trên sông Đa Độ, đồng thời tiếp tục phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao& Du lịch Hải Phòng, kết nối vùng di tích Dương Kinh xưa với tuyến du lịch sinh thái Đồ Sơn- Kiến Thụy- Tiên Lãng. Với các điểm đến là biệt thự Bảo Đại, bến tàu không số, bến Nghiêng, đảo Dấu (Đồ Sơn), đền Mõ (Ngũ Phúc), chùa Trà Phương, khu tưởng niệm các vua nhà Mạc (Kiến Thụy), rừng ngập mặn Vinh Quang, đền Gắm, và khu mả Nghè (quê ngoại Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở Tiên Lãng./.

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

Cần Thơ đa dạng hóa các loại hình du lịch hút khách

Thành phố Cần Thơ đang đa dạng hóa các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, văn hóa, du lịch kết hợp hội nghị, du lịch công vụ, triễn lãm, lễ hội, tín ngưỡng, thể thao, giải trí trên nước, nhằm tăng sức hấp dẫn đối với du khách.

Theo đó, Cần Thơ tăng cường xúc tiến du lịch, tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề, tác phong phục vụ chuyên nghiệp, tạo ra sản phẩm, chương trình du lịch, dịch vụ phục vụ đồng bộ, chất lượng cao. Cần Thơ đã xây dựng hoàn chỉnh 165 khách sạn (trong đó có 35 khách sạn từ 1-4 sao) với gần 4.000 phòng, 6.000 giường, đáp ứng tốt chỗ ăn ở, nghỉ dưỡng của du khách trong ngoài nước đến đây.

Cần Thơ cũng đẩy mạnh việc khai thác vị trí trung tâm trung chuyển của địa phương đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành khác trong nước; mở thêm các tour, tuyến du lịch sinh thái tại Cần Thơ và từ Cần Thơ đến các tỉnh khác trong và ngoài vùng. Bên cạnh đó, Cần Thơ hợp tác với tỉnh An Giang, Kiên Giang, hình thành “tam giác du lịch” mạnh nhất khu vực với các loại hình du lịch sông nước, biển đảo, núi.

Ngoài ra, Cần Thơ còn nâng cấp làng du lịch cổ Bình Thủy-Lộ Vòng Cung thuộc quận Bình Thủy và 10km đường xuyên qua làng du lịch cổ này; trùng tu, tôn tạo nhà cổ Bình Thủy (trên 100 năm tuổi); trùng tu căn cứ cách mạng Vườn Mận và chùa Long Quang; nâng cấp đình Bình Thủy (di tích văn hóa cấp quốc gia); nâng cấp các trạm du lịch Bình Thủy, Xẻo Tre, Mỹ Khánh đồng thời mở rộng làng du lịch Mỹ Khánh…

Thành phố còn triển khai các dự án nâng cấp, mở rộng các khu du lịch quốc gia tại các cồn dọc sông Hậu như cồn Ấu, cồn Khương, cồn Cái Khế; củng cố, nâng cấp các tuyến du lịch Cần Thơ-Lộ Vòng Cung, Cần Thơ-Thốt Nốt, Cần Thơ-Cờ Đỏ, Cần Thơ – đến các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.

Từ đầu năm đến nay, Cần Thơ đã thu hút 900.000 lượt khách du lịch, tăng 12% so cùng kỳ năm trước./.

Thế Đạt

 

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

Văn hóa Chăm tỏa sáng giữa lòng Hà Nội

Ba toà tháp Chăm hiện hữu giữa lòng Hà Nội cùng với những ngôi nhà Rông, nhà Dài của đồng bào Tây Nguyên, nhà sàn của đồng bào Tày, Nùng, Thái… như minh chứng của sự hội tụ những đặc trưng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Quần thể Tháp Chăm được khởi công xây dựng ngày 19/3/2008 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam mô phỏng theo tổng thể nhóm tháp Poklong Garai (Ninh Thuận). Công trình kiến trúc đặc biệt này sẽ khánh thành vào ngày 23/11/2012, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.

Biểu tượng của văn hóa Chăm giữa Thủ đô

Khu đền tháp Chăm là biểu tượng văn hóa, tôn giáo của dân tộc Chăm, là không gian đặc biệt linh thiêng đối với người Chăm, cũng là nơi hàng năm tổ chức lễ hội quan trọng, lớn nhất của người Chăm – lễ hội Katê. Việc xây dựng khu đền tháp Chăm tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được coi là một trong những điểm nhấn trong tổng thể Khu các Làng dân tộc III – khu vực tái hiện làng của những dân tộc thuộc vùng Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Đây sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào Chăm mỗi khi ra sinh hoạt tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. Điểm đặc biệt là Tháp Chăm tại Làng được xây dựng theo nguyên mẫu và theo tỷ lệ tương đương với tháp Poklong Garai Ninh Thuận, bao gồm: Tháp chính – tháp Kalan; Tháp hỏa – tháp Kosaghra và Tháp cổng – tháp Gopura.

Quần thể Tháp Chăm là điểm nhấn của du lịch Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tháp Kalan: Là Tháp trung tâm với chức năng là đền thờ, có diện tích 155m2, cao 20,58m. Bên trong tháp chính, tại chính giữa, có đặt Linga và Yoni – hai khối vật thể biểu hiện tín ngưỡng phồn thực sâu sắc của người Chăm và cũng là biểu tượng cho thần Siva đầy uy lực mà người Chăm tôn thờ. Tháp được xây theo hình vuông. Chia làm 4 tầng, mỗi tầng có 4 tháp nhỏ dần theo tầng cao. Các hoa văn trang trí tương tự tháp tại khu Poklong Garai được kết hợp giữa các chi tiết đá sa thạch được đục bằng tay gắn vào và các hoa văn được đục trực tiếp trên khối gạch xây. Tại cửa vào, hốc mái vòm có trang trí các cột đá, ngưỡng đá, tượng đá.

Tháp hỏa Kosaghra: Có diện tích là 47,2m2, cao 9,66m, ở phía trước bên phải tháp chính theo hướng Đông. Kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật, có tường ngăn chia thành 2 phòng có chức năng là một nhà kho, bếp. Tháp có 2 tầng, 3 cửa với mái cong hình thuyền vươn cao.

Tháp cổng Gopura: Có mô hình kiến trúc tương tự Tháp Kalan nhưng quy mô nhỏ hơn với diện tích là 36m2, độ cao 9,72 m, có 2 cửa thông nhau, tháp có 3 tầng, có chức năng là nơi tiếp khách. Các hoa văn, họa tiết trang trí cũng tương tự như khu tháp Poklong Garai ở Ninh Thuận. Ngoài ra, còn có Sân lễ hội nằm giữa tháp cổng và tháp chính, là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá tín ngưỡng, nghệ thuật của đồng bào dân tộc Chăm.

Tìm ra kỹ thuật xây dựng Tháp Chăm cổ xưa

Không chỉ mô phỏng đúng theo nguyên mẫu Tháp Chăm Poklong Garai, quần thể Tháp Chăm tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng được xây dựng theo kỹ thuật của người Chăm xưa. Gạch xây tháp Chăm là loại gạch phục chế, được sản xuất riêng với những yêu cầu khắt khe.

Cần xây dựng thêm quà lưu niệm từ Gốm làm sản phẩm hấp dẫn du khách

Nghệ thuật xây dựng tháp Chăm là một nghệ thuật đặc biệt. Đặc biệt từ thủ pháp chế tạo nguyên vật liệu, gạch dùng để xây tháp là loại gạch được sản xuất theo một phương pháp riêng: Bốn mặt được nung chín nhưng trong ruột vẫn còn “sống”. Tuy vậy dù có để ngoài trời hàng trăm năm gạch vẫn không bị rã, không thấm nước, khi gặp nước lại rất nhanh khô. Nhờ đó, đã trải qua hàng nghìn năm các toà tháp Chăm vẫn không bị rêu phong, hay ẩm ướt. Sự liên kết giữa các viên gạch được mài vào nhau đến mức như liền khít, sau đó được gắn với nhau bằng chất kết dính được chiết xuất từ cây Dầu Rái, loại cây được trồng nhiều ở vùng núi rừng phía Tây các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, Đông Nam bộ.

Để đảm bảo chuẩn về kiến trúc và kích thước so với nguyên mẫu của tháp Poklong Garai ở Ninh Thuận, công trình đã được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của những người thợ, nghệ nhân, kỹ thuật viên, họa sỹ, nhà điêu khắc và một số thợ có tay nghề cao tại Ninh Thuận tham gia thi công, góp ý, theo dõi xây dựng.

Điểm nhấn du lịch

Bên cạnh việc là ngôi nhà để đồng bào Chăm và đồng bào các dân tộc Việt Nam khác cùng giao lưu, tìm hiểu và giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình khi ra sinh hoạt định kỳ tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam thì quần thể Tháp Chăm sẽ là một điểm đến hấp dẫn của du lịch văn hóa đối với du khách trong và ngoài nước. Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn, dù chỉ mới trong quá trình xây dựng và khai thác một phần nhưng Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân. Việc xây dựng và hoàn thành quần thể Tháp Chăm sẽ trở thành điểm nhấn thu hút du khách đến tìm hiểu về văn hóa các dân tộc nói chung và văn hóa đồng bào Chăm nói riêng.

Con số hơn 20 ngàn lượt khách/năm trong giai đoạn bước đầu khai thác là tín hiệu vui đối với Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với việc hoàn thành quần thể Tháp Chăm, Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng cần xây dựng những sản phẩm du lịch gắn với từng cộng đồng dân tộc. Như ở làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận du khách đặc biệt thích thú được xem những nghệ nhân chuốt gốm và mua các sản phẩm lưu niệm làm từ gốm. Tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, nếu khai thác sản phẩm du lịch thì sẽ thêm sức hấp dẫn du khách bởi sự hội tụ đầy đủ và phong phú nhất cộng đồng các dân tộc tại Làng. Với người Thái, người H’Mông có thể là quá trình sản xuất đồ thổ cẩm, với đồng bào Chăm thì không gì đặc sắc hơn các sản phẩm gốm làm bằng tay…. Để khi đến với Làng, du khách thực sự thấy một ngôi làng sống động chứ không chỉ là những mô hình./.

Bài và ảnh: Hà An

 

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

Thôn Chì – Điểm đến hấp dẫn của du lịch cộng đồng ở Hà Giang

(TITC) – Những năm gần đây, xu thế đi du lịch đến những nơi có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống đã trở nên khá phổ biến, nhất là với những đoàn khách du lịch nước ngoài và lớp trẻ, học sinh, sinh viên ở các vùng đồng bằng. Bởi ở đó, khách du lịch sẽ được khám phá những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, và được tìm hiểu nhiều nét văn hóa truyền thống dân tộc.

Nắm bắt được những nhu cầu đó, trong những năm qua, huyện Quang Bình đã tập trung xây dựng, khuyến khích nhân dân phát triển loại hình du lịch làng bản, với sự tham gia phục vụ du lịch của cộng đồng địa phương. Một trong số đó phải kể đến thôn Chì thuộc xã Xuân Giang cách trung tâm huyện lỵ Quang Bình 14 km. Với lợi thế về tiềm năng tự nhiên sẵn có, cùng với bản sắc văn hóa truyền thống đa dạng của dân tộc tại địa phương, nơi đây đang từng bước đi lên nhờ phát triển du lịch cộng đồng.

Thôn Chì có 4 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Tày chiếm 96%, ngoài ra còn có dân tộc Kinh, Nùng, Dao. Cuộc sống của dân tộc nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của mình.

Nét độc đáo đó được thể hiện trước nhất ở thiết kế nhà sàn, từ cách dựng nhà với thế lưng tựa vào núi mặt hướng ra cánh đồng đến cách bày trí bên trong ngôi nhà sàn từ buồng nghỉ, bàn thờ, gian bếp, gian tiếp khách và cách trưng bày các dụng cụ sinh hoạt truyền thống đều theo nếp nhà xưa.

Nói đến người Tày không thể không nói đến nghề dệt thổ cẩm truyền thống với bàn tay tài hoa của các cô gái người Tày đã tạo ra những nét  hoa văn độc đáo, những đường kim mũi chỉ trên khung cửi đã thêu dệt nên những tấm vải, mặt chăn, mặt đệm và đó chính là những món quà lưu niệm mà du khách đến đây tha hồ lựa chọn.

Một điều đặc biệt nữa tạo cảm giác thích thú cho khách du lịch là đến đây, họ sẽ được ngồi vào xa quay sợi tập dệt thổ cẩm cùng với các cô gái dân tộc Tày và tự lựa chọn những nét hoa văn mà mình yêu thích để thêu. Ngoài ra, khi đến với thôn Chì du khách có thể tham gia nhiều trò chơi dân gian vẫn lưu truyền và được tổ chức thường xuyên như: Tung còn, bắn nỏ, đi cà kheo, đánh yến, chơi cù, đẩy gậy và nhiều trò chơi khác.

Ngoài những nếp nhà sàn xinh xắn, những điệu múa, lễ hội và cuộc sống mộc mạc, giản dị giàu lòng mến khách của người dân, nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như: Dốc ông bụt, hồ Lay Quáng…. Đến đây, du khách có thể ngắm mặt trời lặn lúc xế chiều hay chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh huyền ảo của nhũ thạch rủ xuống tạo thành những hình thù mà du khách tha hồ gắn ghép những sự tích, những câu chuyện truyền thuyết. Ngoài những phút tham quan lý thú du khách có thể lựa chọn cho mình thời gian thư giãn thích hợp, có thể đi câu cá ngoài bờ suối, đi tham quan vòng quanh hồ Lay Quáng hoặc tham gia làm những công việc thường ngày của người dân ở thôn Chì…                                                                              

Loại hình du lịch cộng đồng ngoài việc đem lại lợi ích cho ngành du lịch còn đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân. Trước hết người dân có được nguồn thu nhập trực tiếp từ các dịch vụ cung cấp cho khách lớn hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Tiếp đó là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng. Bởi khi du lịch phát triển sẽ tạo được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, thu hút các nhà đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông, điện, nước, mạng lưới thông tin, y tế, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường. Đây cũng là phương thức hữu hiệu phát triển KT – XH, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trong vùng đồng bào dân tộc… Đó chính là những lý do để đồng bào dân tộc thôn Chì có ý thức hơn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của làng để phát triển du lịch.

 

Hương Lê

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

Lào Cai khai thác tuyến, điểm du lịch mới

Được đánh giá là một trong những điểm du lịch danh tiếng của miền Bắc với thắng cảnh đẹp cùng nền văn hóa đa sắc màu của đồng bào các dân tộc thiểu số khiến doanh thu du lịch Lào Cai không ngừng tăng qua các năm.

Theo số liệu thống kê, 8 tháng năm 2012, lượng khách du lịch đến với Lào Cai đạt 717.610 lượt khách, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó khách quốc tế đạt 262.532 lượt, khách nội địa tăng 5,1%, tổng doanh thu tăng 43,3%.
 

Để thu hút du khách hơn nữa, đặc biệt là lượng khách quốc tế thì cần khai thác tốt tiềm năng từ những tuyến, điểm du lịch mới.

Từ năm 2008 đến nay, Lào Cai đã phát triển 17 điểm du lịch và 12 tuyến du lịch cộng đồng tại huyện Sa Pa và Bắc Hà. Trong đó có 4 tuyến du lịch được khai thác vĩnh viễn và 8 tuyến thử nghiệm trong khoảng 2 – 3 năm. Các tuyến du lịch thử nghiệm được đánh giá là có sức hấp dẫn với du khách nước ngoài như tuyến Sa Pa – Bản Xèo – Mường Hum – Ý Tý – A Lù – A Mú Sung – Trịnh Tường – thành phố Lào Cai; tuyến thành phố Lào Cai – Bắc Hà – Cán Cấu – Si Ma Cai – Cốc Mế – sông Chảy – Cốc Ly.
 

Sau huyện Sa Pa, Bắc Hà, tuyến du lịch khám phá vòng cung Bát Xát với các địa danh mới được du khách ưa thích với hình thức “du lịch bụi”. Là huyện vùng cao tập trung chủ yếu 5 dân tộc sinh sống: Mông, Dao, Giáy, Kinh, Hà Nhì, huyện Bát Xát có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Tại đây có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, như cầu Thiên Sinh (Ý Tý), địa danh Lũng Pô – nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt; du lịch rừng già Dền Sáng, Ý Tý; hang động Mường Vi và nhiều làng nghề truyền thống. Năm 2011, UBND tỉnh đã công nhận một số tuyến, điểm du lịch thử nghiệm tại Bát Xát. Huyện Bát Xát xác định phát triển kinh tế du lịch là quan trọng, được đưa vào chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của các xã. Các chương trình lồng ghép với phát triển du lịch lần lượt được triển khai. Một số lễ hội truyền thống của người dân bản địa được huyện tổ chức quảng bá rộng rãi, tạo sản phẩm du lịch độc đáo. Nhằm cải tạo cảnh quan thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch, UBND huyện Bát Xát có kế hoạch trồng hơn 1.000 cây gạo dọc tuyến đường ven sông Hồng thuộc các xã Trịnh Tường, A Mú Sung và 3.000 cây đào tại xã Ý Tý.

Huyện Si Ma Cai cũng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, bởi khí hậu mát và nơi đây rất giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Du khách nước ngoài luôn bị hấp dẫn với tour du lịch đến Si Ma Cai với chợ phiên Cán Cấu rực rỡ sắc màu; ngắm nhìn dãy núi Quan Thần Sán có độ cao 2.800m, không kém nóc nhà Đông Dương là mấy. Nét hoang sơ của Si Ma Cai và việc khai thác các tuyến, điểm mới đang mở ra cho “vùng đất đá xám” này cơ hội phát triển mạnh trong tương lai. Hiện các tuyến, điểm du lịch mới đã được công nhận hoặc đang trong thời gian thử nghiệm đều dưới hình thức du lịch cộng đồng, homestay (là loại hình du lịch mà du khách được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình).

Theo ông Lê Văn Tiến, phó Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển tài nguyên du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai), đánh thức tiềm năng những tuyến, điểm du lịch mới là rất cần thiết nhằm giảm tải cho các thắng cảnh du lịch quen thuộc và tạo ra sức hấp dẫn mới cho du lịch Lào Cai. Để thực hiện tốt chủ trương này, trước hết cần thay đổi nhận thức của người dân địa phương về kinh tế du lịch, tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng hạ tầng, nhất là cơ sở lưu trú homestay.

Trong đề án phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015, đến năm 2015, tỉnh sẽ phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu lượt du khách, doanh thu đạt khoảng 3.400 tỷ đồng, tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch ước khoảng 8.500 người, mức chi tiêu bình quân của du khách ước khoảng 650.000 đồng/ngày.

Khai thác hiệu quả tuyến, điểm du lịch mới là một trong những giải pháp quan trọng để du lịch Lào Cai đạt mục tiêu này.


 

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

Du lịch trách nhiệm vì sự phát triển bền vững

Ngày nay, khái niệm “Du lịch có trách nhiệm” không là một loại hình du lịch mới, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng. Bản chất của loại hình du lịch này chứa đựng những đặc trưng của phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên nó mang tính phổ quát, định hướng cao hơn và thậm chí điều chỉnh tất cả các loại hình du lịch khác nhằm hướng mục tiêu phát triển ngành du lịch đạt tới sự hài hòa, đem lại lợi ích bình đẳng cho tất cả chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch. Đồng thời, nó góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ cho việc tạo dựng nên một môi trường lành mạnh vì lợi ích kinh tế-xã hội.

Du lịch có trách nhiệm gồm một số đặc trưng cơ bản: Giảm thiểu các tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường; mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân địa phương và tăng thu nhập cho các cộng đồng dân cư điểm đến, cải thiện điều kiện làm việc và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho ngành du lịch; khuyến khích người dân tham gia vào quá trình quyết định những vấn đề có thể ảnh hưởng tới cơ hội mưu sinh của họ; góp phần tích cực vào việc bảo tồn các di sản tự nhiên và văn hóa, duy trì tính da dạng; mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho khách du lịch thông qua giao tiếp với cộng đồng địa phương, qua đó giúp họ hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, xã hội và môi trường bản địa; tạo điều kiện cho mọi người có thể tiếp cận dễ dàng hơn các dịch vụ du lịch; tăng cường sự tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau giữa khách du lịch và cộng đồng điểm đến, tạo dựng niềm tin và tự hào của người dân tại các điểm du lịch. Theo đó, phát triển du lịch có trách nhiệm cần tuân thủ những nguyên tắc chủ yếu sau:

Trách nhiệm về kinh tế:

– Khi phát triển các dự án du lịch, cần phải đánh giá tác động kinh tế, xác định rõ ưu tiên loại hình nào phát triển phù hợp, sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương và giảm thiểu các tác động tiêu cực tới đời sống của họ, ví dụ: phát triển dự án du lịch có dẫn tới hậu quả  làm tổn hại và cạn kiệt các nguồn lực, tài nguyên? Đồng thời, cũng cần phải xác định rõ phát triển du lịch có phải là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương mình hay không?

– Tăng cường liên kết nhằm khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của các cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch; giảm thiểu sự thiệt hại trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn lực; phát triển du lịch gắn chặt với mục tiêu vì người nghèo và hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo.

– Chất lượng sản phẩm du lịch của điểm đến cần phải nêu bật được nét hấp dẫn đặc thù và chú trọng tới giá trị gia tăng.

– Xúc tiến quảng bá du lịch phải đảm bảo tôn trọng tính nguyên vẹn về văn hóa, kinh tế, tự nhiên và xã hội; khuyến khích phát triển các loại hình du lịch phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

– Tôn trọng phong tục, tập quán của cư dân bản địa, kinh doanh bình đẳng, xây dựng giá cả hợp lý và xây dựng mối quan hệ kinh doanh chia sẻ trách nhiệm cả trong rủi ro và thành công. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên làm việc có tay nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế.

– Dành hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và cực nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới du lịch phát triển theo hướng bền vững.

Trách nhiệm về xã hội:

– Tích cực thu hút cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định, nâng cao năng lực để cho họ hiện thực hóa các sáng kiến đề ra.

– Đánh giá tác động xã hội thông qua các chu kỳ vận động dự án, ngay từ khâu lập kế hoạch, thiết kế dự án nhằm giảm thiểu các tác động xã hội và tối đa hóa yếu tố tích cực.

– Biến du lịch là nhu cầu trải nghiệm chung của toàn xã hội, nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người, đặc biệt la những nhóm người và cá nhân dễ bị tổn thương và thiệt thòi.

– Ngăn chặn lạm dụng tình dục trong du lịch, đặc biệt đối với trẻ em.

– Tôn trọng văn hóa bản địa, bảo tồn và phát huy tính đa dạng về văn hóa và xã hôi.

– Đảm bảo du lịch đóng góp đáng kể vào cải thiện y tế và giáo dục.

Trách nhiệm về môi trường:

– Cần đánh giá tác động môi trường trong quá trình hoạch định và thiết kế dự án du lịch.

– Sử dụng tài nguyên hợp lý và bền vững, giảm chất thải và tiêu thụ quá mức tài nguyên và năng lượng.

– Quản lý đa dạng tự nhiên, sinh thái theo hướng bền vững; phục hồi những khu vực tài nguyên tự nhiên bi xâm hại và xác định rõ các loại hình du lịch gắn với môi trường để có hướng bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái dễ bị phá hủy và các khu phòng hộ.

– Tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức cho mọi chủ thể về phát triển bền vững.

– Nâng cao năng lực về du lịch cho mọi chủ thể và cần phải tuân thủ những mô hình phát triển du lịch lành mạnh và hiệu quả nhất. Để đạt được mục tiêu trên, cần phải thường xuyên tham vấn các chuyên gia môi trường và bảo tồn.

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu của thời đại. Du lịch không những không nằm ngoài tiến trình trên mà còn đóng góp vai trò to lớn và quan trọng vào thực hiện mục tiêu đó. Hầu hết các quốc gia có ngành du lịch phát triển cũng như một số nước đang phát triển trên thế giới  đã và đang tập trung nhiều nỗ lực để phát triển mô hình du lịch này và gặt hái được nhiều thành công. Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nó là nhân tố phát triển và cũng là hệ quả để đảm bảo sự phát triển bền vững. Để có thể hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch có trách nhiệm, đòi hỏi có tình thần trách nhiệm cao và sự phối hợp chặt chẽ từ mọi chủ thể, cả ngành du lịch lẫn các ngành liên quan. Trong đó, đặc biệt chú trọng mối quan hệ giữa 5 chủ thể chính đó là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cả trung ương và địa phương, cộng đồng dân cư địa phương, các hiệp hội nghề nghiệp trong đó hiệp hội du lịch là chủ đạo, doanh nghiêp du lịch và cuối cùng người khách du lịch. Đồng thời, vì sự nghiệp phát triển du lịch chung, cần phải xây dựng cam kết tập thể ở cấp cao thông qua việc hình thành cơ chế hợp tác chung, trong đó cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đóng vai trò nòng cốt, với sự tham gia tích cực và thường xuyên của các cơ quan thẩm quyền liên quan, cần có trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với từng nhiệm vụ được phân công. Cần phải xây dựng một chiến lược quốc gia riêng về phát triển du lịch có trách nhiệm, từ đó làm cơ sở để thể chế hóa các sáng kiến, nội dung du lịch có trách nhiệm trong các chương trình xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch, quy hoạch du lịch. Bên cạnh đó, việc huy động mọi nguồn lực để triển khai các hoạt động cụ thể cũng không kém phần quan trọng, trong đó đặc biệt là nhân lực và tài lực. Với những định hướng cơ bản trên, vận dụng và thực thi tốt chắc chắn sẽ là những nền móng quan trọng để thúc đẩy ngành du lịch phát triển theo hướng chất lượng, bền vững, có trách nhiệm.

Phương Linh RMIT

Nguồn: Vietnamtourism.gov.vn

TIN MỚI NHẤT